Để tự tin, có thực sự khó đến vậy không

Chủ đề về sự tự tin thường rất bị phớt lờ bởi những người có tính cách nghiêm túc: người ta dành quá nhiều quỹ thời gian của mình để tích luỹ những kĩ năng công nghệ mà quên đi việc rèn rũa một tính cách, cái mà sẽ góp phần hiệu quả hoá chính những kĩ năng đó.

Chúng ta nhìn chung có xu hướng coi việc sở hữu sự tự tin là một sự may mắn ngẫu nhiên. Một số người đơn giản sinh ra đã rất tự tin, bởi một số lí do mà chúng ta tin là một ngày nào đó các nhà thần kinh học sẽ khám phá ra, nhưng thực tế chúng ta cũng chẳng thể làm gì nhiều. Con người dường như chỉ gắn mãi với một mức độ tự tin nhất định kể từ khi chào đời. Nhận định này là hoàn toàn không đúng.

Tự tin là một kĩ năng, không phải là món quà của Chúa. Tự tin là kĩ năng mà được tạo ra từ một tổng thể các quan điểm về thế giới và môi trường tự nhiên bên trong nó. Những quan điểm này có thể được nghiên cứu một cách có hệ thống và tiếp thu theo hướng mưa dần thấm lâu, do đó mà những nguyên nhân dẫn đến sự do dự và rập khuôn quá mức có thể được tránh khỏi. Chúng ta hoàn toàn có thể tôi luyện cho mình nghệ thuật của sự tự tin.

Mấu chốt của sự thiếu tự tin là một bức tranh lệch lạc về cách một người phải trở nên điềm tĩnh và nghiêm nghị như thế nào. Chúng ta mặc định rằng, đến một lúc nào đó mình sẽ có thể hoàn toàn vượt qua được sự nhạo báng. Chúng ta tin đó là một điều đúng đắn dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp mà không phải liên tục biến mình thành kẻ ngốc.

Việc trở nên tự tin hơn không phải là để tự trấn an về phẩm giá của bản thân, mà là để dung hoà với bản chất ngốc nghếch không thể chối bỏ bên trong mỗi người. Hiện tại chúng ta đang là những kẻ ngờ nghệch, quá khứ chúng ta đã là những kẻ ngờ nghệch, và tương lai chúng ta cũng vẫn sẽ là những kẻ ngờ nghệch, và điều đó là rất đỗi bình thường. Suy cho cùng, cũng chẳng có lựa chọn nào khác cho con người.

Chúng ta trở nên nhút nhát, tự ti khi để cho bản thân tiếp xúc quá nhiều với các mặt đáng ngưỡng mộ của người khác. Có thể những mặt đó người khác coi là bình thường, nhưng chúng ta lại làm quá lên và ảo tưởng về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Một khi chúng ta đã tự mặc định bản thân mình là một kẻ ngốc nghếch, thì sẽ chẳng có gì nghiêm trọng khi chúng ta làm thêm một điều ngốc nghếch khác nữa. Thất bại sẽ không còn là một điều gì đó mới, nó chỉ càng chứng minh một điều rằng chúng ta đã một cách nhẹ nhàng chấp nhận từ trái tim mình từ lâu rằng: chúng ta, giống như tất cả mọi người trên hành tinh này, đều là những kẻ khờ khạo.

Con đường dẫn đến sự tự tin chỉ đơn giản bắt đầu với việc mỗi sáng thức dậy tự nói dõng dạc với bản thân rằng mình là một kẻ ngốc, khờ khạo, ngô nghê và ngờ nghệch. Một hoặc hai hành động điên rồ sau đó sẽ chẳng còn là một cái gì đó to tát nữa.

Nguyên nhân gốc rễ của hội chứng kẻ mạo danh là một sự phác hoạ rất vô thưởng vô phạt về những người đứng đầu trong xã hội. Chúng ta cảm thấy mình như những kẻ giả mạo không phải vì chúng ta là những cá thể không hoàn hảo, mà là vì chúng ta không thể tưởng tượng được bản chất bên trong tầng lớp đó cũng khiếm khuyết sâu sắc không kém dưới một vẻ ngoài được đánh bóng hào nhoáng.

Chúng ta hiểu được bản thân mình thực sự như thế nào bên trong, người ngoài thì chỉ nhìn được phần bề nổi bên ngoài. Chúng ta luôn luôn không ngừng nhận thức được tất cả những nỗi lo lắng và hoài nghi của bản thân, nhưng cái chúng ta biết về người khác chỉ là điều họ nói và làm, hay nói rõ hơn, những thứ mà chúng ta thấy về người khác đó là một nguồn thông tin đã qua chỉnh lí. Do đó, chúng ta thường đi đến kết luận rằng mình dường như là hố đen quái gở và không thể chấp nhận được của nhân loại. Không, chúng ta không đến mức như vậy.

Cách giải quyết hội chứng giả mạo này là tạo ra một sự thay đổi mang tính đánh dấu về đức tin, sự thay đổi trong cách trí não vận hành, mà về cơ bản của mỗi người là giống nhau. Mọi người ai cũng đều lo lắng, không kiên định và cứng đầu như chúng ta. Việc tự chê bai bản thân mình không bao giờ là một lí do biện hộ cho việc không cố gắng tiến lên về phía trước.

Nhà văn nổi tiếng thế kỉ XVI Montaigne đã nói: “Bụt chùa nhà không thiêng”, thể hiện một sự thiếu tôn trọng vui vẻ, cái mà đã thực sự mang tính khích lệ đúng thời điểm, và nó đã cho chúng ta biết được cần bao nhiêu sự ngưỡng vọng để có thể làm nhụt đi ý chí phấn đấu khi đem bản thân ra so sánh với người mà chúng ta lấy làm hình mẫu.

Ai cũng có nỗi sợ của riêng mình – kể cả những người khiến chúng ta phải kiêng dè.

Cảm thấy lạc lõng, làm rối tung mọi thứ lên, làm mất nhiều thời gian hơn cần thiết là hoàn toàn bình thường.

Không có một ai sống trong cuộc sống mà không gây nên những lỗi lầm nghiêm trọng. Thừa nhận điều này đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ đang chứng minh mình là một phần của nhân loại, chứ không phải chịu thừa nhận mình đang lạc lõng giữa mọi người.

Chúng ta bất chợt tặng những người khác một lời khen hữu ích khi chúng ta chấp nhận họ là những phiên bản phức tạp và không hoàn hảo giống như chúng ta. Không ai là hoàn toàn mạnh mẽ như những gì họ thể hiện, hay đáng sợ như chúng ta cảm nhận về người đó.

Bất kì ai trong chúng ta đều có phần trăm cơ hội trở thành một nhân vật lịch sử, dù trong quy mô lớn hay nhỏ. Thời kì hiện đại bây giờ mà chúng ta đang sống hoàn toàn có khả năng cho phép chúng ta xây một thành phố xinh đẹp như Venice, cho phép chúng ta thay đổi các quan niệm một cách mạnh mẽ như ở thời kì Phục Hưng, hay bắt đầu một phong trào trí thức một cách vang dội như Phật Giáo.

Hiện tại là sự bao hàm tất cả các sự kiện mà đã xảy ra trong quá khứ và nó rất dễ bị ảnh hưởng và thay đổi. Cách con người yêu thương, khám phá, tiếp cận nghệ thuật, làm chủ, giáo dục bản thân, kinh doanh, già nua và chết đi đều phục vụ cho sự phát triển, tiến hoá xa hơn nữa. Những quan điểm hiện tại có thể là vững chắc, nhưng đó chỉ là bởi vì chúng ta đã nhân rộng sự chắc chắn, cố định của nó mà thôi.

Phần lớn tất cả vạn vật trong cuộc sống đều là tương đối, kể cả khi chúng không tránh khỏi hay không hợp đạo lí, và chúng chỉ đơn giản là kết quả của sự xảy đến ngẫu nhiên. Chúng ta nên tự tin hoà mình vào dòng chảy lịch sử, và, một cách khiêm tốn, thay đổi nó.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất của sự tuyệt vọng chính là việc tin vào mọi thứ đáng lẽ ra phải dễ dàng hơn so với thực tế trong cuộc sống. Chúng ta bỏ cuộc không đơn giản chỉ vì sự việc trở nên khó khăn mà còn bởi chúng ta không lường trước được nó sẽ như thế. Do đó, khả năng duy trì sự tự tin, đến một mức độ nhất định, là việc tự hình thành cho bản thân sự nhận biết khó khăn, thử thách nào là tất yếu phải đối mặt.

Chúng ta thường bị bao vây bởi những câu chuyện thành công, cái mà được tạo ra có chủ đích nhằm khiến cho sự thành đạt có vẻ dễ dàng hơn rất nhiều so với thực tế – và từ đó dần dà triệt tiêu đi sự tự tin mà mỗi người gây dựng được để đối mặt với các khó khăn, trở ngại. Mỗi thành tựu vĩ đại đều vô cùng khó khăn và chông gai.

Người nghệ sĩ hay doanh nhân thành đạt luôn phải rất nỗ lực để tạo nên hình ảnh cho công việc của họ, khiến nó trở nên đơn giản, tự nhiên và dễ cảm thụ. Nhà thơ Hy Lạp cổ đại Horace chính vì thế mà đã có câu “Nghệ thuật là ánh trăng của sự lừa dối”. Chúng ta chỉ nên giữ tất cả những sự đau đớn và đấu tranh đằng sau chữ “nghệ thuật” đó trong tầng sâu tâm khảm.

“Hãy thử tìm hiểu cuộc sống của những người thành công nhất và hỏi chính bản thân bạn rằng liệu một cái cây, đáng lẽ ra phải mọc đến một chiều cao nhất định, có thể phát triển mà không cần giông bão hay không…” Friedrich Nietzsche viết trong cuốn The Gay Science.

Chúng ta không chứng kiến đủ những bản phác thảo nghiệt ngã của những điều mà bản thân ngưỡng mộ. Bởi thế mà tự tin nghĩa là tha thứ cho sự tồi tệ trong những lần cố gắng đầu tiên của bản thân mình.

Cuối cùng, chúng ta bắt đầu bước vào guồng quay công việc với nỗi sợ mình sẽ làm một điều gì đó ngu ngốc bị choán bởi nỗi sợ lớn hơn (và tốt hơn) là mình sẽ chẳng làm được việc gì cả.

Sự tự tin không phải là niềm tin vào việc chúng ta sẽ không gặp bất cứ trở ngại gì. Nó là một sự ghi nhận rằng những khó khăn sẽ luôn là một phần không thiểu thiếu ở tất cả những thành tựu đáng vinh danh. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng mình có trong tay hàng tá những câu chuyện làm giản dị hoá đi những nỗi đau, sự bất an và thất vọng kể cả trong thời gian đẹp nhất và thành công nhất của cuộc đời.

Chúng ta quá dễ phớt lờ đi một điều thực tế tuy ngu ngốc nhưng lại sâu sắc nhất về sự sống của chúng ta: đó là một lúc nào đó nó sẽ kết thúc. Cái sự thật nghiệt ngã về tỉ lệ tử của con người dường như có vẻ không đúng với việc chúng ta đang sống như những cá thể bất tử, như thể chúng ta chúng ta luôn luôn có cơ hội thực hiện những khát khao cháy bỏng của mình, vào một ngày nào đó…

Bằng việc nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc thất bại, đồng nghĩa chúng ta đã đánh giá thấp sự nghiêm trọng của những nguy hiểm ấy cái mà ẩn mình trong sự thụ động. So sánh với sự chết chóc thì những nỗi đau đớn và rắc rối của những bước đi táo bạo và việc dám mạo hiểm cuối cùng lại chẳng có vẻ gì là quá tồi tệ. Đôi khi chúng ta cũng nên doạ nạt bản thân một chút về việc chết đi để có thể cảm thấy bớt sợ hãi hơn so với những cái khác.

Những người tự tin sẽ thừa nhận vai trò của sự khủng hoảng trong cuộc sống: các mối quan hệ, sự nghiệp, gia đình, tôn giáo, các vấn đề chính trị… Việc lo lắng về tương lai của mình sẽ đi về đâu nên được coi là một tính cách tiêu biểu và đáng học hỏi. Dù sao thì đôi khi chúng ta vẫn nghe lỏm người khác nói rằng: “Tôi thật sự rất thích X, họ luôn bị khủng hoảng tinh thần và lo lắng về việc lãng phí thời gian cuộc đời của mình”.

Chúng ta cần phải nhớ rằng mình sẽ phải chết: Câu nói bắt nguồn từ văn hoá La-tinh nói lên rằng con người cần phải đối mặt thường xuyên với việc ghi nhớ rằng sẽ luôn có một thứ khác mình nên cẩn trọng và đề phòng, hơn là việc tỏ ra xấu hổ, ngại ngùng khi mời một ai đó bữa tối hoặc bắt đầu công việc kinh doanh.

Tự tin cần một sự nhận thức rằng nếu mọi thứ đổ bể thì điều đó cũng chẳng làm sao cả. Hoặc là cứ ủ rũ vì thất bại đó. Cái này là tuỳ thuộc vào tính cách mỗi người.

Chúng ta không thể thay đổi sự hiện diện của kẻ thù, nhưng chúng ta có thể thay đổi sự tác động của chúng đến chúng ta: sự nhận thức này có thể chuyển đổi từ việc là một người trung thành tuyệt đối với sự thật về quyền được sống của một người, cho đến việc bình thường hơn là trở thành người có ý kiến, nhận xét về việc chúng ta từng làm chứ không phải về con người chúng ta.

Đối với những người bị ám ảnh, hoang tưởng về việc “người khác nghĩ gì”: xin hãy nhớ rằng, chỉ có một số người ghét bạn, một số yêu thương bạn, còn lại thì gần như không quan tâm.

Bây giờ, hãy thử tưởng tượng người khác đối xử với chúng ta theo cái cách phần lớn chúng ta tự đối xử với chính bản thân mình khi cảm thấy tự ti, chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thấy họ thật là độc ác.

Khi nào mà bạn lo lắng về các phán quyết của thế giới, hãy nhớ đến sự so sánh này: “Liệu nhà một soạn nhạc sẽ cảm thấy hài lòng về phần trình diễn của mình bởi một tràng vỗ tay hoành tráng của khán giả, nếu ông ta đã biết sự thật rằng thực ra chỉ có một đến hai người là thật sự nghe tác phẩm của ông ấy, còn lại coi như là người điếc?” – Arthur Schopenhauer.

Nghĩ ít hơn về việc tất cả mọi người nghĩ gì sẽ hình thành cho bạn một tâm thế bình tĩnh hơn trước những lời công kích của một số ít nói về bạn.

Chúng ta nên lúc nào cũng hình thành cho mình một suy nghĩ phân biệt rõ ràng giữa người ganh ghét mình và người phê phán mình, luôn sẵn sàng sửa chữa những gì chúng ta không đúng – và mặt khác, hãy cứ tha thứ cho những kẻ tị nạnh, to mồm cứ cố đổ lỗi cho chúng ta.

Bất cứ kẻ nào người mà cố tình gây tổn hại đến chúng ta, chắc hẳn họ cũng phải trả giá ngược lại và coi như là một người không đáng tin cậy. Chúng ta cũng không nên nghĩ quá tốt về kẻ thù của mình.

Suy cho cùng, chúng ta đã quá quen với cảm giác sợ hãi thất bại, nhưng thành công cũng có thể đem đến nhiều rất nỗi lo lắng khác – những thứ mà cuối cùng có thể giết chết cơ hội và hi vọng lấy lại thăng bằng trong tâm tưởng của chúng ta.

Tóm lại, chúng ta nên dừng lại ngay cái suy nghĩ mình không xứng đáng được thành công: vũ trụ này không ban phát món quà và ân huệ với một sự phân biệt rạch ròi cho phần tốt và xấu trong mỗi con người chúng ta. Hầu hết những gì chúng ta thắng đều không hoàn toàn là xứng đáng 100% – và hầu hết những gì chúng ta phải chịu đựng cũng giống như vậy thôi.

Chúng ta nên cảnh giác những ý nghĩa về việc tự huỷ hoại mình: khi không quá tin và phụ thuộc vào may mắn, chúng ta sẽ là những chuyên gia đảm bảo mình sẽ liên tục bỏ lỡ một số cơ hội. Khi đó, chúng ta sẽ chọn đi theo những vết xe đổ quen thuộc mà mình đã từng vấp phải, thay vì một phần thưởng đáng giá sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc.

Chúng ta phần nhiều sẽ giả sử rằng mình thực sự muốn trở nên vô cùng tự tin, nhưng tận sâu trong trái tim, chúng ta lại thấy cái ý nghĩ đó dường như gây khó chịu một cách kỳ lạ – và do đó, một cách âm thầm chúng ta cứ duy trì cái trạng thái do dự và nhu nhược.

Và nếu có thất bại, chúng ta sẽ lại trở về ngay cái suy nghĩ này.

Tự tin, một cách tổng thể, là một phiên bản nội tâm sâu bên trong của niềm tin cái mà người khác đã từng đặt nơi chúng ta.

Giọng nói bên trong đã từng luôn chính là lời nói bên ngoài mà chúng ta tiếp thu hằng ngày và biến chúng trở thành của riêng mình. Cho nên, phát ngôn từ tiềm thức của mỗi con người chúng ta rất cần được điều chỉnh để trở nên tốt hơn.

Chúng ta thực sự cần phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện lời nói tự vấn bản thân mình, để nó trở nên có ý thức hơn, để nó ít khả năng là kết quả của những sai lầm trong cuộc sống hơn, và để đảm bảo rằng chúng ta sẽ luôn trong tâm thế sẵn sàng giải quyết những thử thách mà chúng ra phải đối mặt. Lời tự vấn đó cần đi theo hướng tuy nhẹ mà thấm.

Chúng ta đã và đang lạm dụng sự tự chỉ trích bản thân mình khi nó không còn có thể gây ra một tác động nào nữa lên những sự cố gắng của chúng ta, khi mà nó chỉ đơn giản là làm giảm đi ý chí và tinh thần của chúng ta.

Chúng ta quá nằm lòng những nguy cơ của việc luôn cảm thấy xấu hổ về bản thân và bỏ qua những giá trị thật sự của việc tự thấu cảm cho chính bản thân mình; chúng ta cần bắt đầu đề cao vai trò quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân nếu muốn sống một cuộc sống tốt đẹp, đầy hoài bão và thành công.

Cuối cùng, tự tin, với những tinh tuý quan trọng nhất của nó, hoàn toàn và luôn luôn song hành cùng với một tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng bao dung, một cái đầu khôn ngoan và một giọng nói truyền cảm. Và cái chúng ta cần bài trừ ở đây là, đương nhiên không phải sự tự tin, mà chính là sự thiếu hiểu biết mà vẫn tỏ ra ngạo mạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *