Trở thành một sinh viên đại học là một trải nghiệm tuyệt vời. Độc lập, tự học nhiều, có vô vàn cơ hội khác nhau, v.v. Nhưng, thật lòng mà nói, cũng nản lắm chứ. Mình cảm thấy sinh viên luôn bị dội bom công việc với bài tập và tự đọc sách. Cái văn hoá đốt cháy với quan điểm học tập quá nhiều mà quên mất phải quan tâm đến sức khỏe bản thân lại được tôn vinh như vậy.
Bản thân mình luôn mệt mỏi và cảm thấy chán nản và áp lực để theo kịp guồng ngoại khoá/công việc/trường/quan hệ xã hội/tự chăm sóc bản thân mỗi ngày. Nhưng, lại một lần nữa, mình thấy rất nhiều sinh viên khác nổi trội và có thời gian cho cuộc sống riêng của họ. Vậy đó là do mình quản lý thời gian quá kém, hay là có vấn đề gì với cách hoạt động của trường hay sao? Có lẽ là cả hai, lol. Mong là các bạn khác cũng cảm thấy như mình.
_____________________
u/Namaewamonai (207 points)
Đại học có thể là bốn năm tệ nhất cuộc đời bạn, hoặc là bảy năm tuyệt vời nhất!
>u/eyqs (23 points)
… hoặc bảy năm tệ nhất ;_;
_____________________
u/milksteak42 (65 points)
Mỗi người mỗi khác, nhưng nhìn chung tôi nghĩ là có hai vấn đề:
1. Kỳ vọng quá cao. Rất nhiều câu chuyện khiến con người ta nghĩ rằng họ cần đạt trung bình trên 90 để thành công, điều này không đúng. Vấn đề là nếu bạn đang vật lộn với môn học nào đó, bạn sẽ dành nhiều thời gian và công sức để có được điểm số như những người khác – dù họ học hiểu được luôn. Nhiều khi giữ mức điểm trung bình là một lựa chọn “khoẻ” hơn. Chỉ khi nào bạn đang săn lùng một bằng thạc sĩ chuyên ngành (ví dụ như Dược), còn đâu thì bạn cũng chẳng cần mấy điểm số đấy làm gì cả đâu.
2. Trường cấp ba không chuẩn bị cho bạn sẵn sàng lên đại học. Mọi người đều nghĩ rằng nhập học vào UBC. Cấp ba còn dễ chán. Hậu quả làm mọi người khó phát triển thói quen học tốt vì có bao giờ phải cần như thế đâu.
_____________________
u/[deleted] (89 points)
Một khi bạn có kỹ năng quản lý thời gian, bạn sẽ thấy công việc tại trường tốn ít thời gian đến cỡ nào.
>u/Jontolo (59 points)
Tôi đồng ý với điều này.
Có những lúc, tôi nhận ra mình đã dành khoảng 16 tiếng mỗi ngày căng thẳng về bài tập, trong khi chỉ cần dành ra 3 – 4 tiếng thực sự làm là xong rồi. Một khi tôi làm một bản ‘thời gian biểu như văn phòng’ (9 [giờ sáng] – 5 [giờ chiều]) tôi nhận thấy mình có thể hoàn thành mọi bài tập trên lớp mà chỉ mất dưới 8 tiếng mỗi ngày.
_____________________
u/bitzie_ow (8 points)
Tôi nghĩ có hai lý do chính tại sao mọi người chọn những trường đại học quá sức mình mà bỏ qua sự thật rằng, ở đó đơn giản là căng thẳng hơn cấp ba:
1. Mọi người học trực tiếp từ cấp ba lên đại học. Không có sự nghỉ ngơi nào khiến cho môi trường học thuật mạnh mẽ này càng trở nên tệ hơn. Thêm vào việc bạn đột ngột chuyển từ nơi có môi trường theo khuôn mẫu hoàn toàn sang môi trường gần như bạn phải chịu trách nhiệm cho bản thân mình (các giáo sư sẽ không gọi cho phụ huynh bạn nếu bạn bỏ tiết đâu) và rất nhiều lần nó trở thành công thức cho một thảm hoạ.
Nếu có một đến hai năm nghỉ ngơi trước khi vào đại học, những đứa trẻ có thể biết thêm một chút về cuộc sống tương lai khi cần có một công việc toàn thời gian, trả tiền thuê nhà, và đột ngột cần phải chi trả cho những thứ đắt đỏ vô cùng khó chịu như giấy vệ sinh. Nói cách khác, có trách nhiệm với cuộc sống của chính bản thân mình. Hơn nữa, việc này cũng cho thêm thời gian để thực sự nghĩ tới việc mình học đại học để làm gì và mong rằng nó không kết thúc bằng việc học một ngành mà bạn ghét sau khi học một đến hai học kỳ.
2. Như đã nói từ trước, mọi người chọn những trường đại học vượt quá khả năng bản thân. Tôi thấy việc này đặc biệt buồn cười với những người vừa ra khỏi trường cấp ba và lo lấy bằng nhanh nhất có thể. Vậy thêm một năm thì làm sao? Không không. Bạn sẽ 23 thay vì 22 khi có bằng Cử nhân.
Bằng việc giảm số môn học mỗi kỳ, bạn sẽ bớt căng thẳng hơn, học các môn khác tốt hơn, có nhiều thời gian trải nghiệm đại học hơn, và bạn hoàn toàn không ghét cuộc sống của mình trong bốn năm. (Không phải lo, bạn có thể phải trải qua việc tự căm ghét bản thân và kinh tởm quyết định cuộc đời của mình nếu bạn quyết định đến để tốt nghiệp )
Đương nhiên là điều này còn phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Thành công đôi khi đến từ việc quá tải và đẩy mình đến giới hạn. Có người cần phải thừa nhận rằng họ không thành công nếu như không chịu áp lực như thế và tiến tới cuộc sống thành công như bây giờ. Mặt khác, chỉ tốn thời gian và tiền bạc để hoàn toàn bị bùng cháy [trước áp lực].
