Người phụ nữ đó rất xấu, trên mặt có một vết sẹo dài ngoằng đáng sợ. khung xương to kỳ dị, từ đằng sau lưng nhìn lại, nom cứ như một người đàn ông.
Người phụ nữ đó có cái cổ họng rất to, những lúc kích động nói chuyện nước bọt bắn ra như sao nháy trời đêm, lúc cười rất phô trương, cứ như một cái quạt gió rung rung không ngắt.
Cô ta cũng không hiểu lịch sự là cái gì, có lúc khát nước bèn lấy luôn chai nước bên cạnh người nốc cạn, chủ nhân chai nước tức giận trách móc cô ta vài câu, cô ta còn mắng lại: “cái thằng cha này sao mà keo kiệt thế?”
Tuy chữ “xinh đẹp” không ban duyên lên người phụ nữ này, nhưng cô ta có một con tim nhiệt tình sốt sắng, nếu như bạn nghe xong câu chuyện về người phụ nữ, chắc chắn sẽ yêu mến cô ta.
Cô là một người gắt gỏng, làm công việc bếp núc hậu cần ở công trường, mỗi buổi trưa phải nấu cơm cho công nhân, có lúc còn thay công nhân giặt quần, còn có lần cãi nhau với “quản công” chuyện bếp núc, cô ta chỉ thẳng tay vào mũi quản công mắng: “Một ngày ông đưa 80 đồng tiền đi chợ, chỗ này 34 người cần ăn, tôi đi chợ kiểu gì?”
Quản công nói: “không cần cô mua thịt ngon cá tươi, mua ít dưa cải mắm muối đơn giản là được.”
Cô ta xắn áo nắm eo: “Mua cái con mẹ nhà ông! Cơm ăn không đủ no, làm thì toàn những việc nặng nhọc, muốn để bọn họ mệt chết hết phỏng? Hoặc là ông thêm tiền, hoặc là mời người khác về nấu cơm, tôi không làm được!
Quản công bị mắng mặt đỏ tía tai, nhưng vẫn chịu thỏa hiệp, mỗi ngày đưa 200 đồng tiền đi chợ, cho dù như thế, công nhân ăn uống vẫn rất đạm bạc, thường thường là khoai tây cải thảo, thêm vài lát thịt, tôi đã cẩn thận quan sát thể hình của những người công nhân ấy, phần lớn những người đó đều vừa đen vừa gầy, cánh tay bắp chân cơ thịt đều trồi ra rõ ràng, gò má và phần bụng khô đét, những di chứng này đều do làm việc nặng nhọc cùng với thiếu dưỡng chất để lại.
Người phụ nữ đó không lấy chồng, nhưng lại có một đứa con, một buổi bình minh của năm năm trước, cô ta nhìn thấy một bọc vải, trong bọc vải truyền ra tiếng khóc yếu ớt, lúc đó là cuối thu, đứa trẻ sơ sinh bị lạnh cái mặt nhỏ nhỏ trắng bệch, khóc không ra hơi. Người phụ nữ nhanh chóng đem đứa trẻ bế về phòng, dùng chăn dày bọc lại, đứa trẻ không ăn khóc lóc không ngừng, cô ta đành bế đứa trẻ đi bệnh viện, Bác sĩ kiểm tra xong nói: “trẻ nhỏ lạnh quá bị cảm cúm, hiện tại đã biến chứng thành viêm phổi cấp.”
Người phụ nữ mắng nhiếc đôi vợ chồng nhẫn tâm vứt con, đứa trẻ đáng yêu như vậy cũng nỡ đem bỏ, cô ta hỏi bác sĩ: “Vậy hiện tại phải làm sao? Có cần nằm viện không?”
Bác sĩ nói nghiêm túc: “chắc chắn phải nằm viện, phải nằm cách li trong phòng bệnh trẻ sơ sinh theo dõi, bây giờ chị đi nộp viện phí đi.”
Người phụ nữ tiền lương một tháng chỉ có hơn 3000 đồng, tiền kiểm tra và đặt cọc nằm viện đã tiêu hết 2800, trên người cô ta không đem nhiều tiền như thế, bèn quay về công trường, người ở công trường đều khuyên cô ta: “đừng lo chuyện không phải của mình, mà cũng không phải con của cô, nằm viện chính là một cái động không đáy, không chừng phải tiêu đến mấy vạn đồng thì sao?”
Cô ta móc tấm thẻ tiết kiệm dấu dưới chăn, quay sang những người kia chửi như tát nước: “mấy người là lũ súc sinh hả? một mạng người nhìn như thế mà không cứu?”
Người bên cạnh nói: “bố mẹ nó đều nhẫn tâm vứt nó đi…”
Cô ta nói: “Vì cớ gì không so sánh với người tốt, sao cứ phải đem mình ví với súc sinh?”
Cứ như vậy, đứa trẻ bị bỏ rơi được cứu về một mạng, dùng hết gần một năm tiền gom góp của cô ta, bởi vì không có sữa mẹ, cũng không có quá nhiều tiền để mua sữa bột đắt tiền, mỗi ngày cô ta đều đi vài km tới làng gần đó mua sữa dê tươi, vì không để lỡ thời gian đi chợ nấu cơm cho công nhân, bèn địu đứa bé trên lưng, giặt giũ nấu cơm, không có gì để cho nó chơi, bèn nhặt mấy mảnh giấy trên công trường, làm thành tập tranh. Còn những tập tranh đó như thế nào ư? dùng bút bi và bút chì vẽ lung tung nguệch ngoạc, mặt trời nhỏ vẽ phía sau ngôi nhà là hình tròn, nhìn qua trông rất buồn cười, nhưng mỗi lần đứa trẻ ôm tập tranh xem đều cười tươi ha ha, cảm thấy đây là món quà tốt nhất.
Như thế, đứa bé dần dần lớn lên, người phụ nữ đặt cho nó cái tên là: Tiểu Thảo, hi vọng đứa bé lớn như ngọn cỏ nhỏ, ngoan cường phát triển.
Mặc dù không có tiền nhưng người phụ nữ đó không cắt xén tình yêu thương dành cho đứa bé, cô ta ăn mặc rách nát, để Tiểu Thảo trang điểm xinh xinh đẹp đẹp, mỗi ngày thức dậy giúp đứa trẻ tết bím tóc, bản thân thì cơm bạc canh đạm, nhưng luôn dành thịt ngon hoa quả cho đứa nhỏ, Tiểu Thảo thích ăn dâu tây, cô ta không mua được nhiều, nhân lúc siêu thị giảm giá mua một ít, mỗi ngày cho đứa trẻ ăn vài quả.
Cô ta luôn tự trách: “đứa nhỏ đáng thương, bố mẹ đều không cần nó, ở với mình cũng toàn chịu khổ.”
Những lúc đó Tiểu Thảo thường ôm chặt lấy cổ cô ta, dùng bàn tay nhỏ vỗ lên lương người phụ nữ: “mẹ, cho mẹ ăn dâu tây…”
Trẻ con nhà nghèo thường phải đảm đương việc nhà sớm, Tiểu Thảo rất hiểu chuyện, biết mẹ nó thường nhặt đồng nát bán lấy tiền, mỗi ngày lúc chạng vạng tối nó điều đi vòng quanh khu nhà nhặt vỏ chai, lục những thùng rác cao ngang thân người của nó. Có một lần mấy đứa trẻ nam băng qua đường, nhìn thấy Tiểu Thảo kiễng chân bới rác tìm vỏ lon, bèn đẩy nó vào trong đống rác, Tiểu Thảo hét thất thanh cả người đổ nhào vào đống rác bẩn, váy cùng đầu tóc đầu lấm lem rác rưởi, bò ra khỏi đống rác khóc oa oa, người phụ nữ nghe thấy tiếng khóc lập tức chạy qua, nổi giận đùng đùng tặng mỗi đứa nhóc một cái bạt tai: “mấy thằng oắt con, sao lại bắt nạt con tao?”
Mấy thằng nhóc cũng khóc bù lu bù loa, một người phụ nữ trang điểm chạy tới, nắm cổ áo người phụ nữ mắng: “Sao cô lại đánh trẻ con?”
Người phụ nữ nói: “Cô xem con cô làm cái gì, ở đâu lại có thói bắt nạt người khác?”
Người phụ nữ trẻ kia nói: “Trẻ con không hiểu chuyện, cô là người lớn sao lại động tay đánh trẻ con?”
Người phụ nữ gạt tay người kia ra: “Ai bắt nạt con gái tôi, tôi đập người đó, Diêm Vương tới cũng không ngoại lệ!”
Con gái bản thân mềm yếu, ngoài trừ tình mẹ con, người phụ nữ xắn tay áo che Tiểu Thảo ở sau lưng, ánh mắt giận dữ. Hình như bị khí thế của cô ta ép bức, người phụ nữ trẻ kia để lại vài câu mắng nhỏ bèn dắt đám nhóc nhanh chóng biến mất. Tiểu Thảo còn chưa ngừng khóc, người phụ nữ đem đứa nhỏ ôm trong lòng: “Tiểu Thảo, không khóc, không khóc….
Tiểu Thảo nói: “mẹ, váy bị rách mất rồi.”
Người phụ nữ nói: “không sao, trở về để mẹ vá lại.”
Tiểu Thảo lại nói: “Mẹ, hôm nay con nhặt được 6 cái vỏ chai, bây giờ không thấy đâu nữa.”
Người phụ nữ ôm chặt đứa nhỏ vào lòng, ngẩng đầu, nước mắt trào ra.
Lúc Tiểu Thảo đón sinh nhật, người phụ nữ đưa nó đi mua quần áo với cùng bút sáp, đứa trẻ nhớ nhung đã từ lâu, nhưng do cô ta luôn bận việc công trường không có thời gian. Ở gần quảng trường ăn một bữa ngon, Tiểu Thảo vô cùng vui vừng nhìn ngó khắp nơi, kết quả là lúc thanh toán tiền xảy ra một việc, có một người khách nói lúc ông ta đi vệ sinh, ví tiền đặt ở trên bàn bị trộm lấy mất, ông ta ngồi gần người phụ nữ, lúc phản ánh với người phục vụ ánh mắt như có như không liếc nhìn người phụ nữ, hình như do cô ta ăn mặc rách nát, nghi ngờ cô ta là trộm vặt.
Không ngoài dự liệu, 5 phút sau người phục vụ lễ phép đi tới hỏi: “Chị, người khách hàng vừa nãy nói đồ dùng của ông ý không thấy, chị có nhìn thấy không?”
Người phụ nữ giận trắng mặt: “không thấy!”
Người mất đồ đi thẳng tới trước mặt cô ta: “Nếu như là cô lấy, bây giờ giao ra, tôi coi như chuyện này chưa từng xảy ra!”
Người phụ nữ cắn răng nặn ra từng chữ: “ông dựa vào đâu mà nói tôi lấy?”
Người đàn ông khinh miệt nói: “Dựa vào cảm giác! Cô ngồi cách tôi gần nhất, hơn nữa lúc ăn còn ngó đông ngó tây.”
Đây hoàn là vô căn cứ, lúc ăn cơm người phụ nữ nhìn đồng hồ trên tường, cô ta chỉ xin nghỉ nửa ngày, vì thế lo lắng không tới kịp công trường.
Người phụ nữ đứng dậy, khuôn mặt dường như bị cơn giận làm cho méo mó: “nếu như không phải tôi lấy thì sao?”
Người đàn ông kia nói: “vậy thì tôi xin lỗi cô!”
Người phụ nữ nói: “xin lỗi như thế nào?”
Người đàn ông cười nói: “dập đầu xin lỗi.”
Người phụ nữ đỏ mắt gật gật đầu, đem đồ vật trong túi vải đổ ra ngoài, toàn là những đồ không đáng tiền, người phụ nữ nói: “có ví tiền của ông không?”
Không đợi người đàn ông trả lời, người phụ nữ cởi áo khoác, đem túi áo lột hướng ra ngoài, hỏi: “có ví tiền của ông không?”
Người xung quanh đến xem càng lúc càng nhiều, chỉ nghe thấy “có hay không” hùng hồn vang dội trong không trung, Tiểu Thảo bịt mắt khóc òa, người xung quanh đều cúi đầu. Thân hình người phụ nữ lõa thể trong quán cơm hiện ra rõ ràng, người đàn ông bị mất đồ sắc mặt hoảng loạn sau mỗi một câu chất vất của người phụ nữ, khi lột đến cái quần áo cuối cùng, người phụ nữ nói: “ông kiểm tra xong chưa, có ví tiền của ông không?”
Người đàn ông bị ép mặt mũi, chỉ vào Tiểu Thảo: nhỡ đâu cô đem ví tiền giấu trên người nó thì sao, tôi xem trên tivi rất nhiều trộm vặt đều làm như thế, lấy trẻ con làm bia đỡ,…
Những người quan sát xung quanh gào to: “Lời như này mà ông cũng dám nói?”
Đây là giới hạn cuối cùng của người phụ nữ, cô ta triệt để nổi điên, bổ nhào vào người đàn ông đánh tới tấp, ở công trường rèn luyện một thân sức mạnh, như một con sói mẹ hung ác, đè người đàn ông trên nền đất đánh sứt đầu mẻ trán, cuối cùng bị bảo vệ của trung tâm đến kéo ra, người phụ nữ khóc lóc: “chúng tôi là người ngèo, nhưng chưa từng làm những việc trộm gà bắt chó, dựa vào đâu bởi vì chúng tôi nghèo, liền vu oan giá họa cho chúng tôi là trộm vặt, dựa vào cái gì?”
Cô ta có dũng mãnh như thế nào đi nữa, xét cho cùng thì vẫn là một người phụ nữ.
Cô ta không khóc cho bản thân mình, cô ta khóc cho tương lai của Tiểu Thảo, cô ta không hy vọng Tiểu Thảo phải lặp lại cuộc sống lam lũ không có danh dự như cô ta.
Cứ như thế, người phụ nữ bắt đầu tính toán kế hoạch mới, ban ngày làm việc ở công trường, ban đêm đi làm thêm, vì cố kiếm thêm chút tiền để Tiểu Thảo học ở trường mẫu giáo tốt hơn, tôi từng đi đến thăm nhà của cô ta, căn sơ sài nhưng ấm áp, thứ lưu lại ấn tượng sâu sắc nhất tới tôi chính là tủ quần áo, hai tầng đều là quần áo của Tiểu Thảo, cô ta chỉ có ba bộ quần áo lao động, đặt dưới góc cuối cùng.
Đã từng có một đôi vợ chồng tới công trường, hai người hiếm muộn, muốn nhận Tiểu Thảo làm con nuôi, nhưng nói đến cuối cô ta không đồng ý, Tiểu Thảo tuy nhỏ nhưng hiểu chuyện, sau chuyện đó, mỗi tối đều móc lấy cổ cô ta nũng nịu: “mẹ, lúc con lớn mua cho mẹ quần áo mới.”
Cô ta vừa vui lòng vừa buồn bã, vỗ nhẹ lên đầu đứa trẻ: “ngốc nghếch”
Trước khi trở lại làm, người phụ nữ vỗ cái quần đầy bụi bẩn, ánh mắt kiên định: “Nếu như có gia đình nào điều kiện tốt muốn nuôi Tiểu Thảo, tôi sẽ đem nó đưa cho người ta nuôi, chỉ cần đối tốt với trẻ con. Tôi nghèo quá, đứa nhỏ ở với tôi, ăn nhiều khổ cực…
Tôi hỏi: “Cô sẽ nuối tiếc chứ?”
Gió nhẹ thổi qua, cô ta cọ cọ mắt cười nói: “chỉ cần đứa trẻ sống tốt, còn tôi, không quan trọng.”
