Dù ở đâu, với ai, hy vọng cậu luôn vui vẻ

“Những tháng ngày tươi đẹp của tuổi trẻ bồng bột, một khi bắt đầu hiểu chuyện hẳn đã kết thúc”
Từ nhỏ tới lớn, chắc hẳn cậu đã từng bị nhốt bởi một từ
———“hiểu chuyện”.
Vì để có được sự khen ngợi, cậu luôn ưu tiên nghĩ cho người khác trước, luôn chịu thiệt hy sinh bản thân.
Đứng giữa muốn người khác vui vẻ và bản thân vui vẻ, cậu vĩnh viễn lựa chọn người khác.
Nhưng dù là vậy, sự hiểu chuyện đó vẫn không được nhiều người trân trọng.
Như câu nói này:
“Thế giới này luôn khiến người hiểu chuyện hơn, chịu đựng nhiều hơn, song người hiểu chuyện đó vốn không vì hiểu chuyện mà trở nên vui vẻ”
Lâu dần, mọi người sẽ nghĩ cậu hiểu chuyện là lẽ đương nhiên.
Những người không hiểu chuyện đó, đôi khi hiểu chuyện lại được tâng đến tận trời mây, còn những người hiểu chuyện, chỉ cần một lần ương bướng sẽ liền bị nói “thay đổi rồi”.
Ngày trước tôi cho rằng “hiểu chuyện” là một từ rất rất tốt, nhưng sau này lớn rồi mới phát hiện, thật ra “hiểu chuyện” cũng không hẳn tốt.
Có người khen cậu hiểu chuyện, là vì muốn mượn danh nghĩa đó để cậu tiếp tục hiểu chuyện, lấy đi thứ thuộc về cậu;
Có người khen cậu hiểu chuyện, là vì muốn cậu gạt đi tính khí của mình, nghe lời họ, làm việc cho họ.
Còn có một số người khen cậu, đơn giản là hy vọng cậu đừng gây thêm rắc rối cho họ, nhưng nếu có một ngày họ muốn nhờ cậu, thì cậu không được từ chối.
Quan sát kĩ những người xung quanh cậu sẽ phát hiện, những người quá đỗi hiểu chuyện, như sống trên lớp băng mỏng, luôn sợ bản thân làm sai điều gì đó, cực kì cẩn trọng, luôn trong trạng thái quan sát lời nói, sắc mặt của mọi người, lo lắng người khác không vui, nhưng lại quên đi vui vẻ của bản thân.
Đại khái 80% người trưởng thành, đã đánh mất khả năng khiến mình vui vẻ.
Bạn bè nói, đến 28 tuổi rồi cô ấy mới phát hiện, hình như bản thân chưa từng thực sự vui vẻ.
Lúc nhỏ thi được 100 điểm rất vui, còn nóng lòng về nhà đưa cho ba mẹ xem, nhưng đợi lại chỉ có một câu: “đừng kiêu ngạo, cẩn thận lần sau điểm thấp”
Thời thanh xuân rất vui khi gặp được người mà mình thích, nhưng cô ấy không dám nói, chỉ có thể cất nó trong lòng. Vì khi chia sẻ sự vui vẻ này rồi, nhất định sẽ trở thành chủ đề trò chuyện của mọi người vào giờ giải lao.
Sau khi đi làm, càng không thể để lộ sự vui vẻ, bắt buộc duy trì hình ảnh thành thục, thận trọng ở nơi làm việc, nếu không sẽ bị đồng nghiệp, cấp trên cho là: “lố lăng”, “không chuyên nghiệp”, “không làm được việc lớn”.
Nên là đè nén niềm vui, che đi nỗi buồn, trở thành thói quen sống, không quan tâm hơn thua, mặt không biến sắc, trở thành thứ mà ta theo đuổi.
Tôi vẫn cho rằng, con người sống không phải vì để làm hài lòng sự kỳ vọng của người khác, mà là vì để trở thành người mà bản thân muốn trở thành.
Cho dù bản thân không hiểu chuyện, không khôn khéo, không thành thục, không thận trọng, nhưng tôi vẫn luôn ủng hộ cậu trở thành mẫu người mà mình thích.
Thế giới này yêu cầu cậu như thế nào, đó là chuyện của nó, nhưng dù là bất cứ khi nào, với ai, ở đâu, tôi đều hy vọng cậu có thể vui vẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *