Du khách đổ xô check-in Chùa Cầu – Hội An sau trùng tu đã bất ngờ nhận xét thế này
Thứ bảy, ngày 03/08/2024 19:20 PM (GMT+7)
Chùa Cầu – Hội An sau trùng tu nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân và cộng đồng mạng. Theo ghi nhận của PV, chiều 3/8, rất đông du khách vẫn đổ về tham quan, check-in tại di tích, có thời điểm nơi này chật kín người.
Chùa Cầu – Hội An sau trùng tu nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân và cộng đồng mạng. Điều này cũng khiến du khách tò mò, đến tham quan, check-in nhiều hơn.
Theo ghi nhận của PV, trong chiều 3/8, rất đông du khách trong và ngoài nước đã đến Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) tham quan, check-in.
Cả khách nội địa và khách quốc tế đều kéo đến tham quan khiến khu vực này có lúc chật kín người.
Bên trong di tích cũng đã mở cửa cho khách đi lại, tham quan và chụp ảnh.
Du khách tỏ vẻ khá thích thú khi được ngắm nhìn Chùa Cầu trong diện mạo mới.
Được biết, có gần 60% khối lượng gỗ, gần 30% số viên ngói, 80% số đĩa cổ, 20% cấu kiện đá nền, 35% số con giống trang trí bờ mái… được gìn giữ, tái định vị tại di tích sau khi tu bổ.
Đường kẻ màu trắng phía dưới lan can cầu đã được quét nước vôi cho sậm hơn.
Du khách nước ngoài tranh thủ chụp ảnh lưu lại kỉ niệm về Chùa Cầu sau khi trùng tu.
Bạn Đặng Thị Hạnh (du khách đến từ Hà Nội) chia sẻ: “Đây là lần đầu mình đến Hội An, mình tò mò về việc Chùa Cầu sau trùng tu như thế nào. Dù nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc trùng tu Chùa Cầu, nhưng theo tôi thấy di tích hiện nay khá là tốt, không khác mấy so với trước đây. Sau khi thành màu trắng dưới lan can ở mặt tiền di tích được chỉnh trang, trông đã hài hòa hơn”.
Việc tu bổ Chùa Cầu được thực hiện trên tinh thần như một cuộc “giải phẫu – chữa bệnh” nên mọi hoạt động đều cẩn trọng, tỉ mỉ, bài bản, khoa học từ khâu chuẩn bị dự án đến các giải pháp tổ chức và kỹ thuật thi công tu bổ di tích.
Về các ý kiến nên “làm giả cổ”, chọn tông màu sao cho gần nhất với hình ảnh Chùa Cầu trước khi tu bổ, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho rằng điều này không phù hợp với quan điểm, nguyên tắc “không làm giả” mà dự án đã đề ra. Đặc biệt, điều đó dẫn đến lo ngại sẽ làm sai lệch yếu tố gốc, gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến kết quả của việc nghiên cứu về sau.
Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản văn hóa thế giới.
Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem
Post Views: 19