FIGHT CLUB – HÌNH TƯỢNG VĨNH CỬU.

Có những bộ phim gần như lầ bất tử, có những hình ảnh gắn liền trong bộ phim đó mặc dù chỉ là nhân vật “ảo” không có thật nhưng lại trở thành biểu tượng cho cả một giai đoạn, cho văn hoá của thế giới. Fight Club – bộ phim mà chắc chắn dù ở thế hệ nào đi chăng nữa, sẽ luôn nằm trong list must watch của tất cả mọi người. Không cần phải truyền thông, không cần phải làm ồn ào như các bộ phim hiện nay – nhưng Fight Club của đạo diễn David Fincher luôn khơi dậy tất cả các cảm hứng, những cuộc thảo luận, những câu hỏi và phân tích về cốt truyện của phim, tầm ảnh hưởng, tầng nghĩa (Fight Club, Se7en, Gone Girl, Zodiac, The Game). Và tất nhiên, thời trang nữa.

Fight Club là một bộ phim xoay quanh những sự gặp gỡ vô tình giữa một gã đàn ông chán ngắt, quẩn quanh trong cuộc sống bình thường tên là The Narrator ( được thủ vai bởi Edward Norton) gặp một Marla Singer (được thủ vai bởi Helena Bonham Carter) đi tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời bằng cách đi mạo danh. Và tại đây thì gã đàn ông gặp một gã đàn ông khác tên là Tyler Durden được thủ vai bởi một trong những người đàn ông hấp dẫn nhất hành tinh Brad Pitt. Và câu chuyện của Fight Club bắt đầu – đầy tính bạo lực, m.áu me..nhưng ẩn sâu trong đó là các tầng lớp ý nghĩa về cuộc sống thực tại.

Tuy lúc mới phát hành không đạt được kì vọng tại phòng vé vì nội dung kì lạ của nó, nhưng hiệu ứng tranh cãi về bộ phim đã khiến Fight Club có được sự tò mò và kích thích người ta mua video về coi. Càng tranh cãi, càng coi đi coi lại nhiều lần và Fight Club trở thành bộ phim của thời đại, là tác phẩm để đời không chỉ của David Fincher mà còn là của nền nghệ thuật thứ 7.

Với sức ảnh hưởng của bộ phim, toàn bộ những gì mà Fight Club thể hiện trở thành niềm cảm hứng của nhiều thứ liên quan trong đó có thời trang. Brad Pitt có thể già đi, có thể không còn phong độ trong tương lai nhưng chắc chắn nhân vật huyền thoại Tyler Durden trong Fight Club đã đóng chắc hình ảnh của B.Pitt trong lòng công chúng bây giờ và mãi về sau. Một gã bad boy thực thụ, ngầu lòi, bất cần đời và yeah (Đầy cơ bắp). Những gì giờ mà các Mono, Sơn Tùng MTP hay các celebs nổi tiếng mặc thì hãy xem Tyler Durden đốn ngã biết bao trái tim thiếu nữ cũng như thiết lập hình ảnh về thời trang dành cho nam và cảm hứng quay quanh nó. Chưa đầy hai tháng sau khi phát hành thì Donatella Versace đã cho ra mắt bộ sưu tập Thu Đông năm 2000 được gọi là “Fight Club Collection”, chứng minh cho sức hút của nhân vật Tyler nói riêng và bộ phim nói chung. Tại Mỹ lúc đó rất nhiều nam thanh niên lấy cảm hứng trực tiếp từ Tyler trở thành tiêu chuẩn ăn mặc của mình, tác động ngược lại lên menswear và cách các fashion brands ứng dụng quần áo. Và bây giờ, khi mà những trào lưu xưa cũ quay trở lại – khi mà cộng đồng thời trang vẫn mê cuồng những thứ ăn mặc của những năm 2000s mà chúng ta hay gọi là “Phong cách Quai Tu Kay” – khi mà những Balenciaga đang làm mưa làm gió, hãy nhìn Fight Club để xem ngày xưa thời trang ứng dụng sẽ trông như thế nào.

Những chiếc áo da quá khổ màu đỏ hint về tính bạo lực, những chiếc áo sơ mi in hình (Hawaii shirt cũng có), những chiếc áo ba lỗ sáng màu bó sát khoe cơ bắp hay gợi ý về 1 form boxy khoe được đường cut của eo đàn ông (Why not), áo choàng lông thú hay áo lưới. Tyler Durden sẽ đích thực là một kẻ hủy diệt trong thời trang nếu gã còn sống tới thời điểm hiện tại. Chơi bời, phóng khoáng và bất cần đời. Hẳn ai cũng biết và nhiều bạn trẻ sẽ thích.

Nhưng chắc chắn nếu ai coi phim rồi thì phải công nhận về khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh của “Ngôi sao thực sự của Fight Club” Edward Norton. Trong việc xây dựng một hình ảnh cổ hủ, buồn chán và nhạt thếch của 1 gã làm việc bàn giấy cho tới khi miêu tả được sự thay đổi – nó đòi hỏi diễn viên phải thực sự là 1 nhân vật. Diễn 1 nhân vật cảm xúc tốt – tăng động khó 1 thì diễn 1 nhân vật buồn, chán mà phải cho khán giả nhớ tới khó 100. Sự đối lập của Tyler Durden là phiên bản của Edward Norton. Nó được bổ trợ bằng thứ thời trang cũng “Tẻ nhạt” không kém nhưng bây giờ lại mang cảm hứng cho việc phối đồ casual cũng như fashion hơn – một nhân vật nhàm chán với áo sơ mi poly, những chiếc cà vạt bản lề to đùng cùng chiếc quần áo. Nhưng vẫn đẹp theo cảm quan của mình và thực tế chứng minh khá nhiều brands đang làm lại kiểu ăn mặc này và có tùy chỉnh một chút.

Trái ngược chồng chéo trái ngược, người phụ nữ chính của phim – Marla Singer tạo cho mình một mối liên quan mật thiết tới Nancy Spungen (Người bạn gái của Sid Vicious – Sex Pistols). Một grunge girl chính hiệu, một vẻ ngoài chắp vá và lúc nào cũng gắn liền với một chiếc áo áo khoáng lông “rẻ tiền” và những món đồ được lấy từ Thriftshop.

Ba nhân vật, ba kiểu ăn mặc khác nhau, ba phong cách hoàn toàn trái ngược và một cốt truyện hấp dẫn, một bộ phim trở thành huyền thoại. Chẳng khó hiểu gì khi Fight Club và từng thành viên trong đó trở thành cảm hứng ăn mặc của nhiều người, thiết kế của nhiều brands và quan trọng nhất – thông qua Fight Club, các bạn sẽ thấy cách ăn mặc của những năm 2000s trông như thế nào. Và mình đảm bảo nó giống với cái gọi là “Y2K style” hiện tại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *