Điều gì quyết định giá trị sống của một sinh vật?

Kích thước, vẻ bề ngoài, trí thông minh, hay số lượng loài?
Hầu hết mọi người đều sẽ xem trọng mạng sống của một con cáo hơn là một con nhện.
Ý tôi là, tại sao lại như vậy chứ? Chúng đều là những sinh vật đơn lẻ, là những cá thể sống. Tại sao việc tàn nhẫn hay là cái chết đối với một con cáo lại gây ra nhiều sự phẫn nộ hơn một con nhện nhỉ? Đáng ra chúng nên được bình đẳng mà phải không? Phải chăng vì con cáo thông minh hơn con nhện? Vậy là mức độ thông minh của một sinh vật sẽ quyết định giá trị cuộc sống của nó hay sao?
Nhiều người sẽ không ngần ngại hay cảm thấy tội lỗi khi phá tổ kiến bằng cách đổ nước sôi xuống lỗ. Nhưng nếu ai đó làm như vậy với một chú chó, họ sẽ là “ác quỷ”?
“Thì chúng chỉ là kiến thôi” Ừmrồi sao? Chỉ bởi vì chúng nhỏ bé hơn, đông đúc hơn, đâu có nghĩa là chúng vô giá trị hơn đâu nhỉ.
Một điều khác nữa khiến tôi thấy khó hiểu đó là tại sao mọi người lại phản ứng khủng khiếp đến thế khi thấy những động vật trong sở thú bị bỏ bê và không được cho ăn đầy đủ. Nhưng mà họ đâu có biết, tình trạng của những chú động vật trong sở thú đó, KHÔNG LÀ GÌ CẢ so với cách một số loài động vật khác được đối xử.
Tôi không phải là kiểu người hippyyêu thiên nhiên thái quá, chỉ là tôi cảm thấy hơi sai sai khi những loài sinh vật được đối xử khác biệt dựa trên cảm tính cá nhân.
Mọi người nghĩ sao về việc này?


Tôi nghĩ điều đó là tổng hợp của những yếu tố sau đây:

  • Mức độ khó chịu (tỉ lệ nghịch với độ yêu thích).
  • Kích thước.
  • Trí thông minh.
  • Lợi ích.

Nên là, một thứ gì đó bé nhỏ, thực sự hơi thiếu thông minh, cực kì khó chịu và không (trực tiếp) có ích lợi gì, chúng ta sẽ đánh giá thấp chúng và giếc chúng dễ dàng (ví dụ như một con nhện hay con muỗi). Mặt khác, một chú chó to lớn, thông minh, không khó chịu và mang lại cho chúng ta hạnh phúc, thật khó để ra tay với chúng, ngay cả trong những tình huống mà chúng ta nên làm như vậy (chó bị bệnh phải chịu đau đớn khi sống).


Ừm, thứ gì đó bé nhỏ, thiểu năng và khó chịu, và không (trực tiếp) tỏ ra có lợi ích gì…
Tôi nghĩ ra được giống chó gì rồi đấy.


Hamster nhà tôi:
Làm ồn suốt cả đêm.
Quỷ lùn.
?????
????????
Tôi yêu hắn…


Việc trở thành thú cưng giúp nó tỏ ra có ích hơn (giải trí, tinh thần). Một con chuột nhà có những chỉ số tương tự trừ cái đuôi dài ngoằng, và không phải thú cưng, ồ và đập chếc chúng nó đi.


Câu hỏi hay đấy, có lẽ nó liên quan đến sự tương đồng của động vật đối với chúng ta. Chúng ta cảm thông với một con cáo vì chúng có phần giống với chúng ta, như bộ lông, biểu cảm khuôn mặt hay tổ chức gia đình. Nhưng một con kiến hay con nhện thì trông nó quá là quái dị đối với chúng ta, đến nỗi chúng ta khó mà thừa nhận được rằng chúng thực sự sống.
Tuy nhiên, cách giải thích này lại không hợp lý nếu xét đến động vật làm thực phẩm. Một con chó thực sự không có khác biệt gì nhiều so với một con bò hay con lợn, nhưng nếu bạn bắn và ăn thịt chó, mọi người sẽ quay cuồng điên đảo ngay. Người ta có thể rơi nước mắt vì những trại chó con, nhưng sẽ thờ ơ với những con gà ở trong hoàn cảnh tương tự.
Tôi không nghĩ trí thông minh là một yếu tố quan trọng, bởi vì có rất nhiều loài động vật thông minh nhưng vẫn bị con người ghét bỏ – như một con chuột cống chả hạn.
Điều lạ lùng hơn nữa là con người thường có xu hướng đồng cảm với đồng vật nhiều hơn là so với đồng loại. Đơn giản thôi, hãy quan sát cách mà người ta đối xử đối với một chú chó đi lạc, đói rét và lạnh lẽo, so với một người vô gia cư ngủ ngoài đường.
Loài người kì lạ lắm.


Tôi không thấy ví dụ cuối có điều gì lạ lùng cả. Nói một cách đơn giản, đó là ảo tưởng về khả năng kiểm soát tình hình của bản thân. Cho dù là đúng hay sai, mọi người đều thường hay nhìn thấy người vô gia cư và cho rằng nếu họ tự chỉnh đốn lại thì mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Chó thì khác, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nhân. Thêm điều nữa, chúng thường khá vô tội, không gây ra lỗi lầm nào để dẫn đến tình trạng như vậy cả.


Sự dễ thương. Đó là lý do tại sao chúng ta đều sẽ kiểu “Ỏoooo” khi anh lính cứu hỏa cứu một bé mèo con khỏi một ngôi nhà đang bị cháy, rồi sau đó đến bữa tối thì ngồi kể cho nhau nghe chuyện này, rồi cùng nhau ăn tối bằng món tôm hùm sống luộc nguyên con.


Ồ, câu hỏi này khiến tôi liên tưởng đến một phân đoạn trong một buổi diễn hài độc thoại của Denis Leary:
DL: Ngươi là cái gì?
Rái cá: Tôi là rái cá.
DL: Thế ngươi làm gì?
Rái cá: Tôi bơi ngửa và làm những trò dễ thương giống con người bằng hai tay.
DL: Ôk ngươi tự do.
DL: Ngươi là gì?
Bò: Tôi là bò.
DL: Lên xe tải nhanh!
Bò: Nhưng tôi là động vật…
DL: Ngươi là găng tay bóng chày, giờ thì lên xe tải ngay cho ta!


Hương vị.


Thế thì bò, lợn, gà tây với gà ta sẽ không bao giờ tuyệt chủng rồi.


Thế thì ở bên Đông Nam Á thịt chó mèo có ngon hơn không? Do chúng là loài khác hay do chúng ta cook sai cách? Tại sao vậy? Ở Pháp có ngựa ăn ngon ở đây không?


Thịt chó nói chung khá là ngậy. Nói chung là phù hợp cho một đêm say xưa. Còn mèo ư? Ngon lắm luôn. Bạn có thể làm một nồi hầm, rồi cho thịt mèo vào và đợi. Ngon vải lồng.


Tôi muốn biết liệu ông có đang thành thật hay không.
Tôi không có hứng thú ăn thịt chó hay mèo, nhưng tôi thực sự chưa bao giờ nghe ai đó mô tả ăn chúng mà không làm mấy cái joke châu á cả.


Thịt là thịt. Người Mỹ bản địa cũng từng ăn thịt chó của họ khi chúng qua đời. Thức ăn free mà. Với cả có nhiều nền văn hóa ăn thịt chó mèo lắm. Chỉ là tôi không quen thuộc những thứ đó mà thôi. Thịt ngựa còn được coi là món ngon ở nhiều nước Châu Âu và Nhật Bản, nhưng sẽ là một điều cấm kị nếu bạn ở Mỹ.


Cũng giống như tất cả các thước đo giá trị khác, việc xác định điều này cực kỳ mang tính cá nhân. Những người theo đạo Jain sẽ quét dọn sạch sẽ mặt đất để tránh vô tình giết chết những con bọ nhỏ bé, trong khi ở phía ngược lại, có những kẻ giết người hàng loạt sẵn sàng tước đoạt mạng sống con người chỉ vì vui thích. Chắc chắn sẽ có một vài loài động vật nằm ở mọi điểm giữa hai thái cực này, và văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự xác định giá trị của chúng. Một số nền văn hóa sẽ thoải mái ăn những loài động vật mà các nền văn hóa khác cho là vô đạo đức, không có tình người.
Sự thật là sự sống của con người sẽ không thể tồn tại nếu không có cái chết, nhưng việc vạch ra ranh giới ngay cả đối với cái chết của người khác lại bị coi là một vấn đề gây tranh cãi, gay gắt đến mức ông sẽ không thể có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.


Sự đáng yêu của sinh vật.


Đây là công thức tính toán giá trị của một sinh vật:
V = (I^2)(P)(Ua)(R)[T*Ud]
Trong đó:

  • V là giá trị
  • I là trí thông minh
  • P là giá trị làm thú cưng của chúng
  • R là độ quý hiếm
  • Ua là mức độ hữu dụng khi còn sống
  • Ud là mức độ hữu dụng khi đã nghẻo
  • T là mùi vị
  • Ồ cái này tôi bịa ra thôi, có thể hơi sai sót đấy, và thiếu cả đơn vị nữa.

Tôi nghĩ nó liên quan đến khả năng giao tiếp và đồng cảm của chúng ta đối với các loài sinh vật khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *