Giải thích như mình là bé 5 tuổi: Liên Hiệp Quốc đã bật đèn xanh cho Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra đại dương, nhưng các quốc gia láng giềng đang phản đối vì rằng điều đó không an toàn. Thế rồi nó có an toàn không? Có, hay không?

Xương của bạn có tính phóng xạ còn cao hơn thứ nước mà Nhật Bản thải ra biển. Giả sử ta tách phần xương cốt của vài nghìn người và ném vào trong biển, thì có thể là đáng quan ngại đó, nhưng sự quan ngại này không liên quan đến nguy cơ phóng xạ.
Lý do mà các quốc gia khác “quan ngại” là vì sự “quan ngại” ấy là lý do hợp lệ cho việc hạn chế các sản phẩm xuất khẩu từ Nhật Bản, dựa theo các điều khoản ban đầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mọi quốc gia là thành viên của WTO (mà thật ra gần như mọi quốc gia có ảnh hưởng nhất định trên toàn cầu đều là thành viên của tổ chức này) đã cam kết không tùy tiện áp đặt thuế quan hoặc các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác. Có một vài ngoài lệ, một trong số đó là khi hàng hóa nói trên có rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc an toàn của người sử dụng.
Một phần rất lớn các khiếu nại về sức khỏe hoặc môi trường mà một quốc gia tuyên bố đối với một quốc gia khác, trong thế giới ngày nay, thực tế không dựa trên cơ sở rõ rệt, mà là một nỗ lực hợp lý hóa mức thuế quan hoặc chính sách hạn chế bất thường áp đặt lên hàng hóa của quốc gia bị khiếu nại.
Những khiếu nại về Nhật Bản trong vụ việc này nằm trong trường hợp nói trên – Những quốc gia lên án Nhật Bản đang dùng những lời chỉ trích này nhằm biện minh cho việc cấm các sản phẩm hải sản từ Nhật – Không chỉ là hải sản từ ngư trường “bị ô nhiễm” mà mọi sản phẩm hải sản được đánh bắt từ tàu đánh cá của Nhật, hoặc được chế biến từ nhà máy của người Nhật.
Nhật Bản là nguồn cung sản phẩm cá quan trọng cho các quốc gia Đông Á, và mục đích của các khiếu nại này là để mang lại lợi thế cho ngành công nghiệp thủy hải sản nội địa của các quốc gia áp đặt lệnh cấm, và chống lại ngành thủy hải sản của Nhật Bản.


Tôi bổ sung thêm một ý về mặt bối cảnh của sự kiện, là những quốc gia như Trung Quốc cũng thải ra nhiều phóng xạ từ nhà máy hạt nhân của họ, và đây là chu trình bình thường trong vận hành các nhà máy ở đó. Mọi quốc gia có nhà máy hạt nhân vận hành đều làm vậy.
Đây hoàn toàn là hoạt động quan hệ công chúngtuyên truyền được khởi xướng bởi Trung Quốc (và những quốc gia có hục hặc với nước Nhật), tương tự như việc Trung Quốc cáo buộc nước Mỹ bá quyền và thúc đẩy sự bất ổn, trong khi hoàn toàn lờ đi những gì Nga đang làm với Ukraine hoặc chính Trung Quốc đang làm với Đài Loan.
Có lý do tại sao Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đồng ý cho việc xả thải. Bởi vì Nhật Bản đã trình bày rõ ràng những gì họ sẽ xả ra, và IAEA đã kiểm tra quy trình Nhật Bản pha loãng những vật liệu này đến một mức độ an toàn.


Tui thấy rằng vụ rút xương nghe hơi nhạy cảm với một đứa nhỏ 5 tuổi, nhưng chắc tại tui yếu bóng vía ấy mà.


Nếu mà an toàn thế thì cứ dùng nước đấy để uống rồi tắm đi, nước có chất phóng xạ là nước có chất phóng xạ.
Người ta lo lắng là đúng. Không phủ nhận có yếu tố chính trị trong đấy, nhưng mù quáng tin tưởng chính phủ trấn an rằng nó an toàn là chuyện khác.


Các tổ chức bảo vệ môi trường như Hòa bình Xanh và Global 2000 thì phản đối đấy.


Về tổng thể, đấy là một lượng nước khổng lồ với một lượng nhỏ chất phóng xạ. Và chất phóng xạ ấy chủ yếu là tritium (*một đồng vị phóng xạ của hydro, một nguyên tử có trong nước), chất này là một nguồn phát tia beta mức độ thấp có chu kỳ bán rã tầm 12 năm. Hơn nữa, thời gian bán hủy sinh học của nó còn thấp hơn, bởi vì lượng nước trong cơ thể người được loại thải và thay thế. Nếu bạn có ăn hoặc hấp thụ tritium, thì lượng đó cũng biến mất sau khoảng 12-60 ngày. Mức độ này thấp hơn mức mà ta cho rằng gây ra tác động có thể đo lường được, dù phải đồng ý rằng tác động ấy không bao giờ về 0. Tôi có thể khẳng định rằng bất cứ nhà máy hay xí nghiệp nào dọc bờ biển đó đều đã gây nhiều thiệt hại cho môi trường hơn là sự việc này. Lượng chất thải được cho phép hàng tháng của một nhà máy sản xuất giấy vệ sinh có khi còn gây hại nhiều hơn cho môi trường nữa. Chất thải phóng xạ từ việc phóng xạ do con người tạo ra được giữ ở mức 1/1000000 so với liều lượng cần thiết để gây ra thiệt hại có thể đo lường. Riêng cái hàng thải này thì cao hơn mức đó thật, nhưng vẫn nằm dưới mức mà một nhà máy xử lý chất thải hoặc nhà máy than được cho phép xả ra hàng năm (vì những nhà máy đó không được coi là tạo ra phóng xạ, mà chỉ làm giàu nó).


Tôi cảm thấy nhiều vấn đề liên quan đến hạt nhân đều trở thành đầu đề tin tức, là bởi vì người ta có một sự ngờ vực và sợ hãi dai dẳng với nó, nỗi lo rằng chúng ta sẽ trở về thời chiến tranh lạnh.


Không vấn đề gì đâu. Đại dương rất rộng lớn, và nước là chất cách ly tuyệt vời cho phóng xạ, với lại chất thải này cũng không còn nhiều tính phóng xạ nữa.
Điều này thậm chí còn chẳng là gì so với những gì con người đang tiếp tục làm để hủy hoại đại dương. Nhiệt độ ngày càng nóng lên, và lượng axit ngày một tăng chắc chắn nguy hiểm hơn nhiều.


Đầu tiên, lượng nước đổ ra biển hàng năm có cùng lượng Tritium (22TBq – Tera becquerel) bằng với lượng Tritium sinh ra khi nhà máy đang hoạt động. [Lưu ý thêm, các nhà máy điện hạt nhân của Hàn và Trung – hai quốc gia lên án việc này, hàng năm thải ra lần lượt là 52TBq (Nhà máy điện hạt nhân Phúc Thanh – Trung Quốc) và 50TBq (Nhà máy Kori – Hàn Quốc), lượng này nằm trong giới hạn được cho là an toàn]. Một so sánh khác, nhà máy điện hạt nhân Haysham của Anh thải ra 1.300TBq Tritium hàng năm, và đã làm vậy suốt 40 năm nay rồi.
Thứ hai, trong vòng 12,7 năm (chu kỳ bán rã của Tritium là 12,3 năm, tức là sau khoảng thời gian này lượng Tritium giảm còn một nửa), thì nước này đã “sạch đi” các chất đồng vị thật sự nguy hiểm, chẳng hạn như Strontium-90 và Cesium-137, và cái thải ra chỉ còn Tritium. Bạn có thể đặt câu hỏi vì sao họ không thể lọc Tritium bằng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS), thì câu trả lời là do Tritium là một đồng vị của hydro và quá bé nên không thể lọc được. Sự thật là, có lẽ sẽ có thêm đồng vị của Helium trong đó nữa, nhưng những nguyên tố lớn hơn đã đủ lớn để lọc đi hết rồi.
Một thực tế thú vị khác là chính bầu khí quyển của chúng ta đây tạo ra lượng Tritium hàng năm từ 50.000 đến 70.000 TBq, so với con số ấy, lượng 22TBq thải ra biển kia chỉ là muỗi.
Thứ ba, Thái Bình Dương cũng có bức xạ, và không chỉ là do những cuộc thử nghiệm bom nguyên tử vào những năm 50 thế kỷ trước. Thái Bình Dương, bản thân nó đã chứa đựng xấp xỉ 3.000.000 TBq Tritium, và đó thậm chí không phải là lượng đồng vị cao nhất nữa kìa. Nhiều nhất là đồng vị kali, đạt đến mức 7.400.000.000 TBq (đồng vị kali nhiều như này là phải đổ tội cho lũ rong biển).
Các bạn có thể băn khoăn TBq có nghĩa là gì. Thì đây là ký hiệu viết tắt của Tera becquerel. Becquerel là đơn vị đo lường của phóng xạ, và tôi sử dụng hàng tera bởi vì như thế là hợp lý nhất với lượng chất thải được thải ra từ Fukushima. Nếu các bạn muốn biết chừng đấy là bao nhiêu, thì lượng xả ra hàng năm sẽ là 22.000.000.000.000 Becquerel, nghe thì khủng thật đấy, nhưng nó cũng tương đương 0,06g. Con số Tritium tự nhiên tạo ra hàng năm là chừng 150 đến 200g.
Về câu hỏi “có an toàn không?”, thì, có chứ. Tôi không ngại đi bơi trong khu vực ấy đâu.
Tổng số lượng chất phóng xạ thải vào Thái Bình Dương sau 30 năm thực sự còn ít hơn một giọt nước trong xô nữa, và lượng ấy còn chẳng là gì so với lượng đồng vị tự nhiên đã sẵn trong biển, hoặc được đổ vào từ nguồn khác. Nó kiểu như câu nói này “khoảng cách giữa một triệu và một tỉ là khoảng một tỉ”. Lượng phóng xạ của đại dương trước và sau đổ thải cơ bản là không thay đổi gì nhiều.
Lưu ý nhé, tôi KHÔNG HỀ khuyến khích rằng chúng ta cứ xả mấy thứ rác thải phóng xạ xuống đại dương thỏa thích đi. Tôi đơn giản là chỉ ra rằng riêng với trường hợp này, thì nó chẳng qua chỉ là một cơ hội chính trị để các quốc gia khác khiếu nại mà thôi.
Tôi biết là câu trả lời này không hẳn là dành cho bé ngoan 5 tuổi, nhưng tôi hy vọng là nó dễ hiểu và đủ thú vị.


Có đó bạn hiền…
Bạn đã giải đáp gần như mọi thắc mắc của tôi.
Nhưng sao họ không làm sạch luôn lượng Tritium đó. TBq nghĩa là gì, thực tế đơn vị đó là sao, có thể chuyển sang một đơn vị đo lường mà tôi thực sự hiểu không. Đại loại thế.
Tôi vẫn còn một băn khoăn. Tại sao các nhà máy (như bạn đã nói, ở Trung và Hàn ấy) lại chọn cách xả nước ra vậy? Sao họ không lọc hay tái sử dụng nước đó?


Về việc tái sử dụng nước đấy, thì người ta có làm đấy (thực tế, nước trở lại lò phản ứng nước nhẹ ở 275 độ C), nhưng nguyên nhân chủ yếu là vì mật độ đồng vị. Người ta có thể làm mát nước bằng điện, nhưng như thế thì họ phải sản xuất ra nhiều điện hơn từ nhà máy. Việc tuần hoàn nước như vậy cũng làm tăng mức độ đồng vị trong nước, và như bạn đã biết, xử lý đồng vị hydro không dễ chút nào. Với lại, tuy là nghe hơi thủ công, nhưng nếu bạn đổ nước nóng ở nhiệt độ tầm 300 độ C (tương đương mức nhiệt cao nhất của nước trong lò phản ứng) (và người ta KHÔNG làm vậy nha, nước phải được xử lý lọc các đồng vị nguy hiểm trước) vào đại dương, với nhiệt độ tầm 23 độ, thì lượng nước đại dương xung quanh ống thải nước của nhà máy sẽ tăng lên ngay lập tức, và nhiệt độ nhanh chóng về mức trung bình của khu vực. Tuy vậy, người ta không đổ nước 300 độ C đó đi đâu cả. Mức nhiệt lớn nhất được cho phép của nước trong bình ngưng tụ là 40 độ C. Tôi nhấn mạnh là nước trong bình ngưng tụ. Nước từ lò phản ứng được tuần hoàn đến hết thời gian quy định, sau đó được loại ra ngoài, lọc rồi được thải vào một không gian cô lập (niêm phong và trữ ở đó), hoặc người ta sẽ “cho nước đã lọc chảy vào một khối nước khác”. Một hệ thống riêng biệt sẽ đưa nước từ một nguồn nước nào đó vào để làm mát lò phản ứng nhưng đồng thời không trộn lẫn với nhau, sau đó nước được đưa ra ngoài.
Nước từ lò phản ứng không được xả thẳng ra bên ngoài trừ khi đó là tai nạn hoặc người ta cố tình. Nước lò phản ứng không phải nước làm mát.
Cho nên, họ có tái sử dụng nước một thời gian. Người ta sẽ tiến hành lọc nước để sử dụng cho những thứ mà họ có thể lọc được. Nhưng cuối cùng, lượng Tritium trong nước đạt đến một mức độ (22 TBq ở Fukushima, điều này đã diễn ra từ trước vụ thảm họa) mà hoặc là đổi nước khác, hoặc là cứ mặc cho nó tăng lên (điều này rất hiếm, vì quy trình được xây dựng để đối phó với mức đồng vị phóng xạ lên đến đó mà thôi).
Lưu ý tí nữa, mà bạn cũng đừng bao giờ làm thì hơn, là bạn có thể bơi trong lò phản ứng hạt nhân luôn miễn là đừng có đến quá gần cái lõi. Nước là vật liệu cách ly cực hiệu quả cho tia phóng xạ. Lý do mà đừng có bao giờ bơi trong đó là bởi vì bạn sẽ làm ô nhiễm nước ấy chứ không phải bạn sắp chết đến nơi rồi. Tôi nói điều này là để làm rõ, không có lò phản ứng nào dùng nước biển hoặc nước hồ trực tiếp. Nước dùng trong đó phải rất tinh khiết, cho nên hút nước từ Thái Bình Dương không phải là cách.
Nếu bạn hỏi vì sao tôi dùng đơn vị Becquerel thay vì Sievert, thì Becquerel là để đo lường phóng xạ từ vật thể nào đó, còn Sievert đo lường mức hấp thụ phóng xạ hoặc lượng phóng xạ được hấp thụ. Mọi người không dùng Sievert khi nói về lượng phóng xạ mà các đồng vị phát ra, ngược lại, không ai lại dùng Becquerel để đo lường tia X (mặc dù vậy, nếu bạn dùng đơn vị này khi muốn đo xem máy chụp X-quang có thể tạo ra bao nhiêu becquerel thì vẫn ok).


Hay quá. Bạn có nguồn nào không. Tôi muốn gửi mấy cái nguồn chính thống một chút cho ông bố bà mẹ Trung Quốc đang hoảng loạn của tôi.


Thật ra là có, và nếu nhớ không nhầm thì mọi cái tôi nói ở trên đều có thể tìm ở đấy.
Đây, từ tháng Ba năm 2023, tất cả đều được viết bởi các nhà vật lý.
https:wwwsciencealertcomwill-fukushimas-radioactive…
Tôi cũng thấy có một số bài gần đây đề cập về nó. Tuy không quá đầy đủ, nhưng…
https:wwwsciencealertcomits-official-fukushima…
Mong là đúng với cái bạn đang cần.


Cảm ơn bạn nhiều!


Nguồn: Tui là người vận hành lò phản ứng hạt nhân trên tàu tấn công nhanh của Hoa Kì.
Có, nó an toàn. Nước không thực sự chứa được phóng xạ hay các chất ô nhiễm như là vật liệu rắn, và đại dương thì rộng vô cùng. Dựa trên những gì tui được đào tạo, thì cơ bản, nước sẽ “sạch” sau khoảng 24 giờ thải ra.


Kế hoạch là Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) sẽ xử lý, lọc và pha loãng nước thải từ lò phản ứng Fukushima thành những lượng nhỏ trong vòng 30 năm tới, sao cho lượng chất phóng xạ thực tế thải ra tại một thời điểm nhất định luôn ở mức tối thiểu và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn an toàn được chấp nhận. Nếu đúng như vậy, thì đây hoàn toàn an toàn.
Vấn đề là TEPCO có một số tiền án về sự minh bạch, và vì thế, một số người lo ngại rằng lượng nước thực tế thải ra có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn ban đầu. Ngoài ra, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng tỏ ra cảnh giác hòng khiêu khíchgây khó khăn với một nước đồng minh của phương Tây.


Lý do thực sự mà người ta la làng lên đấy.
Rất nhiều người sống trong khu vực ấy có quyền được lên tiếng cảnh giác, bởi vì đây có thể là một trong những tình huống kiểu “Oops tôi chơi ngu rồi nhưng mà mấy người không làm gì được nữa đâu”. Không có cách nào khắc phục hậu quả một khi bất trắc xảy ra.
Hàn Quốc cũng lên tiếng mà, và tôi khá chắc đây cũng là một quốc gia đồng minh của phương Tây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *