Hầu hết mọi thứ chúng ta ăn hiện nay đều tồn tại trong tự nhiên.
Lấy cây cà rốt này làm ví dụ (ảnh 1). Đúng rồi, các bạn không nhầm đâu, đây là cà rốt đấy. Giống cà rốt nguyên thủy này khá giống với những gì người Ba Tư trồng trước Công Nguyên. Loại cà rốt này đắng, khô và xơ, rễ cây có nhiệm vụ cung cấp đủ dưỡng chất cho cây trong trường hợp thời tiết khô hạn.
Mẹ thiên nhiên ban cho chúng ta bản thử, con người tạo nên bản chính.
Giống cà rốt cũ phát triển chủ yếu để ra lá và tạo hạt, như cây thì là và tiểu hồi. Nhưng rồi một ngày nào đó một người vui tính quyết định nhai … rễ cà rốt thay vì gặm phần lá phía trên. Sau vài thế kỉ thay đổi cây tiến hóa, whala, đây là cây cà rốt thế kỉ thứ 6 tại Constantinople, La Mã (ảnh 2)
Nhưng cà rốt không phải là loại cây duy nhất to lên. Sự biến đổi từ giống ngô dại đến ngô hiện tại khiến chúng ta còn sửng sốt hơn (ảnh 3). Đây cũng chưa phải sự biến đổi duy nhất mà con người làm với rau củ, dưa hấu hay chuối là một ví dụ trực quan.
Bức họa mô tả trái dưa hấu vào thế kỉ 17 (ảnh 4). Chùm hạt dưa hấu xoáy vào với nhau nhìn khá thuận mắt, nhưng chắc phần đó hơi khó ăn. Vì chỉ vài trăm năm sau, con người đã tạo ra thứ này: Dưa hấu không hạt. (ảnh 5)
Dưa không hạt chẳng có lý do gì để tồn tại vì nó phá vỡ quy tắc tự nhiên: Lớn lên, sinh sản, chết. Loại dưa này tồn tại để phục vụ con người. Đi vào ngõ cụt của sự tiến hóa, số phận dưa hấu không hạt bị trói buộc hoàn toàn với số phận của chúng ta. Và quả chuối cũng vậy. (ảnh 6)
Nhiều loài động vật cũng không thoát khỏi việc này. Bò nhà có vai trò cực kì quan trọng trong xã hội hiện đại vì sữa, thịt hay sức cày kéo mà chúng cung cấp. Nhưng ít người biết về tổ tiên của tất cả những giống bò hiện này là bò Tur (bò rừng châu u), đã tuyệt chủng rất lâu về trước. Những hậu duệ được thuần chủng của chúng vẫn sống đến tận bây giờ và mãi mãi phụ thuộc vào chúng ta để tồn tại. Chọn lọc tự nhiên đã chọn giống bò Tur để chúng chui vào chuồng gia súc của con người.
Ngày nay, bò rừng châu Âu xuất hiện trong các mô tả của các nền văn minh xưa, như con dấu này từ nền văn minh lưu vực sông Ấn. (ảnh 5)
Lợn cũng là ví dụ nữa. Lợn trung cổ châu u có hình dạng nửa lợn ta nửa lợn rừng. Chúng đen, nhỏ, khá cool để nhốt vào chuồng. Lũ lợn này mới được thuần hóa một nửa, chúng chạy lung tung, sục mũi xuống đất để tìm đồ ăn như hạt cây hay mấy thứ na ná vậy.
Sau đó lợn Trung Quốc ra mắt, chúng được lai tạo để nuôi béo, biến lũ lợn châu Âu thành những cục thịt đáng yêu mà chúng ta ăn ngày nay.
Chúng ta tồn tại nhờ có đồ ăn, nhưng chúng tồn tại nhờ chính chúng ta.
________
Dịch bởi Page này dịch hết