Năm 1858, trong một gia tộc giàu có ở Thụy Điển có một bé gái xinh xắn chào đời. Tuy nhiên không lâu sau, đứa bé mắc phải triệu chứng liệt không rõ nguyên nhân, mất khả năng đi lại.
Một lần nọ, cô bé và người nhà cùng lên tàu đi du lịch. Vợ của vị thuyền trưởng kể cho cô bé nghe câu chuyện về chú chim seo cờ (hay còn gọi là chim thiên đường) của ông. Cô bé bị hấp dẫn bởi những câu chuyện về chú chim đó, rất muốn được tận mắt xem thử. Thế là, người bảo mẫu để cô ở lại trên boong thuyền, tự mình đi tìm thuyền trưởng. Cô bé không cầm được tính hiếu kỳ, năn nỉ người phục vụ trên tàu dẫn cô đi xem chú chim seo cờ. Người phục vụ đó không biết chân của cô bé bị liệt, dẫn cô đi xem chú chim xinh đẹp đó.
Kỳ tích đã xuất hiện, cô bé bởi khát khao quá mức, lại quên mất rằng chân mình bị liệt mà nắm lấy tay của người phục vụ, chầm chậm bước đi. Từ đó, bệnh của cô bé đã hoàn toàn khỏi hẳn. Sau khi lớn lên, cô lại quên mình vùi đầu vào việc sáng tác văn học, cuối cùng trở thành nhà văn nữ đầu tiên vinh dự nhận được giải Nobel văn học. Bà chính là Selma Lagerlöf.
Cho nên, sự hăng hái quên mình là con đường tắt để đi đến thành công, chỉ có ở trong loại cảnh giới này, con người mới sẽ vượt trên sự trói buộc của bản tự thân, phóng thích ra năng lượng lớn mạnh nhất ẩn sâu trong người mình. Thậm chí nó mạnh đến nỗi có thể chỉnh sửa những suy yếu của cơ thể người.