Đâu là một ví dụ về một việc làm đúng đạo đức nhưng lại trái pháp luật?

Đây là Aaron Swartz, một lập trình viên thiên tài, đồng sáng tạo của một vài công nghệ mấu chốt của mạng Internet, một nhà lý tưởng, một nhà hoạt động xã hội… và theo chính phủ Mỹ, là một tên tội phạm.
Vậy tội lỗi của anh ấy là gì? Anh ấy tin rằng công chúng có quyền được truy cập vào những bài báo nghiên cứu có nguồn vốn công. Anh ấy cho rằng khoa học không nên bị nắm giữ nhằm mục đích chuộc lợi bởi các công ty xuất bản tham lam, trong khi họ chẳng đóng góp gì cho nghiên cứu cả.
Bạn có thể đọc toàn văn tuyên ngôn của anh ấy vào năm 2008 tại đây.
Ba năm sau, tuyên ngôn đấy đã bị sử dụng để chống lại anh. Khi làm cộng sự nghiên cứu ở Đại học Harvard vào năm 2011, anh ấy đã đến MIT và tải 4.8 triệu bài báo khoa học từ một thư viện học thuật trực tuyến JSTOR. Mặc dù tài khoản của Swartz là hợp pháp, nhưng việc tải xuống một lượng lớn như thế là vi phạm điều khoản sử dụng của JSTOR.
Swartz trước đó đã thu hút sự chú ý của FBI vào năm 2009, khi anh ấy sử dụng một tệp mã Perl tại một thư viện ở Chicago nhằm chia sẻ gần 20 triệu hồ sơ tòa án được đang được bán trên mạng bởi một cơ quan chính phủ. Những hồ sơ này về mặt luật pháp là tự do truy cập, nên FBI không có quyền gì để ngăn cản anh ấy, nhưng họ không bao giờ quên được sự sỉ nhục ấy. Trong khi đang đạp xe về nhà từ MIT sau việc làm ở anh ấy trên JSTOR, Swartz bị bắt giữ và sau đó bị tuyên án với 4 tội danh. Theo tờ báo New York Times, “một nhà nghiên cứu đáng kính tại Harvard, một vị anh hùng trên mạng Internet đã bị bắt giữ tại Boston với những tội danh liên quan đến computer hacking, dựa trên những cáo buộc anh ấy đã tải xuống những tài liệu mà anh ấy được cấp phép truy cập miễn phí.”
Vậy Swartz có ý định chia sẻ những bài báo mà anh đã tải xuống không? Tuyên ngôn của anh ấy trước đây đã được các công tố viên sử dụng như một bằng chứng cho ý định đấy, nhưng những ai biết về anh nói rằng anh ấy dự định phân tích các tài liệu này để làm bằng chứng cho việc tham nhũng. Bất kể là gì đi chăng nữa, tác động duy nhất của “tội ác” này là JSTOR đã chặn quyền truy cập của MIT trong vài ngày. JSTOR từ chối truy tố Swartz, và mạng lưới và các trung tâm của MIT lại có được quyền truy cập như ban đầu.
Trong năm 2011, mặc dù hiện đang đối mặt với nhiều cáo buộc liên quan đến gian lận điện tử, Swartz thành lập một nhóm hoạt động mới và lãnh đạo những chiến thắng chống lại SOPA và PIPA, hai bộ luật tước đi quyền tự do trên mạng Internet. Rõ ràng anh ấy vẫn chưa học được bài học của mình.
Năm 2012, chính phủ tăng số lượng tội danh của anh ấy lên con số 13. Các luật sư của anh vẫn còn rất lạc quan. Khi anh ấy đề nghị mức giảm án với 6 tháng tù giam, họ (các luật sư) từ chối điều đấy. Nhưng vào tháng 8, vụ kiện đã vét sạch toàn bộ tài khoản của anh ấy và Swartz đã phải đến cầu xin sự trợ giúp tài chính từ các đồng minh của anh.
Ngày 9 tháng 1 năm 2013, JSTOR tuyên bố một lượng lớn các tạp chí của họ giờ đây có thể truy cập miễn phí. Nhưng đối với Swartz, điều này xảy ra quá trễ. Anh ấy đang đối mặt với 35 năm tù giam và 1 triệu đô án phạt sau nhiều năm bị chính quyền Mỹ đàn áp. Counter-offer của anh ấy tới các công tố viên chính phủ cũng bị từ chối. Không nhìn thấy được tia sáng nào cuối đường hầm, vào ngày 11 tháng 1, Swartz đã tr.e.o c.ổ.
Lúc đấy anh ấy 26 tuổi. Anh ấy đã trả giá cho tội lỗi của mình bằng chính mạng sống. Đó là một tội ác ghê tởm và không thể tha thứ cho ý định cung cấp cho công chúng quyền truy cập các nghiên cứu khoa học mà ngày nay phần lớn cũng đã có thể tự do truy cập.
Ôi, xin lỗi, câu trả lời đáng ra phải mang tính khích lệ đúng không nhỉ? Khi mà luật pháp và đạo đức được đặt ở hai thái cực, những câu chuyện của bạn sẽ thành ra là về sự chuyên chế. Và tôi đoán rằng câu chuyện này mang tính khích lệ đối với các bạo chúa đấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *