du-kien-sap-nhap-ninh-binh:-co-nguoi-duoc-vua-goi-bang-thay

Dự kiến sáp nhập Ninh Bình: Có người được vua gọi bằng Thầy

Chủ nhật, ngày 13/04/2025 00:14 GMT+7

Tào Nga Chủ nhật, ngày 13/04/2025 00:14 GMT+7

Nơi đây là miền đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, luôn tự hào đã từng là kinh đô của 3 vương triều cùng nhiều danh nhân nổi tiếng khắp cả nước.

Dự kiến sáp nhập Ninh Bình

Ninh Bình thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng với 9 tỉnh, thành gồm TP Hải Phòng, các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, là những tỉnh nằm trong dự kiến sáp nhập trong thời gian tới.

Dự kiến sáp nhập Ninh Bình là tỉnh có diện tích 1387,5 km2 với dân số gần 100 vạn người, bao gồm 8 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố: Thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và huyện Kim Sơn, nơi tụ sơn, hội thủy, núi non trùng điệp, xen giữa những dòng sông thơ mộng.

Một góc thành phố Ninh Bình. Ảnh: Cổng TTĐT Ninh Bình

Miền đất cổ linh thiêng với phong cảnh tươi đẹp này không chỉ là nơi phát tích của 3 vương triều Đinh – Lê – Lý còn là nơi đã sản sinh những danh nhân, những bậc hiền tài làm rạng danh dân tộc, rạng danh đất nước. Theo các tư liệu lịch sử, riêng thời phong kiến, kể từ khoa thi đầu tiên (năm 1075) đến khoa thi cuối cùng ở miền Bắc (năm 1918), Ninh Bình có hơn 200 người đỗ đạt (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Hương cống, Cử nhân) tại các khoa thi. Các nhà khoa bảng đã có đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Trong các nhà khoa bảng Ninh Bình có nhiều người trở thành nhà văn hóa lớn nổi tiếng của đất nước, có những đóng góp nổi bật trong lịch sử dân tộc, tiêu biểu như Thái phó Trương Hán Siêu thời Trần, Tiến sĩ Ninh Tốn thời Lê, Trạng Bồng Vũ Duy Thanh, danh nhân Phạm Thận Duật, Vũ Phạm Khải thời Nguyễn…

Dự kiến sáp nhập Ninh Bình: Những người con nổi danh về học vấn, có người được vua gọi bằng “Thầy”

Thái Phó Trương Hán Siêu

Thái Phó Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, hiệu là Đôn Tẩu, người Phúc Thành, huyện Yên Ninh, phủ Trường Yên, nay thuộc thành phố Ninh Bình.

Ông là một danh sĩ, người được 4 đời vua Trần tôn kính gọi bằng “Thầy”. Ông còn là Hàn lâm học sĩ, Tả ty lang trung kiêm Lược sứ Lạng Giang, Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự, rồi truy tặng Thái phó. Ông cùng tiến sĩ Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ Luật “Hình thư” rồi sách “Hoàng triều đại điển”.

Đền thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu tại thành phố Ninh Bình. Ảnh: Báo Ninh Bình

Đọc sách viết về ông, người ta nhớ đến “sự kiện”: hơn 80 tuổi, ông vẫn lên ngựa vào miền trong – Thanh Hoá, Nghệ An – để gánh công vụ nhà Trần giao. Khi hoàn thành công vụ, lúc về, ông mất trên đường đi vì bị ốm đau. Ông để lại một số bài thơ, nổi tiếng nhất là “Bạch Đằng giang phú”. Nhân cách của ông, phẩm giá của kẻ sĩ họ Trương này, có thể hiểu qua các câu thơ mà ông gửi gắm trong bài phú nổi tiếng kia: “Giặc tan muôn thuở thái bình; Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao” và “Những người bất nghĩa tiêu vong; Nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh”.

Vũ Phạm Khải (1807 – 1872)

Vũ Phạm Khải sinh năm 1807, quê thôn Phượng Trì, nay thuộc xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông là một vị quan tiến bộ của triều đình nhà Nguyễn, một trong những vị quan tích cực nhất trong phái chủ chiến chống Pháp. Ông còn là một nhà thơ nổi tiếng đương thời.

Dù chỉ là cử nhân, nhưng Vũ Phạm Khải nhiều lần được sung việc tuyển chọn hiền tài tiến sĩ cho quốc gia. 

Ông đỗ cử nhân năm 1831, làm quan dưới 3 triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức và trải qua các chức vụ chính: Tri huyện, Ngự sử, Lang trung Bộ Hình, Tham biện nội các (nên người ta thường gọi ông là Quan các Phượng Trì), Toản tu sử quán, Trưởng hàn lâm viện, Bố chính Thái Nguyên.

Được biết, không giữ chức giáo quan chính thức nào nhưng bằng việc giảng dạy nghiệp dư của mình, ông đã đào tạo được khá nhiều nhà khoa bảng từ Cử nhân đến Tiến sĩ và đã hai lần chấm thi Hương, ba lần chấm thi Hội và thi Đình. Ba lần ở Sử quán, tổng cộng là 9 năm, ông đã góp phần biên soạn phần lớn bộ “Đại Nam thực lục”, một bộ sử đồ sộ, đã được dịch in gồm 38 tập, trong đó có 26 tập do ông đứng tên đồng soạn giả.

Song điều đáng nói hơn cả về ông là một nghĩa khí, một tấm lòng thương dân, yêu nước sâu sắc trước nguy cơ tồn vong của đất nước. Đi đến đâu, ở cương vị nào, ông cũng tìm mọi cách cải thiện đời sống cho dân chúng: phát chẩn cho dân đói, khai khẩn đất hoang, giúp dân phiêu tán trở về an cư lạc nghiệp. Vũ Phạm Khải là một con người luôn giữ trọn tấm lòng vì vua, vì nước.

Trạng Bồng Vũ Duy Khanh

Danh nhân văn hoá Vũ Duy Thanh lúc nhỏ có tên là Vũ Duy Tân, sinh ngày 9/8/1807 ở làng Kim Bồng, thuộc phủ Yên Khánh; nay là xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Sinh ra trong một gia đình nho học, lại nổi tiếng là thần đồng ngay từ nhỏ, ông thi đỗ Tú tài vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), rồi đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội vào năm Tự Đức thứ 4 (1851).

Trạng “Bồng” Vũ Duy Thanh.

Năm 1851, nhà vua cho mở chế khoa, là khoa thi đặc biệt và trực tiếp ra đề, Vũ Duy Thanh đỗ “Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh” (tức Bảng nhãn). Vì lệ thi cử nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên, chỉ có Bảng nhãn là cao nhất, bởi vậy ông còn được coi như là “Trạng” và được gọi là Trạng Bồng.

Sau đó, ông được bổ làm Thị độc trong Hàn lâm viện, sau được đổi qua viện Tập hiền, làm Quốc tử giám Tư nghiệp, rồi thăng Tế tửu (tương tự như chức Hiệu trưởng trường Đại học ngày nay), cho đến lúc mất.

Ở Quốc Tử giám, ông chú trọng việc đào tạo nhân tài. Ông đã dâng lên vua Tự Đức bản sớ xin chấn chỉnh việc giáo dục.

Tháng 9/1858, quân Pháp nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), ông đã dâng sớ xin quyết đánh. Thấy đối phương có tàu chiến và đại bác, ông đã dày công nghiên cứu binh thư, tìm phương sách chống lại. Theo tài liệu, ông đã dành một phần lương bổng để mua vật liệu chế mẫu tàu “hỏa công thủy chiến”, nhưng việc chưa xong thì ông mất vào năm 1859, hưởng dương 53 tuổi.

Vũ Duy Thanh là “người yêu nước chân thành”, “có tính chất phác, ngay thẳng. Sau khi ông mất phần mộ ông được an táng tại quê nhà (vị trí tại xóm Vân Lai ngày nay) và được lập nhà thờ trên mảnh đất đã sinh ra ông (xóm Trung – Vân Bòng ngày nay).

Trải qua gần 2 thế kỷ, sau khi Cụ Bảng nhãn mất, người dân địa phương vẫn lưu truyền những giai thoại và luôn luôn tôn kính ghi nhớ tài hoa lỗi lạc của ông. Năm 1993 Lăng mộ và nhà thờ Vũ Duy Thanh được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Quốc gia. Hằng năm vào ngày 4/4 âm lịch Đảng uỷ, UBND xã, các đoàn thể, các trường học cùng với dòng tộc họ Vũ tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất của danh nhân văn hoá Vũ Duy Thanh tại nhà thờ ông, buổi lễ thể thiện tình cảm trách nhiệm và lòng tôn kính, đồng thời ôn lại thân thế sự nghiệp của ông cho thế hệ trẻ ghi nhớ và noi theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *