Giao Chỉ – Cách hiểu thế nào về từ này

Giao Chỉ.
Jiaozhi (Chinese: 交趾, 交阯; pinyin: Jiāozhǐ; Wade–Giles: Chiāo-chǐh; Vietnamese: Giao Chỉ), vốn là một vùng đất cổ được cho là gốc tích của nhà nước Văn Lang, Âu Việt … trải từ hơn nghìn năm trước CN, và cả thời kỳ dài Bắc Thuộc và một lần ngắn thời nhà Minh. Về địa lý nay là nhiều vùng đất nằm sâu trong Lưỡng Việt ( Q Tây, Q Đông) và Bắc Việt nam. Chữ giao chỉ được ghéo bởi hai chữ 交 – Giao , hiểu theo nghĩa hiện địa là Giao lưu, giao thoa, giao cắt… không mấy tranh cãi.
Nhưng chữ Chỉ có hai cách viết 趾, 阯 đều cùng một cách đọc là Chỉ, cùng có chung một bộ Chỉ-止. Cổ văn -Văn Ngôn chữ Hán viết từ Trên xuống Dưới, từ Phải sang Trái nên chữ bên Phải thường quan trọng hơn bên trái.
Ở đây có hai cách cắt nghĩa chữ Chỉ này. Thường ta bị lối áp đặt của Trung Hoa ( tư tưởng nô dịch) nói bên trái chữ Chỉ có chữ Túc nhưng họ không hiểu theo ý tích cực của chữ Túc là nhiều , đủ đầy mà hiểu là chữ Túc theo nghĩa là Chân , nên họ cố tìm những cá nhân bị biến dị có cái chân không bình thường-dấu tích của còi xương suy dinh dưỡng , cá biệt có 2 ngón cái giao vào nhau để chỉ người Giao Chỉ là chưa tiến hoá hết ( vẫn là ngợm).Nhưng rõ ràng đây chỉ là những biến dị, dị dạng không mang tính di truyền, không mang tính phổ biến.Ngày nay vô cùng hiếm gặp ,Nếu là đặc tính của dân tộc thì phải tìm thấy ngay ở trẻ sơ sinh, vì nếu sinh ra không có, mà sau quá trình sống , lao động mà thành là hậu tật.
.Cách viết thứ 2 của chữ Chỉ 阯 thì văn minh hơn chỉ có nghĩa thuần là đất, bờ nước, địa chỉ.
Cách hiểu của tôi : Chữ Chỉ -止 hiểu là Dấu Tích, Địa Chỉ, Di Chỉ… tức là ý địa điểm. Khi hiểu đúng ý của cổ nhân thì Giao Chỉ là nơi giao lưu của các nền văn hoá, nơi giao lưu thương mại. Thực tế Giao Chỉ xưa là vùng ngoại vi của văn minh Trung Hoa, nhưng tại nơi này giao lưu với các luồng văn hoá khác như Ấn, Arab đã có từ rất sớm , nó là tiền thân cái mà ta gọi là con đường tơ lụa.Cũng lối này ta thấy Tây gọi Đông Dương là Indo- China là miền đất giao giữa Ấn và Tầu vậy. Thực tế khảo cổ cho thấy khoảng 300năm trước CN và 200 năm sau công nguyên vùng đất Giao Chỉ và Phù Nam có nhiều giao lưu với Ấn, với Arab, La mã…còn với Trung Hoa thì các bạn đã rõ rồi.
Xin hỏi các bạn chọn cách giải thích nào về 2 chữ Giao Chỉ.?



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *