Nếu bạn mở cái gì đó, nhớ đóng nó lại.
Không áp dụng với những doanh nghiệp tạo ra thu nhập, túi khoai tây chiên và hộp Pandora.
Nếu hông đóng túi snack bằng kẹp nhựa hay cái gì khác thì đồ ăn sẽ ỉu ó
Ủa bồ hông ăn hết cả túi hả?
(Wait you don’t eat the whole bag?)
Vấn đề là ăn hết cái túi rồi thì tui đâu còn chỗ đựng khoai.
(The trouble is, after eating the whole bag, I have no place to store the chips)
Thôi được rồi ba, trở lại câu chuyện nào…
Tôi sống ở sa mạc và vấn đề thì ngược lại. Khoai chiên vẫn giòn đó nhưng nếu bồ bỏ bánh mì sandwich vào túi thì bánh lại bị ẩm.
Đúng thế, có điều xảy ra hơi muộn đối với mối quan hệ của tôi
Ước gì những người gen Y đi tới phòng gym đọc được điều này
Tuyệt ghê, tôi vừa mở mang đầu óc để tiếp thu kinh nghiệm sống.
Giờ thì đóng lại đi
Thế giới này không bận tâm đến cảm xúc của bạn đâu.
Đừng trở thành một đứa khoons nanj
Nếu có thể, hãy cố sống cho chính mình chứ đừng vì kì vọng của người nào đó dành cho bạn.
Nếu đang đi bộ cùng một nhóm người thì đừng chiếm toàn bộ vỉa hèhành langđường hầmđường rayđường mònlối đi
Nếu bạn đang đi về phía nhóm người như thế, thì cứ việc nhìn về cái gì đó phía sau họ, rồi dõng dạc bước tới. Đừng nao núng, cũng đừng ra dấu gì ngoài việc tự tin bước đi Tự động nhóm người dàn hàng đó sẽ phải tách ra và nhường chỗ như thể Moses rẽ nước Biển Đỏ vậy. Luôn luôn hiệu quả lol
Xác nhận cái này luôn có tác dụng mỗi khi đi bộ nha. Chỉ cần nhìn vào khoảng không rồi tự tin sải bước về phía đó thì những người quanh đấy sẽ vô thức nhường đường cho bạn.
Hoặc là dừng lại giữa đường. Lúc này họ sẽ bước vào khu vực của bạn và sai 100%, hoặc họ phải tách hàng và đi qua bạn như thể sóng vồ vào tảng tá ấy.
Quy tắc đi trên vỉa hè là người đi chậm nhất sẽ được ưu tiên. Thế thì còn ai chậm hơn một kẻ đứng yên nữa.
Sẵn nhắc tới đường ray nên tôi nói luôn. Tàu đã đến gần, nhanh và rộng hơn bạn nghĩ. Nên là ra khỏi đường ray liền đi.
Đời đ công bằng đâu.
Hầu hết kinh nghiệm của chúng ta đều đến từ những sai lầm đau đớn.
Và cả những thành công cay đắng nữa.
Ừa!
Khi bạn làm mọi việc đúng hết nhưng vẫn không chiến thắng hay có kết quả tốt, thì đôi khi là vì… cuộc sống mà.
Có thể không mắc phải lỗi nào nhưng vẫn thua. Đó chả phải thất bại. Đó là cuộc sống.
Ngược lại nếu bạn làm sai mọi việc nhưng vẫn chiến thắng thì đó là vẻ đẹp của cuộc sống.
Bản đồ tinh thần chỉ ra cách mọi thứ hoạt động cũng có sai sót về nhiều mặt.
Đồng ý!
Tôi gần 30 tuổi nè và mỗi khi tôi thấy mình hiểu hiểu điều gì đó rồi thì cuộc sống sẽ vả mặt nói tôi đã lầm.
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một nụ cười chân thành; đó là ngôn ngữ phổ quát của sự tử tế.
Chính xác – nếu đó là văn hoá. Ở một vài nền văn hoá, người ta cảm thấy bất an khi người lạ mỉm cười với họ.
Chỉ mỗi bạn luôn nhớ về những khoảnh khắc xấu hổ của mình thôi, mọi người xung quanh chẳng để tâm lắm đâu.
Tôi thích câu này. Tôi hầu như không còn cảm thấy ngượng nữa bởi biết rằng chỉ cần tôi cười lớn rồi cứ sống tiếp, thì những người khác cũng sẽ thế.
Sống trong quá khứ chỉ làm trì hoãn tương lai thôi.
Tôi đã cố gắng rồi, nhưng cảm giác xấu hổ vẫn đó dù thâm tâm tôi biết không còn ai nhớ về nó và cũng chẳng ai quan tâm.
Càng lớn tôi càng nhận ra tầm quan trọng của việc cảm thấy thoải mái khi không thoải mái.
Trong những tình huống lúng túng, cảm giác đó sẽ qua thôi. Và với những trải nghiệm mới, thì thất bại là chìa khoá của thành công đó.
Bạn nên tìm đọc về hiệu ứng khán giả tưởng tượng (invisible audience effect). Nó thực sự mở mang tầm mắt và giúp tôi vượt qua chuyện này.
Bố vẫn hay bảo tôi rằng “Nếu thỉnh thoảng con không thất bại, đôi khi còn thường xuyên thành công, điều đó nghĩa là con đang không học được gì cả”. Nhớ mãi.
Có tiền có quyền. Tiền có thể mua (hầu hết) những thứ bạn muốn.
Bạn có 1 ngày tồi tệ không có nghĩa là bạn phải huỷ hoại để khiến những người khác cũng thế.
Tất cả mọi người mà làm theo quy tắc này thì thế giới đẹp biết bao nhiêu.
Khi tôi có một ngày tệ hại mà lại phải ra ngoài, tôi cố gắng khen ngợi mọi người hoặc làm những điều tốt đẹp cho họ, mặc dù nội tâm tôi muốn đập phá lắm rồi.
Tôi bắt đầu làm điều này để kiểm soát cơn giận, nhưng tác dụng phụ buồn cười là mọi người thường thực sự tử tế lại với tôi. Nó như đánh lừa bộ não, rằng lòng tốt của họ như chất hữu cơ giúp tôi vui lên.
Trò này chỉ không hiệu quả nếu ngày đó bạn gặp phải 5 đứa lỗ ddits liên tiếp – cố gắng né xa mấy trung tâm thương mại nhá ????
Vẫy nhẹ tay khi ai đó cho phép bạn hoà vàotham gia vào dòng xe.
Chớp đèn nếu có cảnh sát trên đường. (Hoặc vỗ vào đỉnh mũ bảo hiểm nếu bạn đang lái xe máy).
Vẫy 2 ngón tay nếu bạn đang ở giữa đám đông hò reo và muốn vượt qua chiếc ô tô khác.
Đừng ngồi lê đôi mách chuyện gia đình.
Chỉ có MỘT hằng số trên thế giới này. Điều bất biến đó chính là sự thay đổi.
Thật trớ trêu. Duy một điều không thay đổi chính là sự đổi thay của chính nó.
Chào hỏi đồng nghiệp khi tới chỗ làm. Tôi biết nhiều người không thực hiện tác phong cơ bản này lắm đấy nhé.
Lấy ở đâu thì đặt về chỗ ấy.
Bạn không nhận được những thứ xứng đáng với mình.
Bạn hoàn toàn không hề mất gì khi lịch sự tương tác với người khác. Hãy nói làm ơn và cảm ơn, rồi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn mong đợi.
Nếu đồng nghiệp quay lưng hoàn toàn về phía bạn và không đáp lại lời bạn nói, thì đó là dấu hiệu tốt để ngưng trò chuyện với người đó.
Nói cảm ơn, làm ơn và xin lỗi khi cần thiết. Chả có gì không tốt khi lịch sự hết.
“Đọc vị” là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng nhất và bị đánh giá thấp nhất mà bạn cần có.
Nếu bạn đang dẫn dắt cuộc trò chuyện và ngườinhững người khác bắt đầu nhìn đi chỗ khác, hơi có hành động mất tập trung, hoặc nói xen vào các chủ đề khác, hãy bắt lấy khoảnh khắc đó và chủ động đổi đề tài.
Không phải ai cũng quan tâm đến chủ đề yêu thích của bạn như bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn nhạt nhẽo nhé (tất nhiên rồi), chỉ là đó không phải đối tượng khán giả phù hợp để bạn nói bất kì điều gì vào lúc ấy.
Tôi liên tục bị sốc bởi quá nhiều người trưởng thành, thậm chí đã 30 hoặc 40 tuổi rồi mà vẫn chưa học được điều đó và cứ nói mãi làm người khác bực bội.
Giữ cửa thang máy nếu ai đó đang chạy vội về phía đó – bạn chẳng mất gì, mà còn có thể giúp ích cho người ta rất nhiều.
Trừ khi thang đã đầy, trong thang có người đánh rắm và bạn đang bị trễ giờ.
Khi vợ bạn nói cổ không cần quà đâu thì bạn vẫn phải mua.
Chúng tôi không cần quà, chúng tôi muốn có quà.
Luôn đem theo đồ ăn vặt để phát cho mọi người cùng chuyến đi – điều này giúp hành trình của mọi người thú vị hơn á.
Bạn chả phải nhân vật chính đâu. Mấy hành động của bạn cũng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh vậy.
Hãy BỎ nó đi chứ đừng đặt nó xuống.
Nếu bạn đang lái xe chậm hơn những xe khác thì bạn phải đi phía bên phải
*còn tuỳ vào vị trí địa lý nha
Sức mạnh của hành động luôn lớn hơn của lời nói.
Không phải kẻ xấu nào cũng phải chịu đau khổ hay gặp quả báo.
Chuẩn, thỉnh thoảng quả báo cần đến chút “phụ lực”.
Vậy nên tôi cần vác ghế đánh họ. Hiểu rồi.
Sao bạn biết được chuyện này thế?
Đích xác là lý do tôi khuyến khích việc đánh người khi cần thiết.
Không một ai muốn nghe cuộc trò chuyện qua điện thoại hay video của bạn cả. Thế nên ở nơi công cộng thì đeo tai nghe vào. Còn nếu cuộc nói chuyện đó phải lớn tiếng hoặc mang tính cá nhân thì tìm chỗ nào riêng tư hẳn nói.
Lần duy nhất bạn dòm vào chén của hàng xóm là để chắc chắn họ đã đủ đồ ăn.
Đừng làm một đứa khốn nạn.
Không bao giờ nói chuyện linh tinh với những người bạn không biết.
Đừng bất lịch sự với nhân viên bán lẻ.
Tính ra bạn không cần thêm 5 từ cuối vô câu trên luôn á.
Nếu bạn đi đâu cũng ngửi được mùi cứt, hãy kiểm tra giày của bản thân.
Ví dụ như nếu bạn cảm thấy MỌI NGƯỜI đều không đồng tình với bạn, CẢ THẾ GIỚI đang chống đối bạn hay TẤT CẢ những người làm việc cùng bạn đều là kẻ khốn nạn…
thì có thể bạn chính là vấn đề ák.
Bạn sẽ không bao giờ được cảm ơn như cách bạn muốn được. Phần thưởng của bạn là việc tốt bạn đã làm, chứ không phải lời khen sau khi bạn làm việc đó.
Nhiều lúc im mẹ mồm là lựa chọn khôn ngoan nhất.
Câu này mà in lên T-shirt thì mê.
Các mối quan hệ (yêu đương, gia đình, bạn bè, công việc) đều có sự thỏa hiệp. Nếu bạn không sẵn lòng hỗ trợ những người xung quanh, vậy đừng ngạc nhiên khi họ không giúp đỡ lại.
Đừng có tự động tin tưởng người khác.
Khi một em bé lững chững biết đi đưa bạn một chiếc điện thoại đồ chơi, hãy đáp lại nó. Khi bé gái đưa bạn ly trà đồ chơi rỗng, hãy cầm và vờ uống. Và khi có bé trai bắn bạn bằng một cái sungs đồ chơi, hãy làm ra vẻ bị thương.
Dễ thương quá.
❤
Mỗi khi bạn cùng phòng, người yêu, vợchồng, con cái,… của bạn vừa về đến nhà và vẫn đang cởi giày, hay cất chìa khoá này nọ… ĐỪNG CÓ chào hỏi họ bằng một yêu cầu “họ cần làm gì” hay một lời nhắc nhở nào đó. Cảm giác thật sự rất tệ nếu được chào đón bằng cách ấy.
Nếu bạn chơi với 5 người thua cuộc, bạn sẽ là người thứ 6.
theo những gì tôi chứng kiến nhé, khá buồn là điều này không xảy ra với chiều hướng ngược lại… ????
Nếu đối xử tệ với một người nào đó thì bạn chả có quyền kì vọng điều gì khác từ họ đâu.
Đừng có bỏ qua cơ hội đi tè.
Nếu muốn nghe gì đó giữa chốn công cộng, đeo mẹ tai nghe vào.
Nãy giờ cứ cuộn xuống để tìm cái này. Người ngồi cạnh bạn trên máy bay, nhà hàng hoặc trên tàu không thiết nghe video bạn đang coi trên YouTube hay nghe bạn gái bạn nói qua loa ngoài đâu!
Đừng bao giờ phá hoại giờ nghỉ trưa của một ai đó. Hầu hết mọi người ghét công việc của họ, và nửa giờ đến một giờ họ được ở một mình, ăn trưa và hoặc chỉ đơn giản là ở một mình thôi đôi khi lại là sự bình yên và thích thú duy nhất mà họ có được trong hơn 8 giờ đồng hồ đi làm.
Nếu thấy ai đó đang ăn trong ô tô, hãy đỗ xe hoặc đi bộ ra nơi khác cách xa họ để không làm phiền họ. Trường hợp họ ở văn phòng một mình, đợi đến khi nào họ đã xong việc rồi hãy đến nói chuyện. Còn nếu mà sát giờ ăn trưa thông thường (giữa 12 đến 2h), dù bạn cần gì từ họ thì cũng đều có thể chờ đến hết giờ ăn trưa. Đừng! bao! giờ! phá! giờ! nghỉ! trưa! của! người! khác!