Tôi nghe người ta nói câu này rất nhiều lần trong cái sub này, bộ ngay khi bọn họ nói “chỉ cần” đừng quan tâm đến những gì người ta nghĩ về mày nữa thì bọn tôi có thể ngay lập tức không còn bận tâm nữa, đơn giản như bật-tắt công tắc à? tôi biết là tôi không nên bận tâm, tôi biết là tôi không có lý do gì hợp lý để mà phải bận tâm, nhưng điều đó không có nghĩa là não bộ tôi sẽ hoàn toàn tắt đi cơ chế phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy mỗi khi tương tác xã hội, khiến tôi phải gồng mình lên như làm một bài kiểm căng thẳng thay vì là một điều gì đó thoải mái.
“Đừng nghe mấy lời chỉ trích từ những người mà bạn không muốn nhận lời khuyên”
Điều này chắc được áp dụng với 99% những người ngoài kia luôn đấy.
Bạn đừng nên dồn nén những ý nghĩ tiêu cực về bản thân mà hãy nhìn nhận chúng. Mổ xẻ những ý nghĩ đó và xem xét liệu chúng có đúng với mình hay không. Bởi con người ta sẽ thường phản chiếu những nỗi bất an của chính họ vào trong những lời nhận xét dành cho bạn, rồi cố hạ thấp bạn xuống để họ có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Vậy nên nếu bạn vấp phải sự chỉ trích, hãy tích cực củng cố tâm trí và cơ thể của bạn, bất kể là bằng việc tập thể dục, đọc sách, đi bộ hay gì đó đi chăng nữa. Hãy thay thế năng lượng tiêu cực bằng sự tích cực, để mà đến cuối cùng, bạn sẽ có thể biến sự tiêu cực của bọn họ thành một thứ gì đó tích cực hơn cho bản thân. Sau tất cả, bọn họ vẫn sẽ là một lũ khốn tiêu cực còn bạn thì chắc đã trở thành một con người mới rồi.
Bạn đã từng nghe đến cuốn sách: “Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc ‘Đếch’ Quan Tâm” bao giờ chưa?
Trái ngược với tiêu đề, cuốn sách thật ra sẽ rèn luyện cách bạn suy nghĩ, giúp bạn có thể sắp xếp những ưu tiên của bản thân theo thứ tự làm bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn (chứ không phải kiểu kệ mịa mọi người, kệ mịa đời). Việc nên hay không nên bận tâm về ý kiến của người khác thật ra chỉ là một trong những mục tiêu mà cuốn sách đưa ra, mà có khi chỉ là lời khuyên phụ thôi ấy chứ. Tôi thật sự khuyên mọi người nên đọc nó.
Và tất nhiên không phải đọc xong cuốn sách thì mọi thứ sẽ thay đổi ngay đâu, ít nhất thì điều nó có thể làm là cho bạn biết thêm một số góc nhìn mới khi “tái cơ cấu” lại cuộc sống của mình thôi.
Thật ra là người ta chỉ nói ngắn gọn cho đơn giản hơn thôi.
Điều đầu tiên bạn cần phải nhớ, là bạn không thực sự hiểu rõ cách mà người ta nhìn nhận bạn. Nếu bạn bị tự ti, khả năng cao bạn sẽ phóng đại những gì người ta thực sự nghĩ về bạn, rồi ngầm hiểu là người ta đang nghĩ xấu về bạn trong khi chưa chắc đã như thế.
Thứ hai, tất nhiên là nó không đơn giản như bật-tắt công tắc. Như tôi đã nói, chỉ là người ta đã đơn giản hóa quá mức lời khuyên cho ngắn gọn thôi. Ý lời khuyên có nghĩa là bạn hãy điều chỉnh mức độ quan tâm của bản thân làm sao cho phù hợp với cảm xúc của người khác. Tất nhiên là bạn cần phải rất thận trọng rồi bởi bạn không muốn làm xấu mặt bản thân đâu nhỉ. Hãy ngồi xuống, suy nghĩ thật kĩ về việc bạn muốn cho phép bản thân được cảm nhận tới mức độ nào, đây không phải chuyện một sớm một chuyện vậy nên hãy tiếp tục thử và dám chịu sai. Hầu hết những sự tương tác xã hội tác động rất ít đến cuộc sống của chúng ta, vậy nên đừng quá lo lắng, tương tự vẫn những mối quan hệ bên ngoài gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đừng cố tắt hẳn nó đi, mà hãy giảm bớt.
Tôi bắt đầu bằng việc giảm bớt sự nhạy cảm của bản thân đối với người khác, rồi nghĩ xem những người lạ nào, những nhóm người nào, vv… mà tôi cần bớt bận tâm lại. Một khi bạn đã gác lại những gánh nặng trên vai, thì sự tương tác xã hội của bạn sẽ được cải thiện và trở nên thoải mái hơn. Bạn cần phải huấn luyện cho bộ não ngáo ngơ của mình không nên gặp căng thẳng như khi đang nói chuyện với một người hấp dẫn nào đó chẳng hạn, rằng cuộc hội thoại này méo có ý nghĩa gì hết, tương lai hay hạnh phúc của mày méo phụ thuộc vào nó, đừng có chưa gì mà đã đặt tên cho con cái rồi suy nghĩ xem gia đình bên đó có thích mày hay không chứ. Một khi bạn đã vượt qua giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và đã có thể toàn tâm khiến cho đối phương thích bạn đó.
Tôi nghĩ đây là một lời khuyên mang tính lâu dài hơn, kiểu người ta phải rèn luyện bản thân để không còn cảm thấy bận tâm nữa, và đó là một quá trình rất khó khăn ấy.
Chuẩn! Tôi không thể nào nói hay hơn được lol.
Tất nhiên là nó không dễ dàng như bật-tắt công tắc rồi! Những nghĩ kĩ nè… Ngày nào bạn cũng có thể bắt gặp một người hàng xóm hoặc một thủ quỹ quen thuộc nào đó đúng không, vậy thì bạn thường nghĩ về họ trong bao lâu? Hãy là chỉ khi họ ở trong tầm mắt của bạn thôi? Để rồi chẳng phải ngay khi bạn nói chuyện với ai khác, họ sẽ không còn ở trong tâm trí bạn nữa ư? Ngay cả bạn bè và người thân của bạn, bạn có dành nhiều thời gian để nghĩ xem họ đang thế nào và đang làm gì không? Hay bạn chỉ ngồi một chỗ dành hầu hết thời gian để suy nghĩ về bản thân mình? (Tôi KHÔNG CÓ nói rằng điều đó là xấu hay gì!!) Nhưng, tôi thề với bạn luôn, gần như tất cả mọi người trên thế giới này đều dành HẦU HẾT thời gian chỉ để bận tâm về họ và cuộc sống của họ thôi. Còn hơn là phải bận tâm về những người chẳng ảnh hưởng gì tới họ, ngoại trừ con cái, vv…
Chắc bạn chưa bao giờ phải ở quanh những người hay nói xấu sau lưng người khác nhỉ?
Tất nhiên là rồi chứ. Và, tất nhiên là cảm thấy tổn thương. Nhưng, tôi đã đủ trưởng thành để không còn phải bận tâm về nó nữa. Bởi vì tôi biết mình là ai và tôi hài lòng về điều đó.
Tôi xin lỗi nhưng mà bạn không nên hiểu tất cả mọi thứ chỉ theo bề nổi của nó được, hãy ngừng tự đắm chìm trong sự buồn bã và làm gì đó để thay đổi đi. Cái lời khuyên mà bạn nói không hề đồng nghĩa với việc khuyên ai đó kiểu “thấy trầm cảm à, ra ngoài đi dạo cho sảng khoái đầu óc đi”. Thật ra nó còn là một lời khuyên tốt nữa ấy chứ, tất nhiên là không dễ để làm theo rồi, nhưng tôi cá là đến cả những người hoàn hảo có sức hút nhất mà bạn từng gặp cũng sẽ cảm thấy khó khăn y như bạn thôi. Tuy nhiên, hãy chịu nhìn nhận và đấu tranh lại cứ mỗi cmn khi bạn vấp phải những cảm xúc tiêu cực đó. Điều quan trọng là hãy chấp nhận rằng đôi lúc bạn sẽ gặp thất bại, nhưng vẫn tiếp tục cố gắng. Tất nhiên, tôi không rõ hoàn cảnh của bạn như thế nào, liệu bạn có gặp chấn thương tâm lý hay còn điều gì khác cản trở bạn hơn là việc bạn chỉ là một người tự ti hay không, nhưng hầu hết mọi người đều không gặp phải trở ngại gì lớn đến mức không thể chế ngự được chúng. Vậy nên hãy tiếp tục cố gắng, mọi thứ rồi sẽ trở nên tốt hơn thôi!
Chẳng phải nó đều như thế với mọi lời khuyên sao.
Rằng đừng có lo lắng nữa
Rằng đừng cảm thấy trầm cảm nữa
Rằng đừng để thứ kia thứ nọ làm mày bận tâm nữa
Rằng hãy nhận công việc đó đi chứ?
Vân vân và mây mây
Tương tự như vậy, tôi nhận thấy hầu hết mọi người ở đây toàn phàn nàn về đời sống xã hội của họ nhưng lại không hề chịu làm gì cũng như từ chối mọi hành động do người khác gợi ý để thay đổi nó.
Chẳng phải mệt mỏi sao khi thấy người ta chỉ thà được chìm đắm trong sự khổ sở của bản thân còn hơn là chịu làm bất kì điều gì khác.
Cho lời khuyên thật sự là một chủ đề rất phức tạp
Tất nhiên rồi.
Nhưng điều căn bản nhất của việc xin lời khuyên từ người khác bắt nguồn từ việc bạn muốn thay đổi bản thân, thay đổi những gì bạn đang làm mà nhỉ.
Nếu từ đầu bạn đã không gặp bất kì vấn đề gì về tinh thần, vậy thì hỏi để làm gì?
Người ta không đến đây để xin lời khuyên. Họ đến đây là để cảm thấy bản thân có giá trị và được nhìn nhận. Chắc có lẽ đây là phần lỗi thuộc về mấy cái cộng đồng nhỉ. Dù sao đó là những thứ mà chúng ta đi upvote mà.