Đầu tiên, minh sẽ làm rõ quan điểm của mình là: Mình hoàn toàn ủng hộ quyền tự do tâm linh, tôn giáo của mọi người, nhưng hãy dùng nó cho bản thân. Đừng đem niềm tin của bản thân để áp lên các người khác, lên các vấn đề “có thật” và ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác, bắt họ phải tin và thực hành với mình.
Về chất lượng phim: Phim Vong Nhi có chất lượng phim thấp. Bối cảnh đơn giản, kĩ xảo tệ, màu sắc chỉnh lố tay. Cắt dựng vụn hay các góc quay đều thiếu sáng tạo, chuyển cảnh buồn cười (ngang ngửa Kiều @). Cái này mọi người cũng đoán được khi xem trailer rồi, mình cũng không cần nói nhiều.
Nhưng nếu chỉ có vậy thì quá bình thường so với nhiều “siêu phẩm Việt” chúng ta đã xem thời gian qua, cái làm mình đau đớn khi xem phim này là nội dung của bộ phim này tuột hậu và thiếu nhân văn, nhân tính trên vỏ bọc đạo đức một cách tàn nhẫn.
[Spoiler]
Với 3 tuyến nhân vật chính:
• Phương – bác sĩ phụ sản, làm công việc nạo phá thai ở bệnh viện (không phải làm chui), có con mắc bệnh ung thư
• Thảo có chồng nhưng hiếm muộn, từng phá thai do bị hiếp dâm thời sinh viên, sau này cũng có một người em gái phá thai khi còn là sinh viên.
• Bà Thuận – chủ một mái ấm nuôi trẻ em bị bỏ rơi, thu nhặt thai nhi bị phá ở bệnh viện về để chôn cất
Phim lấy quy luật nhân quả làm sườn chính cho cốt truyện, nhưng nó như cái tát vào mặt khán giả vì sự ngây ngô (hay lạc hậu).
• BS Phương vì làm công việc phá thai (một công việc được cấp phép) lại chịu quả báo là con trai mất do ung thư (kết nối bằng cảnh cô làm việc trong phòng mổ, vừa cắt thai thì con cô mất). Mình tự hỏi các bác sĩ phụ sản khi xem phim này sẽ cảm thấy tổn thương đến nhường nào, những người không may mắc ung thư và người thân, khi xem bộ phim này sẽ cảm thấy thể nào?
• Thảo bị hiếp dâm bởi 3 người đàn ông, nhưng mọi áp lực, tội lỗi, bị vong nhi ám đều đặt vào cô? Tư duy bắt phụ nữ chịu trách nhiệm và đổ lỗi cho họ cho chính quyền quyết định cơ thể của mình, với lời giải thích rằng con là của trời cho, bằng những câu chuyện tâm linh, dựng lên hình ảnh cái thai đã mất trong hình hài đứa trẻ 9 10 tuổi khóc lóc để lấy nước mắt. Đỉnh cao hơn, phim để cho đứa con sau này của Thảo mắc hội chứng Down như một nghiệp báo khác, với cương vị là một người thân của người Down, mình cảm thấy bị xúc phạm. Trong khi thế giới đang hết mình hỗ trợ và nâng cao nhận thức về Down hay các dị tật bẩm sinh khác, thì năm 2023, VN ra đời môt bộ phim để nói rằng họ bị như thế là do nghiệp báo của cha mẹ họ?
• Nhà làm phim xin hãy một lần join vào các group phụ huynh có trẻ đặc biệt, để xem họ đã phải chịu áp lực bởi những tư tưởng cổ hủ này từ chính gia đình chồng, láng giềng như thế nào, nuôi dạy những bạn nhỏ như vậy đã là một thử thách, sao lại phải khoét sâu thêm định kiến lạc hậu như vậy để làm gì?
• Việc lựa chọn phá hay giữ thai là rất khó khăn, và phải tùy trường hợp (hoàn cảnh, tâm lý, sức khỏe của người mẹ, điều kiện kinh tế để nuôi dạy trẻ) mà có thể đưa ra quyết định. Phim này với đại diện là nhân vật bà Thuận thì rõ là nhóm pro-life cực đoan, trong phim bà không cần quan tâm các cô gái có hoàn cảnh như thế nào, cứ auto không phá, mày phá là mày ác, là quỷ, là phải chịu nghiệp. Bộ phim đề cập cách giải quyết đến ngây thơ, đừng phá cứ sanh đi, chị không nuôi tôi nuôi hoặc hỗ trợ chị nuôi 🙂
• Buồn cười là phim có cảnh một ông thầy pháp bị bắt vì mê tín dị đoan, nhưng suốt phim lại chỉ ra là ma quỷ có thật, vậy hóa ra ông này bị bắt oan à =]]]]]]]~
Với mình, bộ phim này đội lốt một bộ phim nhân văn, ý nghĩa, nhưng tư duy đổ lỗi phụ nữ, dùng truyền thông tôn giáo để áp đặt quyền, định kiến lên phụ nữ, làm nó còn tệ hại hơn cả những Cù Lao XS hay Virus CL. Đã 5-6 năm gì đó từ chiến dịch “Mẹ ơi đừng gi** con” từ hai người đàn ông để quyết định quyền của phụ nữ, vào năm 2023, chúng ta có thêm Vong Nhi 🙂