Rất nhiều trong số đó đến từ những năm 1960.
Vào thời điểm đó, ngay cả những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động bình thường cũng được coi là khá giàu có, đặc biệt là so với châu Âu, nơi mà công cuộc tái thiết chiến tranh đang gặp rất nhiều khó khăn. Thế nên chính người Mỹ đã bắt đầu một trào lưu, vẫn còn rất phổ biến đến trước khi đại dịch diễn ra, gọi là du lịch đại chúng (mass tourism), trước đây chỉ những người siêu giàu mới đi du lịch. Vì vậy, rất nhiều khách du lịch Mỹ đã nhân cơ hội đi du lịch đến châu Âu (và những nơi khác) để xem các thắng cảnh.
Và như thường lệ, khi đến một quốc gia mới và tiếp xúc một nền văn hóa mới, khách du lịch như cá ra khỏi nước. Họ nói ra những điều nghe có vẻ hợp lý đối với họ, nhưng lại bị người dân địa phương coi là thiếu hiểu biết (và đôi khi là thô lỗ và bất lịch sự). Câu nói cửa miệng của khách du lịch Mỹ ngày trước là kiểu “Ù ôi” hay “Dễ thương dị”, và đưa ra những so sánh khập khiễng với những thứ “ở quê nhà”. Và đối với nhiều người từ các quốc gia khác, đây chắc hẳn là tình huống duy nhất mà họ tiếp xúc với người Mỹ.
Do đó, khái niệm “giàu có nhưng ngu ngốc” của người Mỹ đã trở nên phổ biến theo thời gian. Và định kiến đó vẫn còn tồn tại (ít nhất là ở nước ngoài).
Tất nhiên, qua thời gian, những người thường xuyên đi du lịch có xu hướng hiểu biết hơn, cùng với đó, du lịch đại chúng cũng phổ biến hơn đối với công dân của nhiều quốc gia ngày nay. Thế nên chúng ta cũng nhìn thấy nhiều hành vi thô lỗ và xuề xòa từ khách du lịch đến từ các quốc gia khác (nổi tiếng nhất là du khách Anh, Nga và Trung Quốc). Nhưng cái nhãn xấu xa đó có vẻ như dính chặt với quốc gia mà nó được áp dụng đầu tiên, và do đó, định kiến người Mỹ ngu ngốc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Theo: KPTG
Mình cũng có luôn nè. Thật ra ng Mỹ có một vấn đề nữa đó là sách xuất bản tại Mỹ đa phần là sách tiếng anh, ít sách dịch hơn các quốc gia khác. Và chỉ cần sách tiếng anh thôi là họ đã có một nguồn khổng lồ rồi. Vì vậy mà hiểu biết về phần còn lại của thế giới của họ có phần hạn chế. Thế nên nên đề nghị họ chỉ ra một quốc gia trên bản đồ thì phần nhiều là họ ko biết. Vì họ cũng chẳng quan tâm nữa. Dân Châu Âu thì tò mò với phần còn lại của thế giới hơn và nhờ lịch sử thuộc địa, họ có vô vàn bảo tàng trưng bày đủ thứ vơ được từ các nơi khác.