HỘI CHỨNG K

Trong thế chiến thứ II, 2 bác sĩ người Ý đã “sáng chế” ra 1 căn bệnh hư cấu để đánh lừa Đức Quốc Xã, qua đó góp phần cứu mạng rất nhiều người Do Thái vào thời điểm đó.

Bác sĩ Vittorio Sacerdoti làm việc trong 1 bệnh viện nhỏ trên 1 hòn đảo ở sông Tiber. Ông sống ở 1 khu Do Thái trong thời kì chiến tranh và luôn sợ hãi khi Đức Quốc Xã đến cũng như bắt đi những người đồng nghiệp Do Thái của Vittorio. Ông cùng người đồng nghiệp, bác sĩ Giovanni Borromeo đã nghĩ ra 1 căn bệnh gọi là “hội chứng K”- được đặt theo tên của hai người gây nhiều chết chóc nhất là Albert Kesserling, một chỉ huy Đức phụ trách binh sĩ Đức quốc xã ở Rome và Herbert Kappler, cảnh sát trưởng Rome – người mà hồi tháng 3/1944 đã gây ra vụ thảm sát Ardeatine khiến 335 dân thường Italy chết. Vittorio đã thu nhận rất nhiều người Do Thái vào bệnh viện của mình và chẩn đoán họ mắc “Hội chứng K”.

“Hiện tại phải nói họ bị bệnh gì? Đó là Hội chứng K, 1 loại bệnh thần kinh truyền nhiễm với những triệu chứng như co giật, liệt, có thể dẫn tới biến dạng cơ thể rồi chết”.

Các bác sĩ hướng dẫn “bệnh nhân” ho rất to và nói với Đức Quốc Xã rằng căn bệnh này cực kì nguy hiểm và dễ lây lan. Những người lính Đức Quốc Xã đã hoảng sợ trước danh sách các triệu chứng và bỏ đi mà không kiểm tra bệnh nhân.

Edit: Người đàn ông trong bức ảnh là Giovanni Borromeo. Cả Sacerdoti và Borromeo đều nghĩ ra một kế hoạch chẩn đoán những người tị nạn mắc một căn bệnh hư cấu. Cái tên “Hội chứng K” xuất phát từ Tiến sĩ Adriano Ossicini, một bác sĩ chống Phát xít làm việc tại bệnh viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *