Đem con mình khoe trên mạng xã hội là không tôn trọng đứa con của chính mình.

Lũ trẻ không có tiếng nói trong vấn đề này. Bạn gặt hái những cái như nội dung, vài lượt thích, hay bất gì thứ gì khác mà không có sự đồng thuận từ phía con mình. Cho dù có muốn, lũ trẻ sẽ gần như không bao giờ xóa bỏ được những cái nội dung đấy khỏi mạng Internet. Mạng Internet là vĩnh cửu và không có gì thật sự “chỉ mình tôi” trên đấy.
Khi bạn đăng về con cái lên mạng xã hội của bạn, bạn đang đưa ra quyết định dùm chúng nó, khi mà chúng nó không được hưởng lợi. Đó là một hành động ích kỉ và cạn nghĩ. Nếu bạn muốn chia sẽ những thành tựu với một cá nhân cụ thể, gửi tin nhắn cho họ hay lạy Chúa tôi, bạn có thể facetime mà.
Chỉnh sửa:
Một vài chỗ mà mọi người phản ứng với tôi.
Mạng xã hội của bạn không hoàn toàn riêng tư. Thậm chí bạn có đăng nó ở chế độ bạn bè thì những thông tin đấy hoàn toàn có thể bị chụp màn hình và phát tán. Không có gì trên mạng xã hội đảm bảo rằng nó riêng tư cả.
Bạn một là đang nhận những giá trị từ việc đăng thông tin lên mạng hoặc hai là bạn chưa bao giờ đăng gì lên mạng. Nhiều người nói rằng họ không quan tâm đến mấy cái “lượt thích”. À, có hẳn một bộ phim tài liệu trên N gọi là “The Social Dilemma” giải thích rằng có những thủ thuật tâm lý đã được áp dụng để tạo động lực cho người dùng. Bạn có lẽ quan tâm đến số like mà bạn được hoặc thậm chí không nhận ra điều đó nhưng bạn thật sự đang nhận được những thứ giá trị ảo đó. Một món trao đổi hời cho các công ty triệu đô, một like đổi lấy hình ảnh của con cái bạn trong ngân hàng dữ liệu của họ. Đó là lý do tại sao mà bạn thay vì in hình dán vào thiệp Giáng Sinh gửi đi, hoặc không gửi hình ảnh qua tin nhắn hoặc gọi facetime cho ông bà, mà đăng hẳn lên MXH đó. Bạn nhận được những thứ mà bạn thậm chí còn không nhận ra.
Không, tôi không có quyền gì chỉ dạy bạn cách bạn nuôi con. Tôi có quyền nói lên ý kiến để kích động quá trình nhận thức rằng việc đăng hình ảnh con cái lên mạng xã hội có hay không tôn trọng con cái mình. Đó là quyết định của chính bạn phải đưa ra, còn tôi chỉ nói lên góc nhìn của tôi để bạn xem xét, chứ tôi nào dám dạy ai cách làm cha mẹ.


Một vài bài đăng về con cái không phải là xấu.
Nhưng trưng hết cuộc sống của con lên mạng xã hội á? Tôi phản đối điều đó. Tôn trọng con cái của bạn và giữ những vấn đề riêng tư một các riêng tư cho tụi nhỏ.


Đồng ý.
Một vài bức ảnh đẹp của gia đình? Cứ đăng đi.
Con mình nổi đóa trong khi ở truồng trong bồn tắm? Giữ cái đó trong nội bộ gia đình dùm.


Tụi tôi thường hỏi mấy đứa con rằng tụi nó có ổn nếu tôi đăng cái hình này hay video này của tụi nó lên mạng không. Nếu con bạn chưa đủ lớn để hiểu thì ít nhất đăng nó ở chế độ riêng tư hoặc chỉ một vài người bạn tin tưởng thấy thôi.


Kiểu làm vậy khó lắm hả?
Nếu con bạn đủ lớn để hiểu thì hỏi tụi nó đi. Nếu tụi nó còn bé chưa hiểu thì hỏi bản thân mình coi liệu tụi nhỏ được lợi gì từ việc đăng cái đó lên mạng? Liệu việc đăng có hại gì không?
Rõ ràng có nhiều người bị tự ái khi bị nói rằng phải xin phép con họ để làm gì đó liên quan đến tụi nhỏ.


Tôi hiếm khi đăng hình các con lên MXH. Nhưng đứa út nhà tôi khi mới lên 10, nói rằng con bé không muốn tôi đăng hình nó lên MXH nữa.
Tôi hoàn toàn tôn trọng điều đó. Tôi hỏi nó có ok nếu tôi hỏi ý nó mỗi khi muốn đăng mấy cái thành tựu của nó không các kiểu.
Giờ cô bé gần 17 tuổi rồi và chỉ cho tôi đăng cỡ đâu 5 tấm hình của nó thôi.


Tôi hỏi việc mọi người muốn chụp hình quay video lũ trẻ để chia sẻ với bạn bè và gia đình nhưng đăng cái đó lên để cả thiên hạ nhìn thấy thì kì cục vãi chưởng.


Đăng hình tụi nhỏ thì được htooi, nhưng vấn đề bắt đầu khi bạn đăng những khoảnh khắc vô cùng xấu hổ của tụi nhỏ lên mạng kìa. Tưởng tượng thử cảnh bạn học cấp 3 và tụi bạn trong lớp nó cười rần rần, bạn ngó qua thì thấy tụi nó đang coi video của bạn hồi còn quấn tả trên insta của mẹ bạn xem.


Nhưng, không làm thế thì tụi ấm dâu làm sao biết nhà bạn đáng để ghé qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *