ELSA ĐÃ CHẾT VÀO CUỐI PHẦN “NỮ HOÀNG BĂNG GIÁ 2” (FROZEN 2)

Nàng ấy đông cứng, Olaf thì biết mất tiêu. Anna đã làm điều nên làm sau khi con đập bị phá hủy và khu rừng được bảo tồn. Elsa lại xuất hiện – trông khác trước. Khi nói chuyện với Anna, nàng đã dẫn dắt Anna đưa ra kết luận rằng nàng chính là linh hồn thứ năm. Kristoff cũng nói nàng trông rất khác – “chị cắt tóc hay gì đấy?” và Elsa mỉm cười, đáp “là gì đấy”
Nàng ấy đang ám chỉ đến cái chết của mình và thực tế là hiện tại nàng đã trở thành linh hồn của khu rừng.
Anna trở thành nữ hoàng, không chỉ bởi đó là điều tốt cho vương quốc Arendelle, mà còn là do Elsa không thể đảm nhiệm vai trò đó nữa, vì giờ đây nàng đã trở thành linh hồn thứ năm và kết nối với khu rừng mất rồi.
Chắc chắn Elsa đã có mặt tại lễ đăng quang của Anna, nhưng nàng không thể rời khu rừng. Thay vào đó, hai chị em họ đã trò chuyện qua những con bướm – cùng trao đổi tin tức. Cả hai đứng ở hai bên đầu cầu, Anna sống trong thế giới con người còn Elsa ngự tại thế giới linh hồn.
Elsa đã chết.
Edit để nhấn mạnh ý của mình cho những bạn nào cảm thấy đau lòng bởi cái chết của Elsa.
Mình đoán là cách diễn đạt của mình có hơi phóng đại, nhưng mình tin rằng nàng ấy giờ đây là một linh hồn và không còn là người nữa. Và có lẽ, là có một số rào cản nào đó khiến chị em họ không thể bên nhau, theo nghĩa đen, một thời gian.


Bổ sung thêm cho giả thuyết này, thì âm điệu luôn quẩn quanh cô ấy trong suốt bộ phim chính là giai điệu kinh điển Dies Irae. Các nhà soạn nhạc lúc nào cũng sử dụng 4 nốt nhạc cụ thể này theo thứ tự để ám chỉ và biểu trưng cho cái chết. Chúng xuất hiện xuyên suốt trong “Đêm kinh hoàng trước Giáng Sinh” (Nightmare Before Christmas), chúng vang lên trong “Ở nhà một mình” (Home Alone) khi ông già Marley lên hình, chúng là nhạc nền trong “Vua Sư Tử” khi Scar lệnh cho lũ linh cẩu đuổi theo Simba. Phần mở đầu của “The Shining” cũng lồng vào một giai điệu thấm đẫm Dies Irae. Một khi bạn nhận ra điều này, bạn lập tức hiểu ngay. Nó kiểu như Tiếng thét Wilhelm nhưng mà áp dụng cho âm nhạc.
TN: Theo Wikipedia: Tiếng thét Wilhelm (tiếng Anh: Wilhelm scream) là một hiệu ứng âm thanh đã được sử dụng trong ít nhất 416 phim điện ảnh và phim truyền hình (tính đến tháng 7 năm 2015). Tiếng hét thường được sử dụng khi ai đó bị bắn chết, rơi từ độ cao lớn hoặc bị văng ra từ một vụ nổ.
Elsa đúng nghĩa đã được xây dựng theo khuôn mẫu về câu chuyện “(giọng hát) nàng tiên cá” đã dẫn dắt cô ấy “chìm sâu vào miền vô định”. Truyền thuyết kể rằng tiếng hát nhân ngư có khả năng quyến rũ người khác tìm đến cái chết. Những chi tiết này khớp một cách hoàn hảo với giả thuyết của bạn.


Chúng xuất hiện xuyên suốt trong “Đêm kinh hoàng trước Giáng Sinh” (Nightmare Before Christmas)
Tôi chưa bao giờ nghe đến Dies Irae, nhưng chỉ bằng câu này, tôi đã hiểu ngay ý cậu.


. Nếu bạn mà nghe thấy 4 nốt này, thì nhân vật chuẩn bị tèo, hoặc một biểu hiện của cái chết.
Rõ ràng nhất với tui là cái đoạn dì dượng của Luke qua đời trong “Chiến tranh giữa các vì sao” hồi thứ IV. DUN dan DUN dan DUN dan DUN dan.
Nó cũng thường xuyên bị đảo ngược, để chỉ dấu sự sống hoặc cái thiện!


Không thể tin nổi là mình không để ý vụ này! Một bằng chứng bổ sung tuyệt vời.


Sửa lưng bạn một chút, thực ra không phải là 4 nốt cụ thể, mà là quãng cụ thể.


Cảm ơn đã nhắc! Tui buồn ngủ quá nên không nhớ được từ “quãng” nên thây kệ nó luôn, nói vậy người ta cũng sẽ hiểu thôi mà, nên tui đi ngủ haha.


Mình muốn xem một phân đoạn nào đó có cái này, ai có link nào không?


https:youtubea4K-9Ekzc2A
Kênh Sideways này là kênh yêu thích của tui, mọi video của ổng đều 10/10. Toàn bộ video này nói về Dies Irae và lịch sử của nó, bởi vì nó được lồng vào mọi bản nhạc phim của Sweeny Todd.


Tui thích giả thuyết này, nhưng có vài lý do khiến tui thấy giả thuyết của bạn có một vài lỗ hổng. Bạn giải thích sao về chuyện những linh hồn phá hoại thị trấn ở đầu phim? Hay cảnh Elsa cưỡi ngựa chạy lên trước con nước thần để ngăn chúng phá hoại lâu đài. Anna mời cô ấy đến buổi đố đêm và Elsa thấy cũng muốn tham dự. Cô ấy hoàn toàn có thể rời khỏi khu rừng.
Kristoff chỉ luôn trông thấy Elsa quấn tóc, ở cuối phim cô ấy lại để xõa, nên anh chàng kiểu như hỏi đùa chuyện tóc tai mà thôi. Tui thấy cô ấy cười khẽ là vì cô ấy muốn ẩn ý về sự tự tin và năng lực mới mà giờ cô ấy đã đạt được là lý do khiến cô trông khác đi. Tui cũng nghĩ đó là một phản chiếu cho cảnh đầu phim, khi Anna hỏi trông Elsa khang khác phải không, thì Kristoff nói, đại ý, “Anh không biết, chị ấy vẫn là Elsa ngày thường mà” (ý chỉ thái độ kín đáo và dè dặt của cổ).
Trong phần một, Anna cũng bị đóng băng, nhưng cô nàng vẫn sống khỏe re. Cho nên Elsa bị đóng băng không phải là chỉ dấu rằng cô ấy chết mất rồi.
Tui nghĩ Elsa chưa bao giờ muốn trở thành một người trị vì. Ý là, cô ấy đã chán ngôi nữ hoàng chỉ tầm 5 phút sau khi lên ngôi và bảo Anna thay mình đi. Cho nên cô thấy rằng cuộc sống mới với tư cách là một người thuần hóa các linh hồn này là cơ hội để cô rũ bỏ trách nhiệm của một vị nữ hoàng.


Giả thuyết của bạn thớt, tốt hơn hết, nên được hiểu là một ngụ ngôn về sự chết, hơn là chết thiệt.


Là một người vô thần, tôi đau đớn công nhận rằng “Nữ hoàng băng giá 2” là Một Ngụ Ngôn Khác Về Jesus.


Thậm chí ở cuối phim, Olaf còn kể lại câu chuyện và nói rằng Elsa đã chết.


Tui từng đọc rằng khi nàng ấy bị đóng băng, thì nàng trở nên bất tử. Nàng sẽ sống qua hàng thập kỷ, chứng kiến em gái mình già và chết đi, rồi đến cháu gái và cháu trai, chắt gái và chắt trai vv của nàng đều sẽ lớn lên, già, rồi qua đời. Nhưng nàng vẫn mãi là Elsa trẻ trung và xinh đẹp. Sau một vài thế kỷ, đến thời đại chúng ta, thì nàng đã chứng kiến tất cả những gì nàng từng biết, từng yêu, đều đã biến mất. Điều đó khiến nàng đau khổ và phát điên. Nàng trở thành nữ hoàng băng giá phản diện mà Andersen đã kể lại!


Mình thích bản này.


Okay, cái giả thuyết này làm tôi phát run lúc mới đọc, đặc biệt là khi kết hợp với bình luận về giai điệu Dies Irae. Nhưng tôi mới chỉ xem phim này có một lần hồi ra rạp, cho nên tôi quay lại xem lần nữa với ông chồng (tôi cho ổng đọc bài này và xem cái video về Dies Irae). Đây là quan điểm của hai tụi tôi:
Elsa thực sự, thực sự, đã chết. Nàng chết cứng bởi băng giá không tạo ra từ phép thuật của nàng, ma thuật của nàng biến mất. Ặc. Chết ngắc luôn. Rồi Anna làm được chuyện tốt, thế là Linh Hồn “bắt” Elsa và hồi sinh nàng. Đến lúc này, nàng đã sống lại về mặt thể xác, còn về mặt linh hồn, nàng có một kết nối với Ahtohallan.
Những bằng chứng chỉ ra nàng ấy còn sống:
Trong khi những linh hồn khác có thể thực hiện phép thuật ngay tức thì ở bất cứ đâu (chẳng hạn, hỏa linh chôm lấy lửa, rồi sau đó trả lại cho Arendelle), thì Elsa không những có thể cưỡi ngựa theo dòng nước và cứu Arendelle khỏi cơn lũ, như vậy thì nàng ấy cần phải thực sự có mặt ở đó mới được.
Ở cuối phim, những người dân làng ở Northuldra đã vẫy tay với nàng khi nàng cưỡi ngựa đi ngang qua chỗ họ trên đường đến Arendelle, cho nên tất cả những người đó đều phải có thân thể sống thì mới đúng.
Giao tiếp qua “những con bướm” (thực ra là lá cây nha) chủ yếu là thuận tiện thôi chứ không phải là bắt buộc. Elsa chụp lấy tờ ghi chú, trên đó viết “đừng đến trễ!” chứ không phải là “chị cố gắng đến nhé bởi vì em chưa gặp chị” (đây là chứng cứ không quá rõ rệt, nhưng vẫn hợp lý với tôi).
Còn bây giờ là phần thú vị đây. Giờ đây Elsa đã sống và là một linh hồn. Nàng ấy sẽ sống bao lâu dưới hình hài đó? Liệu nàng ấy, bằng cách nào đó, đã bị trói buộc với Ahtohallan, và không thể rời đi quá xa hoặc quá lâu? Liệu nàng có thể tiếp tục lặn sâu vào lòng Ahtohallan mà không phải chết một lần nữa? Nếu không phải như vậy, nếu nàng tiến quá xa, thì phải chăng linh hồn nàng vẫn tiếp tục sống còn thân xác thì sẽ chết? Elsa sẽ già đi chứ, hay nàng sẽ bất tử? Nếu nàng già đi, thì nàng sẽ tồn tại ở dạng thức linh hồn khi thân thể tàn lụi, hay linh hồn sẽ về lại với tự nhiên, hay lại tìm đến một người sống khác? Nếu nàng trẻ mãi, thì nàng sống mãi hay sao? Có vẻ như Anna không hề bất tử, vậy điều gì sẽ xảy ra với cây cầu khi Anna qua đời và Elsa vẫn còn đó?
Thiệt sự luôn, chắc phải cần cả TẤN fanfic để giải quyết hết chừng ấy kịch bản. Cá nhân tôi, tôi là fan của giả thuyết rằng Anna già đi và tạ thế, còn Elsa bất tử. Khi Anna mất, cây cầu “tan biến”, Elsa bị cô lập khỏi thế giới đã sinh ra nàng và những người luôn yêu thương nàng, khiến tinh thần nàng ấy kiệt quệ, và rồi nàng biến chất, trở thành Nữ Hoàng Băng Giá độc ác. Tôi muốn xem câu chuyện như vậy trong Nữ Hoàng Băng Giá 3, nhưng tôi ngờ rằng con Disney sẽ không theo hướng đen tối vậy đâu, sau khi đã biến hai chị em thành hình mẫu nổi tiếng về tình yêu thương và gắn kết gia đình.


Ok đây là lời giải thích rất hay ho đó. Cảm ơn bạn đã xem lại phim và kiểm chứng điều này. Mình nghĩ điều bạn nói cũng tương đồng với ý định ban đầu của mình khi đăng bài. Ý kiến của mình nghiêng về việc giờ đây nàng ấy là một linh hồn hơn, điều mình thấy được là mối liên hệ về mặt linh hồn của nàng với Ahtohallan cũng như việc nàng ấy vẫn giữ hình hài vật lý sau khi được cứu.
Mình cũng nghĩ nàng sẽ không già đi, nhưng ta không thể biết chắc được cho đến khi “Nữ hoàng băng giá 3” ra mắt (chắc thế).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *