ĐI PHỎNG VẤN THÌ BẠN NÊN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ “AUTO ĐỖ”?

Bạn mà đọc tiếp là mình giật tít thành công rồi chứ không có auto đỗ đâu :)) Nhưng chắc chắn sẽ có một vài lưu ý các bạn có thể dùng để phỏng vấn tự tin hơn. 😗

1️⃣ Nên tham gia phỏng vấn khi bạn đang có ít nhất 2 cơ hội để lựa chọn:

Trong toàn bộ quá trình đi phỏng vấn của mình, mình không bao giờ chỉ apply đúng một việc và đặt cược mọi thứ vào đấy. Nếu chỉ có đúng cơ hội đó, bạn sẽ dễ lo âu và phần thể hiện của bạn chắc chắn sẽ kém đi, đơn giản vì nếu tạch là xong luôn. Còn nếu bạn có nhiều hơn một sự lựa chọn, tự bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, từ đó phần phỏng vấn của bạn cũng hiệu quả hơn. Khoa học đã chứng minh, nếu bạn lo lắng (kể cả trong vô thức) thì hiệu suất suy nghĩ của bạn đã giảm đi 50% rồi.

2️⃣ Đừng trả lời theo mẫu trên mạng, hãy kể chuyện thật trân và rút ra bài học sâu sắc:

Cách tốt nhất để các bạn trả lời phỏng vấn là nói thật (nhưng phải khéo chứ không được thô). Ví dụ nếu ai hỏi điểm yếu của mình là gì, mình sẽ luôn nói là mình rất tệ trong việc hoà nhập ở các bữa tiệc và thoả hiệp với những gì tốc độ chậm. Nhưng mình sẽ không dừng lại ở đấy. Mình thường nói thêm về những lúc mà điểm yếu này sẽ phát tác (nó có lợi và hại như nào), kèm thêm vào đó là cách để khắc chế cái tính đó của mình. Mình thấy không có điểm yếu hay mạnh, nó chỉ là tính cách thôi và cái người ta thường quên nói tới là mức độ. Nếu bạn có thể chỉ rõ mức độ tính cách thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn hơn đó.

3️⃣ Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng tìm một đồng nghiệp, không phải tìm ứng viên dự thi live show:

Mình thấy quý nhất vẫn là connection giữa 2 người trong một cuộc trò chuyện. Ngoài việc bạn thể hiện được bạn có thể “get the job done” hoặc thậm chí là “over deliver” thì bạn nên nghĩ tới “liệu nhà tuyển dụng thấy bạn là một người họ muốn làm việc cùng không?”. Nên một phần lợi ích của việc nói thật là nó giúp bạn gắn kết với người đang trò chuyện với bạn hơn. Nếu họ hiểu về bạn hoặc họ có cảm tình với bạn thì tỉ lệ họ muốn làm với bạn cũng cao hơn.

—-‐————————————–

🔥Nghe phỏng vấn sợ vậy chứ thật ra có những công ty không hề khó khăn trong khâu tuyển dụng, ví dụ như công ty mình, Menuslife. Nhưng cái khó nó sẽ nằm ở khâu khác, đó là sự bắt đầu. Làm tư vấn viên tài chính không phải dễ, sự đào thải sẽ diễn ra ở giai đoạn bạn bắt đầu làm và thấy khó quá rồi nghĩ mình không hợp. Lỳ lợm một thời gian thì thấy mê vì được thử thách bản thân, làm những điều mà người khác “ngại” làm.

Nguồn: Ngaa Nga

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *