Nguyên văn: What is the difference between 赤 (chì) and 红 (hóng)?
–
Trả lời: Rô-bợt Mắc-xoen, sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc, có niềm yêu thích với thổ ngữ và thi ca. (https://qr.ae/pN2U91)
—
Về cơ bản, cả hai đều có nghĩa là màu đỏ.
Xích (赤) thường được dùng trong văn cảnh, trong khi Hồng (红-紅) thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Vậy nên nếu bạn thấy một trong hai từ trên, bạn chỉ cần đơn giản là dịch nó theo nghĩa “màu đỏ”. “Xích Bích” (赤壁) được dịch đơn giản là “bức tường đỏ” (vách đá đỏ) thay vì “bức tường đỏ thắm” hay “bức tường đỏ tuơi”.
Nhưng cũng có thể nói rằng, về mặt ngữ nghĩa, có lẽ có đôi chỗ khác biệt nhỏ giữa hai từ này.
Một cách ngắn gọn, Xích là màu đỏ đậm gần với “đỏ tươi” hoặc “đỏ thắm”, trong khi Hồng nhạt hơn về gần với sắc hồng. Thực tế, bộ 糸 (mịch) trong Hồng ban đầu được dùng để chỉ đến màu của thuốc nhuộm và vải được nhuộm, thứ thu được qua hồng hoa (safflower-紅花, phân biệt với hoa hồng) và hoa thiên thảo (madder root-茜草), vốn không thể tạo ra sắc đậm đà như ta có hiện này, mà chỉ mang đến màu đỏ nhạt như màu hồng.
Hãy chú ý vào ý nghĩa cổ của các ký tự.
Với Xích, vào thế kỷ thứ 2, Thuyết-văn Giải-tự (Shuōwén Jiězì) đã định nghĩa đơn giản rằng đó là “màu sắc của phương Nam” (南方色也 – Nam phương sắc dã). Nó không liên quan lắm đến câu hỏi, nhưng để hiểu hết ngọn nguồn, nó để gọi tên các hướng trên la bàn bằng màu sắc: hướng đông là xanh-xanh lá (青-thanh), hướng tây là màu trắng, hướng bắc là màu đen, hướng đông là màu đỏ. Mỗi hướng trong chúng lại được gán với một mùa (phía nam là mùa hè), một nguyên tố (lửa), và một loài sinh vật huyền bí (Chu Tước – 朱雀 hay Chu Điểu – 朱鳥) – một con chim khoác lên mình ngọn lửa. Nó được liên kết với ngôi sao phía Nam, “một ngôi sao phía nam, rực đỏ trong muôn vì sao, ấy là ngôi sao của lửa” (南方之星,其中一者最赤,名大火 – ND: cái này trong sách nào mình tìm không thấy), hay còn gọi là sao Hỏa.
Vậy là chúng ta đã thấy được mối liên hệ giữa Xích và màu sắc của ngọn lửa, của sự rực rỡ, cơ bản giống với màu đỏ son hay đỏ thắm (chu – 朱). Thực tế, từ điển Túc Thiên (Yupian/玉篇: bạn nào học về tiếng Trung có thể hỗ trợ mình tra cứu vấn đề này với ạ) đơn giản định nghĩa rằng đây là “màu của sắc đỏ son” (朱色也).
Cuốn từ điển tiếng Trung mới hơn của tôi (Gu Hanyu Cidian) định nghĩa rằng Xích là “màu của lửa hoặc là màu đỏ thông thường” (火的顏色, 也泛指紅色)
Khi Hồng xuất hiện, nó về cơ bản man trong mình định nghĩa về sắc thái nhẹ hơn, ít đậm hơn màu đỏ thắm hay đỏ son. Thuyêt-văn Giải-tự đã định nghĩa Hồng là “màu đỏ pha trắng trên vải lụa” (帛赤白色 – bạch xích bạch sắc, 帛-bạch: vải luạ, 白-bạch: màu trắng), và từ điển tiếng Trung sau này dùng để chỉ “màu đỏ thẫm, hoặc màu trắng hòa với đỏ thẫm”.
Theo Thuyết-văn Giải-tự, cần chú ý đến đến thứ thuốc nhuộm được tạo ra từ hồng hoa và thiên thảo dùng để nhuộm đỏ vải lụa (nếu tôi nhớ không nhầm, hồng hoa đã rất phổ biến vào cuối thời nhà Hán). Thực tế, hồng hoa đã tự nó được định nghĩa là “loại hoa maù đỏ (hồng)”. Điều này tình cờ trả lời được câu hỏi khi mà màu vải được nhuộm bằng hồng hoa trong như thế này (hình 1), và khi được nhuộm bằng hoa thiên thảo (hình 2).
Vậy là, ta có thể lý giải được khi Thuyết-văn nói về “màu trắng pha đỏ trên vải lụa”, cũng như từ điển Dịch danh (Shiming – 釋名) đã định nghĩa về “màu trắng pha với màu đỏ son”. Nó được dùng để chỉ một màu hơi nhạt vốn có mặt trong các loại thuốc nhuộm từ thảo mộc.
Tóm lại, Xích là màu đỏ đậm, thắm hơn trong khi Hồng nguyên mẫu thường ám chỉ màu đỏ nhạt, nhẹ và hơi ngả hồng.
—
ND: Hôm nay là ngày mồng 7 tháng 7, bạn bè kháo nhau ăn đậu đỏ như là sô-cô-la. Mình tình cờ đọc được mấy bài về Hồng Đậu và đậu đỏ của Việt Nam (Xích (Tiểu) Đậu) nên dịch bài này với vốn tiếng Trung nhiều như giọt nước trên sa mạc vậy đó. Chúc các bạn có một ngày Thất Tịch hạnh phúc bên người mình yêu.
Btw, bài hát nhạt Hoa đến giờ mình vẫn hay nghe là Tương Tư – 相思 của Mao A Mẫn hoặc Đồng Lệ, bạn nào thích thì có thể tìm nghe.