Dầu lửa là cuộc cách mạng trong cuộc sống ở Mỹ. Dầu thô từ lòng đất được tinh chế thành dầu hỏa, nguồn cung cấp ánh sáng an toàn với giá rẻ, và việc tiếp cận với ánh sáng đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống ở Mỹ. Trước khi có dầu hỏa, người trung lưu ở Mỹ không thể tiếp cận với nguồn ánh sáng thích hợp. Khi mặt trời xuống núi, bóng tối bao trùm. Dầu hỏa là một hiện tượng thay đổi thế giới mãi mãi. Và Vanderbilt biết nó sẽ là cơ hội kiếm tiền tiếp theo của ông.
Vanderbilt nhìn thấy nhu cầu dầu hỏa tăng vọt trên cả ngước. Và ông ta nhận thấy rằng những người tinh chế dầu hỏa sẽ cần một cách mới để vận chuyển dầu. Nếu Vanderbilt có thể lũng đoạn thị trường trong việc vận chuyển dầu hỏa, ông ta sẽ tự đưa mình trở lại ngôi đầu trong ngành công nghiệp đường sắt. Việc ông ta cần làm là gặp người cung cấp.
Cleveland là một thành phố nhỏ chỉ chưa đến 50 ngàn dân, nhưng nó nằm trên một biển dầu. Phía đông Ohio được xem như vùng Trung Đông ngày nay, và các vùng xung quanh Cleveland là một trong những cánh đồng dầu lửa lớn nhất thế giới. Vanderbilt biết được có một nhà máy lọc dầu gần tuyến đường sắt ở Cleveland. Một điểm hoàn hảo trong kế hoạch bậc thầy của ông ta. Ông ta tiếp cận người chủ, một thanh niên làm dầu mỏ đang gặp khó khăn mà Vanderbilt hy vọng có thể lôi lên từ bóng tối.
Người thanh niên đó là John D. Rockefeller.
Ở cái tuổi 27, Rockefeller đang bước đầu xây dựng công việc lọc dầu của mình, nhưng công ty của anh ta đang trên bờ vực phá sản. Vanderbilt nhận thấy anh ta là người mà ông ta có thể sử dụng trong kế hoạch của mình. Một thỏa thuận độc quyền vận chuyển dầu của Rockefeller sẽ đảm bảo các chuyến tàu của Đô đốc đầy hàng hóa. Vanderbilt mời Rockefeller tới gặp mình ở New York. Đối với chàng trai trẻ, cuộc gặp này là cơ hội của cuộc đời. Là lối thoát khỏi rắc rối và là lối thoát để cứu công ty khỏi đổ vỡ.
Rockefeller, tôn trọng Vanderbilt. Ông ta biết những gì ông ta có thể đạt được. Vanderbilt đã thiết lập lên một mô hình, một nguyên mẫu mà Rockefeller muốn đạt được. Ông ta muốn trở thành một Vanderbilt trong ngành dầu mỏ. Đó là cái cách ông ta tự soi mình. Khi Rockefeller chuẩn bị cho chuyến đi tới New York, cũng là lúc kế hoạch của Vanderbilt bắt đầu thực hiện.
Mọi doanh nhân đều phải hiểu rõ về con người. Người nào cần phải thông qua, người nào cần phải nắm lấy, người nào cần phải nhảy qua, người nào còn phải đẩy khỏi đường đi. Đó là một trò chơi. Cornelius Vanderbilt có thể là người giàu nhất quyền lực nhất đất nước, đạt được bất kỳ điều gì mình muốn, nhưng ông ta không biết mình sắp phải đối mặt với điều gì.
Vanderbilt: Anh có chơi bài không, anh Rockefeller?
Rockefeller: Không.
Vanderbilt: Tiếc thật. Anh có thể học được rất nhiều trong các cuộc đọ sức.
Rockefeller: Tôi biết mọi thứ mà tôi cần biết.
Vanderbilt: Vậy, tôi đang tìm kiếm một thỏa thuận với một nhà máy lọc dầu. Và có thể là với anh.
Rockefeller: – Tôi sẵn sàng ký một hợp đồng độc quyền. 1,65 đô-la một thùng.
Vanderbilt: – Vậy là chiết khấu hơn một phần ba. Có một vài nhà máy lọc dầu ở Cleveland. Sao tôi phải chấp nhận thỏa thuận đó của anh.
Rockefeller: – Bởi vì tôi sẽ lấp đầy các chuyền tàu của ông bằng dầu mỏ. Và nếu ông không chấp nhận thỏa thuận đó, Tôi sẽ tìm những chuyến tàu khác.
Rockefeller có thể có được cái giá ông ta mong muốn, nhưng ở phía ngược lại, ông ta chấp nhận cung cấp cho Vanderbilt hơn 60 toa xe lửa dầu mỗi ngày. Có duy nhất một vấn đề là, Rockefeller không có cách nào cung cấp nhiều dầu hỏa như vậy. Năng suất của anh ta chỉ đạt một nửa số đó. Rockefeller đã thỏa thuận khống, nhưng ông ta biết thỏa thuận với Vanderbilt sẽ là cơ hội mà ông ta đang tìm kiếm. Anh ta chỉ cần tìm cách để sản xuất nhiều dầu hỏa hơn nữa. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng John D. Rockefeller luôn chiến thắng mọi thứ thách trong suốt cuộc đời mình.
Rockefeller lớn lên trong một gia đình nghèo ở Cleveland. Khi đã là một thanh niên, anh khao khát thứ gì đó nhiều hơn nữa, lớn hơn nữa, dù không biết có được hay không. Là một người trẻ, anh cho thấy năng khiếu kinh doanh mạnh mẽ, bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ của mình bằng việc bán kẹo cho trẻ con quanh khu nhà của mình. Ngay từ nhỏ, Rockefeller đã phải đi làm phụ giúp gia đình, cũng bởi chẳng trông chờ gì vào cha của mình. Cha của cậu luôn bỏ đi đâu đó nhiều tháng khi gia đình hết tiền và trở về khi ngân quỹ gia đình còn dư vài xu. Mọi sự trong nhà dồn cả vào Rockefeller.
Rockefeller nhận ra dầu mỏ có tiềm năng thay đổi thế giới. Và sẽ biến ông thành người giàu có. Nhưng Rockefeller biết việc đào những giếng dầu là một việc đánh bạc không cần thiết. Và từ khi ông ấy không còn tin vào may mắn, ông ấy bắt đầu tìm cách kiếm tiền từ dầu mà không phải mạo hiểm. Ông ấy suy nghĩ một cách có hiệu quả. Trong lần đầu tiên bạn đào giếng và nó khô ran. Và sau đó bạn lại đào giếng, và chạm phải giếng dầu phun, vậy là bạn mất một nửa số dầu. Điều đó xúc phạm đến tính hiệu quả của ông ấy.Rockefeller tin rằng có cách khác tốt hơn. Bạn cần biết ai đó có chuyên môn. Bạn cần những nhà khoa học. Lọc dầu biến dầu thô ở dưới lòng đất thành dầu hỏa, thứ chất đốt có thể dùng để thắp sáng. Dầu đun nóng ở nhiệt độ 350 độ, dầu hỏa bắt đầu bốc hơi. Sau khi được làm lạnh, anh sẽ có thứ sản phẩm tinh khiết và ổn định. Sản xuất một ga-lông tốn tới 50 – 60 xu. Nhận thức của Rockefeller đã đặt ông tiến lên một bước so với các đối thủ khác. Ông tin rằng trong khi các con bạc đi đào dầu mỏ, người kinh doanh sẽ lọc nó. Bất kỳ ai kiểm soát việc lọc dầu có thể nắm được toàn bộ ngành công nghiệp. Ở tuổi 24, Rockefeller đầu tư toàn bộ những gì mình có, khoảng 4 ngàn đô la, vào việc xây nhà máy lọc dầu đầu tiên.
Thỏa thuận với Vanderbilt cho phép ông vận với giá rẻ và cơ hội đưa hàng hóa tới mọi miền nước Mỹ. Nhưng ông đã hứa khống, chấp nhận cung cấp 60 thùng dầu một ngày, trong khi khả năng chỉ đáp ứng được một nửa. Và khi bạn đã thỏa thuận với người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, thất bại không có trong sự lựa chọn. Bạn phải thông minh, bạn phải có tầm nhìn, bạn phải có tất cả những thứ khác, nhưng hầu hết những người thành đạt là những người có ý tưởng đúng những người không bao giờ chạy trốn hay từ bỏ. Người thật sự thành đạt trong cuộc sống là người không bao giờ chạy trốn.
Rockefeller cần phải nhanh chóng mở rộng công ty của mình, và để làm được điều đó, ông ta cần nhà đầu tư. Có một vấn đề là, lúc bấy giờ dầu hỏa đang mang phải tiếng xấu. Những câu chuyện về nhiên liệu phát nổ gây cháy nhà luôn có mặt trên trang nhất các tờ báo khắp đất nước, khiến cho những nhà đầu tư tiềm năng hoài nghi. Do nhu cầu tăng cao, nhiều nhà máy lọc dầu bán ra thị trường loại dầu hỏa nguy hiểm rất dễ bay hơi. Rockefeller nhìn nhận vấn đề đó như là một cơ hội. Ông nhận ra rằng cần phải làm nỗi sợ của người dân lắng xuống và cung cấp cho họ một sản phẩm mà họ có thể tin tưởng được. Cái tên Standard Oil ra đời.
Rockefeller’s Standard Oil xoa dịu nỗi sợ và ngay lập tức trở thành sản phẩm được săn đón trên toàn quốc, mang lại hết nhà đầu tư này tới nhà đầu tư khác. Nước Mỹ mở rộng với tốc độ chóng mặt. Đường sắt của Cornelius Vanderbilt kết nối mọi miền đất nước và thương mại bây giờ diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.
Nhưng nỗi ám ảnh mới của nước Mỹ là ánh sáng – ánh sáng an toàn và sạch. Thứ đó được cung cấp bởi John D. Rockefeller. Dầu lửa đang thay đổi thế giới. Và những nhà lọc dầu Ohio đang dẫn đầu sứ mạng đó. Những người khổng lồ ngày đó đã cách mạng việc kinh doanh ở nước Mỹ. Nước Mỹ nhanh chóng thống trị nền kinh tế thế giới bởi vì nước Mỹ có thể làm ra hàng hóa, có thể tạo ra hàng hóa, có thể xây dựng hàng hóa, và nước Mỹ có quyền lực của hàng hóa.
John Rockefeller’s Standard Oil bây giờ đã trở thành nhà sản xuất dầu hỏa lớn nhất quốc gia đất nước. Và thỏa thuận độc quyền của ông ta với Vanderbilt cho phép ông ta vận chuyển hàng hóa của ông ta từ nhà máy tới mọi miền đất nước với mức giá rẻ bất ngờ. Nhưng đối với Rockefeller đó vẫn là chưa đủ. Ông ta sản xuất nhiều hơn cả thỏa thuận với Vanderbilt. Từ lúc không thể lấp đầy các chuyến tàu của Vanderbilt, bây giờ ông ta có nhiều dầu hơn khả năng vận chuyển của các toa tàu, và đối thủ lớn nhất của Vanderbilt biết điều đó.
Tom Scott là chủ tịch có một trong những hãng xe lửa lớn nhất quốc gia. Ông ta muốn vị trí ngôi vương của Vanderbilt trong ngành đường sắt, và ông ta biết thỏa thuận với Rockefeller chính là chìa khóa của vấn đề. Scott tới Cleveland với người học trò của mình, một người trẻ dám nghĩ dám làm tên là Andrew Carnegie. Là một trợ tá đáng tin cậy nhất của Scott, Carnegie đã giúp ông trong phi vụ này.
Rockefeller nhận được một thỏa thuận tốt hơn từ Scott so với thỏa thuận từng đạt được với Vanderbilt. Vậy là Rockefeller đã rất khéo léo đẩy 2 công ty đường sắt chống lại nhau. Dầu lửa là thứ mà các công ty đường sắt không thể để mất, vậy nên họ chiến đầu kịch liệt để giành quyền vận chuyển. Với ngành đường sắt ở trong túi mình Rockefeller có thể cung cấp cho mọi nhà trên toàn quốc dầu hỏa của Standard Oil, và với lợi nhuận thu được Rockefeller bắt đầu mua lại các đối thủ. Mục đích của ông ấy rất đơn giản: ông ấy muốn sở hữu tất cả các nhà máy lọc dầu trên toàn quốc. Đó là một khái niệm mà từ trước tới giờ vẫn là không tưởng. Ngày này, chúng ta biết tới nó với cái tên “độc quyền”. Nhưng Rockefeller không chỉ muốn mở rộng công ty, ông ta còn tìm kiếm mức lợi nhuận lớn nhất bằng những phương pháp cần thiết. Rockefeller quyết tâm tìm ra cách khác để vận chuyển dầu. Ông biết là nếu không tìm ra, liên minh đường sắt sẽ thắng. Giải pháp của Rockefeller một lần nữa tới từ nơi không ai nghĩ tới.
Dầu hỏa trong nhà máy lọc dầu được vận chuyển bằng các đường ống lớn, và Rockefeller nhận ra rằng nếu những đường ống đó có thể vận chuyển dầu với khoảng cách ngắn, chúng cũng có thể vận chuyển ở khoảng cách xa hơn. Nếu Rockefeller có thể xây dựng hệ thống đường ống đủ lớn, ông có thể cắt bỏ hệ thống đường sắt ra khỏi công việc buôn bán của mình, dễ dàng. Hệ thống đường ống yêu cầu đầu tư rất lớn, và rất mạo hiểm. Nhưng nếu thành công, Rockefeller sẽ có khả năng làm được điều mà ông thích nhất, là chiến thắng. Các công nhân của Rockefeller làm việc nhiều giờ, nổ mìn qua những vùng nông thôn, và đặt hơn 1,5 dặm đường ống mỗi ngày.
Cuối cùng hệ thống đường ống cũng hoàn thành, nó dài hơn 4000 dặm, chạy thẳng từ Ohio tới Pennsylvania, và kết nối hàng ngàn giếng dầu hấp dẫn nhất thế giới tới thẳng nhà máy của Rockefeller. John Rockefeller cuối cùng đã tìm ra cách loại đường sắt ra khỏi công việc kinh doanh dầu lửa, và trong quá trình đó, ông đã thay đổi cách vận chuyển dầu mỏ mãi mãi.
Sau 25 năm, ngành đường sắt là ngành công nghiệp lớn nhất quốc gia, xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ. Không ai có dũng khí hạ bệ nó, cho tới lúc này. Rockefeller biết nếu không có dầu của mình, đường sắt sẽ gặp vấn đề với sự sống còn. Đây là đòn đánh cực mạnh vào nền công nghiệp và đối với tất cả đó là đòn bẩy, Rockefeller đã đẩy Vanderbilt và ngành đường sắt về đúng chỗ mà ông muốn. Liên Bang Hoa Kỳ đang thay đổi theo cách chưa từng có. Chỉ trong một thập kỷ, đất nước đã trở thành một trong những nước phát triển nhất trái đất thế giới, và bóng tối không còn có nghĩa là kết thúc một ngày nữa. Hai người đã dẫn đầu công cuộc tái thiết đất nước. John D. Rockefeller và Cornelius Vanderbilt đang bước vào một cuộc chiến quyết định.
Vanderbilt và đối thủ đang chịu áp lực tìm kiếm hành khách và hàng hóa lấp đầy các toa tàu, chạy trên các tuyến đường sắt của họ. Dầu lửa của John D. Rockefeller chiếm tới 40% số lượng hàng hóa đường sắt vận chuyển. Nhưng khi Vanderbilt bắt tay với đối thủ lớn nhất để tăng giá cước, Rockefeller đã coi đó là dấu hiệu của chiến tranh. Ông ta xây dựng các tuyền đường ống để đáp trả, và bắt đầu tự vận chuyển. Và khi đường sắt phát triển tới mức bão hòa, mất hàng hóa có nghĩa là mất tiền. Cố phiếu giảm mạnh, tỷ lệ nghịch với nỗi sợ của các nhà đầu tư.
Trong lúc bầu không khí hoảng loạn bao trùm, 360 công ty đường sắt, bằng khoảng 1/3 số công ty trên cả nước bị phá sản. Bất kỳ cuộc khủng hoảng kiểu bong bóng nào xảy ra dù là nhỏ nhất thì đó là một điềm báo không lường trước được. Cuối cùng điều gì đến cũng đã đến. Cuộc hoảng loạn năm 1873 lần đầu tiên gây nên sự trì trệ trên toàn quốc gia và không ai biết được phải làm gì với nó. Lần đầu tiên, một lượng công nhân lớn–rất lớn– mất việc. Công nhân bị sa thải, nhưng các ông chủ, họ vẫn sống theo phong cách mà họ quen thuộc. Vụ sụp đổ kinh hoàng đầu tiên của nước Mỹ trong lịch sử non trẻ của mình. Không có cách nào ngăn chặn hoàn toàn cuộc sụp đổ, thị trường chứng khoán bị tê liệt và đóng cửa trong mười ngày liền.
Nhưng không ai đổ bất kỳ giọt nước mắt nào cho John D. Rockefeller. Mọi người giữ những giọt nước mắt đó khóc cho chính mình khi họ phát hiện ra chính họ đang mất việc, bị đuổi khỏi nhà, không lương thực, không hy vọng. Trong khi những công ty lớn nhất quốc gia đang ngắc ngoải, Rockefeller nhận thấy cơ hội, niềm tin của ông vào chọn lọc tự nhiên. Trong khi những đối thủ gục ngã, Rockefeller thu nạp họ, mua lại các công ty dầu mỏ phá sản mà chẳng vì lý do gì.
“Tôi nhận thấy tôi làm tốt hơn khi thị trường trở nên xấu đi. Tôi mua nhiều thứ khi thị trường xấu. Và bạn không thể làm điều đó khi kinh tế đang tốt đẹp. Bạn không thể mua nó. Hoặc là bạn sẽ mua nó rất đắt hoặc là bạn không thể mua toàn bộ nó.Vậy nên có rất nhiều cơ hội tôi nhận thấy khi thị trường xấu đi.” – John. D. Rockefeller.
Cơn trì trệ cũng qua đi, Rockefeller đã tạo lên một đế chế các công ty lớn nhất Hoa Kỳ. Ông ta chơi trò chơi thị trường, và ông ta đơn giản là chơi giỏi hơn bất kỳ ai khác. Ông ta coi thị trường như là nơi chọn lọc tự nhiên, và ông ta mạnh hơn bất kỳ ai khác, nên ông ta sống sót còn đối thủ thì không.
Trong khi Rockefeller mở rộng công ty của mình, đối thủ của ông ta trong ngành đường sắt đang ngắc ngoải để tồn tại. Đúng lúc cuộc khủng hoảng ngành đường sắt Mỹ lên đến đỉnh điểm, ông vua của ngành đường sắt Hoa Kỳ, Cornelius Vanderbilt, mất ở tuổi 82. Vanderbilt để lại đế chế của mình, đáng giá 100 triệu đô-la, cho con trai, William. Rockefeller hiểu rằng nếu không có Vanderbilt, người con trai không thể nào xây dựng được đế chế của mình.
Nguồn: The Men Who Built America trên History Channel.
#history #america #vanderbiltcornelius #AndrewCarnegie #JohnDRockefeller #JPMorgan #ThomasEdison #NikolaTesla #HenryFord #TheodoreRoosevelt
Seri film này trên Yotube có bản Viesub, nếu các bạn có nhiều thời gian thì hãy xem nhé. Còn nếu không có thời gian thì cứ đọc thôi.