Giải thích tâm lý đằng sau hội chứng FOMO là gì?

Tại sao nó lại có sức hút mạnh mẽ như vậy? Và kiểu người nào nhạy cảm nhất với nó?

Sợ bỏ lỡ cuộc chơi (FOMO) là một hiện tượng tâm lý thú vị. Và nó không chỉ liên quan đến bữa tiệc tối thứ sáu hoặc buổi hẹn hò với 1 cô nàng nóng bỏng trên Tinder. FOMO có thể khiến bạn mất (rất nhiều) tiền.  Nghiêm túc đấy! Hiểu được bản chất FOMO có thể giúp bạn đỡ đau tim và tốn kém hơn rất nhiều.

 Trong kinh tế học hành vi và lý thuyết quyết định, tâm lý đằng sau FOMO có thể được giải thích một phần bằng sự lo sợ những mất mát. Amos Tversky và Daniel Kahneman đã chứng minh rằng xu hướng lớn nhất của mọi người là muốn tránh mọi tổn thất.  Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng tổn thất có tác động đến con người, về mặt tâm lý, gấp đôi so với lợi nhuận. Điều này dẫn đến tâm lý ngại rủi ro;  chúng ta đơn giản chỉ là ghét bị mất bất cứ điều gì.

 Thêm vào đó, mọi người thường gặp FOMO nhiều hơn khi đánh mất những gì họ đã có hoặc nghĩ rằng họ có. Điều này thường xuất hiện khi bạn chuẩn bị mua xe, tìm nhà mới hoặc sắp đi nghỉ.

 Sắp tới, bạn chuẩn bị thực hiện một giao dịch mua bán thực sự lớn và nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, thậm chí là không cần tính đến những món hàng cao cấp. Chỉ cần mua sắm qua ứng dụng Ferrari, nó sẽ khiến bạn bị FOMO và làm thiệt hại tương đối đến túi tiền của bạn.

Barry Schwartz đã thực hiện một số nghiên cứu thú vị về những người mua ô tô.

 Trường hợp 1: Khách hàng xem xét phiên bản xe đã cập nhật đầy đủ, các mặt hàng tối ưu nhất. Sau đó, khi họ cho rằng giá đó quá đắt, và các đại lý sẽ bớt đi các lựa chọn để bán được với mức giá thấp hơn.

 Trường hợp 2: Khách hàng xem giá gốc của xe. Sau đó, đại lý yêu cầu họ chọn các tùy chọn mà họ mong muốn, và tăng giá dần dần.

 Kết quả: Mọi người đã chi nhiều tiền hơn và ít hài lòng hơn ở trường hợp đầu tiên. Lý thuyết tâm lý cho rằng mọi người đã trải qua FOMO và miễn cưỡng từ bỏ những gì họ cảm thấy họ đã có.

 Vì vậy, lần tới khi bạn muốn mua một đơn hàng lớn, hãy bắt đầu bằng cách xem xét các mẫu rẻ hơn và sau đó tăng dần lựa chọn lên. Thậm chí đừng để mình rơi vào hội chứng FOMO bằng cách xem xét các tùy chọn cao cấp trước.

 Một nguyên tắc tâm lý mang tính quyết định khác đằng sau hội chứng FOMO là Nghịch lý của sự lựa chọn. Schwartz đã viết đề cương về FOMO, trong đó giải thích rằng chúng ta càng có nhiều lựa chọn, chúng ta càng ít hạnh phúc với những gì chúng ta chọn. Quá nhiều sự lựa chọn dẫn đến lo lắng và cảm giác lo sợ mất mát (FOMO).

Theo Schwartz, những người nhạy cảm nhất với FOMO là những người tối đa hóa, những người luôn cố gắng trở nên “tốt nhất” trong mọi tình huống.  Những người theo chủ nghĩa tối đa thường dễ hối hận và chán nản trước những lựa chọn mà họ đưa ra.

 Để giảm hội chứng FOMO và tăng mức độ hạnh phúc và tiết kiệm tài chính cũng như thời gian, chìa khóa là học cách chấp nhận “đủ tốt”. Giảm số lượng các lựa chọn bạn phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định và áp dụng sự biết ơn đối với những gì đã đủ tốt trong một quyết định thay vì tập trung vào sự hối tiếc và thất vọng với những gì kém lý tưởng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *