HÀM NGHI – VỊ VUA YÊU NƯỚC TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC

Hàm Nghi có tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (1872 – 1943). Ông là vị Hoàng đế thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Sau khi vua Kiến Phúc bị g.i.ế.t, ngày 1/8/1884, Ưng Lịch (em trai của vua Kiến Phúc) mới 13 tuổi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi, lấy hiệu Hàm Nghi. Lễ đăng quang này vì không được báo cho cho Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ nên bọn chúng không chấp nhận vị vua mới này (thời điểm đó, hoà ước Giáp Thân đã được ký kết vào 6/6/1884).

Trước tình thế bên Pháp đe d.ọ.a sẽ bắt vua Hàm Nghi, đêm 7/7/1885, Tôn Thất Thuyết  bất ngờ cho quân đánh vào đồn Mang Cá và đồn của quân Pháp đang đóng ngay cạnh tòa Khâm sứ. Quân phía ta chiến đấu rất anh dũng. Nhưng vì v.ũ k.h.í thô sơ hơn nên chỉ sau vài giờ thì cuộc tấn công này đã thất bại. 

Sau khi cuộc phản công thất bại, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết hộ giá ra Quảng Trị. Tại căn cứ Tân Sở, ông đã phát chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân, sĩ phu đứng lên chống Pháp. Nhiều phong trào yêu nước từ đó đã được nổ ra và kéo dài đến năm 1888  thì vua Hàm Nghi bị bắt.

Pháp tìm mọi cách để khiến vua Hàm Nghi cộng tác với chúng nhưng ông đều khướt từ thẳng thừng. Chính vì thế, chúng đã đưa ông đi “an trí” tại Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây năm 1943.

Do áp lực của Pháp nên nhà Nguyễn không lập miếu hiệu cho ông.

Nguồn: Hùng ca Sử Việt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *