ĐI, ĐI NỮA, ĐI MÃI… BAO GIỜ MỚI CÓ THỂ CHECK-IN ĐƯỢC HẾT NHỮNG NHÀ HÁT LỪNG DANH THẾ GIỚI! 

Người thành công luôn có lối đi riêng và công trình biểu tượng thì luôn có những điểm nhấn không thể lặp lại.

▪️ Nhà hát Auditorio de Tenerife, Tây Ban Nha

Công trình trông giống một con tàu với cánh buồm no gió. Bên trong nhà hát là một phòng giao hưởng lớn và một thính phòng. Điểm nổi bật của khán phòng là âm thanh tuyệt vời được tạo ra ra từ 3.835 ống tạo âm đặt ở hai bên.

▪️ Nhà hát opera Oslo, Na Uy

Tòa nhà có thiết kế chìm một phần và nhìn từ xa trông giống một tảng băng trôi trên biển. Mái nhà được thiết kế phẳng và dốc, cho phép du khách đi bộ.

Đây là một trong những nhà hát được trang bị kỹ thuật cao nhất. Sân khấu chính bao gồm 16 nền tảng có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào.

▪️ Nhà hát Esplanade, Singapore

Các kiến trúc sư ở Singapore đã thiết kế nhà hát lấy ý tưởng từ chiếc micro. Tuy nhiên du khách lại có những liên tưởng thú vị về nơi này. Mái vòm đôi xuất hiện ở Vịnh Marina vào năm 2002 được so sánh với kẹo dẻo, đu đủ, thú ăn kiến… Cuối cùng, chúng được người dân đặt biệt danh là “sầu riêng”.

Nhà hát có một trong những phòng hòa nhạc tốt nhất trên thế giới về mặt âm học.

▪️ Sân khấu của Lễ hội âm nhạc Bregenzer, Áo

Sân khấu opera nổi trên mặt nước, được dựng trên những chiếc cột ở hồ Constance. Trong các buổi biểu diễn, hồ nước được sử dụng như phần mở rộng cho không gian sân khấu.

Ví dụ như, trong vở opera Andre Chénier của Umberto Giordano, hồ nước tự nhiên “đóng vai” bồn tắm.

▪️ Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Downtown Albany, Mỹ

Nhìn từ xa, nhà hát trông giống một nửa quả trứng được đặt trên giá đỡ. Vì vậy, nơi đây còn có tên là Nhà hát Quả trứng. Nhà hát có tổng cộng 6 tầng dưới lòng đất, gồm 2 hội trường bên trong.

▪️ Nhà hát Opera Sydney, Australia

Đây là một trong những biểu tượng du lịch của Australia. Kiến trúc sư Jorn Utzon nảy ra ý tưởng xây dựng khi ông nhìn thấy những con thuyền buồm tập hợp ở cảng Sydney. Hơn một triệu viên gạch men được phủ trên những mái nhà hình cánh buồm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *