Sự ra đời của Hội chứng này:
Đã bao giờ bạn cảm thấy tủi thân khi lên Facebook và “đập ngay vào mặt” là bức ảnh hội bạn thân đang tụ tập hẹn hò, vui cười pose ảnh mà không có mình ngay trên News Feed? Đây chính là biểu hiện rõ nhất của mội hội chứng tâm lý mà các nhà khoa học gọi đó là “Fear of missing out” (FOMO) hay còn được biết đến với cái tên “dân dã” hơn là sợ bị bỏ rơi bởi người khác.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, các trang mạng xã hội đã trở thành những công cụ quan trọng giúp mọi người kết nối và tương tác. Tuy nhiên, chính sự bùng phát của mạng xã hội cũng dẫn tới sự xuất hiện của một hiện tượng tâm lý có tên gọi “Fear of missing out” (FOMO) hay còn được biết đến với tên gọi “hội chứng sợ bị bỏ rơi” hay “hội chứng bị lãng quên”. Vào tháng 8/2013, FOMO chính thức được bổ sung vào từ điển Oxford (Oxford English Dictionary) với định nghĩa rất rõ ràng. Thậm chí, các công ty hiện nay cũng nhận ra tầm quan trọng của FOMO trong các chiến lược tiếp thị và bắt đầu ứng dụng nó để thu hút sự chú ý của giới trẻ.
Hội chứng này có hại không?
Phải thừa nhận rằng đa phần chúng ta đều đã từng trải qua hội chứng này, nhất là với những ai thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Chẳng hạn như bạn quyết định ở lại nhà và nghỉ ngơi vào tối thứ 7 nhưng cảm thấy không dễ dàng để bỏ lỡ bữa tụ tập cùng với bạn bè hay một tình huống khác đại loại như vậy.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hội chứng sợ bị lãng quên có liên kết với cảm giác bị mất kết nối và thất vọng và mạng xã hội chính là “nhiên liệu” khiến hiện tượng này trở nên trầm trọng hơn nữa.
Nỗi ám ảnh vô hình
Với sự trợ giúp của mạng xã hội, chưa bao giờ FOMO lại trở nên thịnh hành như bây giờ. Kỳ lạ hơn nữa khi hội chứng này được chấp nhận ở những người trẻ như là xu hướng mà ai cũng nên có, thậm chí, nếu không “sợ bị bỏ rơi” thì nghiễm nhiên bị cho là người lạc hậu. Đằng sau việc thúc đẩy Facebook trở nên bành trướng hơn thì FOMO chỉ khiến cho con người trở nên cạnh tranh khốc liệt với nhau hơn trong cuộc chiến giành giật các vị trí trong xã hội
Vậy nên xử lý thế nào?
Một nghiên cứu xã hội cho thấy việc sử dụng Facebook hay các mạng xã hội khác có thể làm giảm cảm giác hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thực tế thì chính xác Facebook chỉ là một công cụ, hạnh phúc hay buồn rầu mà chúng ta cảm nhận đều phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng như thế nào mà thôi.
Do vậy, cách tốt nhất ở đây là hãy trở thành một người dùng công nghệ thông minh với một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả. Hãy biết quản lý thời gian Thậm chí, bạn có thể làm “mạnh tay” hơn bằng cách “unfriend” những người bạn không biết đến hoặc những người chỉ suốt ngày khoe khoang, đăng ảnh sống ảo. Ngoài ra, bạn có thể đọc thử cuốn sách Đừng sợ lỡ cuộc chơi (FOMO) của người đã đưa thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên – Patrick J. McGinnis để hiểu hơn hội chứng này.