Giải quyết kẻ độc mồm

Hồi đó con nhà tôi học tiểu học, chắc là khoảng lớp 3. Hồi đó có mẹ của một bạn học trong lớp của bé t.ự s.á.t, nguyên nhân là vì bệnh trầm cảm.

Mỗi khi tan học thì tôi cũng ít thấy bố của bé gái đó đến đón nó. Mặc dù nhà bé ấy gần trường học thôi, nhưng dù sao cũng chỉ là một đứa nhỏ lớp ba thôi mà, chín mười tuổi. Tôi sẽ thường cố đi cùng một đoạn đường, tiện đường, đưa bé gái ấy về đến gần cổng khu nhà.

Có một lần hơi trễ qua giờ tan tầm rồi, lúc tôi đến cổng trưởng học thì thấy mấy bà cô lớn tuổi đứng chỉ trỏ bé gái kia, cười cợt với nó bảo:

Mẹ mày không cần mày nữa phải không? Thấy mày phiền quá nên mới tìm ch.ế.t hả?

Sao mẹ mày lại t.ự s.á.t thế? Hay tại bố mày ra ngoài ngoại tình?

—— Cái ĐMM! Con bé nó mới chỉ là một đứa nhỏ chưa đến mười tuổi! Máu nóng dồn lên não, tôi chẳng nghĩ ngợi gì thêm….

Sau đó thì giáo viên có hẹn gặp bố của bé gái kia để nhắc nhở anh ta dù bận thế nào cũng phải đến đón con. Vì cái hôm xảy ra chuyện kia, một con người hào hoa phong nhã như tôi đây, đỏ cả mắt mà chửi mắng mấy bà cô lớn tuổi kia, khiến nhiều bậc phụ huynh khác sợ hãi tránh xa.

Sau nữa thì tôi trở thành bạn tốt của bố bé gái ấy. Giờ thì con bé sống tốt lắm, bố nó không đi bước nữa, bảo với tôi là anh ta sợ có lỗi với con bé, ít nhất cũng phải đợi nó vào đại học rồi mới tính tiếp. Vợ của anh ta mắc bệnh trầm cảm cũng không phải do anh ta, trước khi uống thuốc ngủ cũng viết di thư để lại, là người nhà tìm được rồi giao lại cho anh ta làm đồ tưởng niệm, tôi cũng từng được thấy.

Con bé giờ đang học cùng con tôi ở trường trung học tốt nhất ở đây rồi, con bé học lớp văn, còn con tôi học lớp tự nhiên. Tôi với bố con bé thỉnh thoảng đi đón con đi học về buổi tối lại ngồi xổm bên vệ đường hút thuốc chém gió.

Có một số người thắc mắc nên tôi sẽ nói thêm một chút.

Lúc đó nghĩ đến một bé gái đối mặt với mấy bà lão kia, nó sợ cứng cả người, ánh mắt thì…. làm tôi thật muốn khóc. Tôi quả thực không thể nào hiểu nổi, tại sao mấy bà già nhiều tuổi cả rồi mà lại làm như thế? Vì sao chứ?!

Còn về việc tôi mắng người ta như nào, có phải muốn đánh người không, thật sự tôi nhớ không rõ. Lúc sau bình tĩnh lại rồi thì đã thấy giáo viên chủ nhiệm lớp của mấy đứa nhỏ đang ôm tôi giữ lại, giờ nghĩ lại thì vẫn thấy tức đến run người, thật muốn ch.ém cái loại người kia….

Tôi không phải người tốt lành gì, cũng chẳng tính là đàn ông như nào, chỉ là không chịu nổi chuyện người ta đối xử như thế với một đứa trẻ con…. Ây, chỉ hi vọng đứa trẻ nào trên đời cũng có thể hạnh phúc thôi.

(Đáp lại một số bình luận công kích) Lúc đó tôi không nén giận được, mắng những cái gì thì không nhớ ra, chỉ có thể mượn lời một số giáo viên xuất hiện lúc đó tả lại.

Tôi như vậy thực có phần nóng giận quá, đúng như một số người nói, tôi từng trải qua chuyện tương tự.

Bố tôi là một sĩ quan, sau khi chuyển ngạch thì qua đời vì bị bệnh. Hồi đó tôi mười tuổi, em trai bảy tuổi. Mẹ tôi hồi đó là bí thư đảng ủy kiêm tổng giám đốc một xí nghiệp quốc doanh trong thành phố.

Tôi nhớ lúc đó là một buổi chiều tôi tan học về nhà cùng em trai, còn đang ngồi trước cửa nhà, mẹ tôi có việc ở đơn vị nên nhờ đồng nghiệp mang chìa khóa về, bọn tôi chỉ có thể ngồi ngoài cửa đợi.

Có một người đàn ông trung niên đi ngang qua, tự nhiên lại ngồi lại nói với tôi và em trai: Bố chúng mày chết rồi, chúng mày là loại không có bố, mẹ cũng không cần rồi phải không?

Tôi lúc ấy mười tuổi, muốn đánh người nhưng không dám, sợ không đánh lại. Thế nhưng, tôi vẫn hận hắn ta!!

Cũng may hồi đó, đầu những năm 80, mọi người đều rất chính trực. Đồng sự của mẹ tôi và mấy anh bảo vệ gần đó nghe được, không nói gì, đánh luôn lão kia. Giờ tôi vẫn nhớ được những cái gậy và thắt lưng của họ, lão trung niên kia bị đánh đến máu me be bét đầy mặt. Đánh xong rồi mấy người kia còn gọi điện cho cảnh sát hình sự ở chi cục, là chiến hữu với người bố vừa qua đời của tôi, các chú ấy dẫn lão kia đi đánh thêm một trận tơi bời nữa.

Chuyện này để lại cho tôi tổn thương nặng, là chuyện tôi không hề muốn nhớ lại. Nhưng lúc gặp chuyện mấy bà lão nói với bé gái kia thì đúng là kích thích tôi rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *