Phần Lan là nước nằm ở Bắc Âu (lưng tựa vào lục địa, mặt hướng ra biển)
Bờ biển khúc khuỷu, dài khoảng 1100 km, có nhiều cảng vịnh, nhiều vịnh ăn sâu vào đất liền
Đây là quốc gia có nhiều đầm hồ nhất thế giới, còn gọi là “đất nước ngàn hồ”. Số lượng đầm hồ lớn nhỏ có tới trên 60 ngàn cái, tổng diện tích tới 44.800 km2, chiếm 1/8 diện tích cả nước (338.400 km2)
Nhiều hồ nối với nhau bằng các con sông tự nhiên hoặc sông đào, người ta dùng thuyền có thể đi tới trên 1/2 khu vực của cả nước
Mùa đông, mặt hồ đóng băng dày, dùng xe trượt tuyết hoặc bàn trượt có thể đi khắp nơi
(Hồ ao tô điểm thêm phong cảnh cho Phần Lan đồng thời còn có giá trị kinh tế lớn)
Người ta xây dựng các trạm thuỷ điện vừa lấy nước tưới vừa tiết kiệm nhiên liệu
=> Đúng là “Đất nước ngàn vạn hồ, cảng vịnh không kể xiết, rừng thẳm cây cao vút, đảo rải như sao băng” khi nhắc đến Phần Lan
Tại sao Phần Lan nhiều hồ, đảo, vịnh như vậy?
Đó là câu chuyện của mấy triệu năm trước, băng hà kỷ thứ 4 dịch chuyển xuống phía nam, phủ kín lục địa Bắc Âu, Phần Lan bị lớp băng dày phủ trùm (dưới tác dụng của trọng lực và áp lực hình thành các sông băng di chuyển dần xuống phía nam)
Lúc này, nó giống như “cái bào” khổng lồ (quá trình xâm thực của băng hà), trong khi di chuyển nó sẽ bào nạo lớp đất đá dưới đáy và 2 bên. Do lớp nham thạch trên mặt đất cứng mềm khác nhau nên
+ Lớp nham thạch cứng thì bị bào nhẵn
+ Lớp nham thạch mềm bị bào lõm rất sâu
=> Mặt đất trở nên lồi lõm không bằng phẳng
Hàng chục vạn năm qua đi, khí hậu dần ấm áp, sông băng rút đi. Mặt đất để lại nhiều hẻm vực, hầm hố. Vùng bờ biển hình thành nhiều đảo, vịnh ăn sâu vào đất liền. Chỗ đất bị bào mòn trũng sâu, tích nước hình thành đầm hồ chi chít còn gọi là hồ băng xâm thực hoặc hồ sỏi băng.
Theo: Khám Phá Thế Giới