Vào lúc 11 giờ đêm ngày 26/6, một nhân viên dọn dẹp A (59 tuổi) bị phát hiện đã chết tại ký túc xá của ĐH Quốc Gia Seoul. Ngay sau đó, công đoàn đã tiến hành điều tra và lấy lời khai từ các đồng nghiệp của A.
A là một nữ công nhân dọn dẹp một mình trong ký túc xá và đến làm việc vào lúc 8 giờ sáng ngày 26 tháng trước để dọn dẹp ký túc xá. Vốn dĩ A sẽ tan làm lúc 12 giờ trưa cùng ngày, nhưng sau khi gọi điện nói chuyện với con gái vào lúc 11:48 sáng, không ai liên lạc được với A nữa. Cho đến tận 10 giờ tối cùng ngày, gia đình A đã yêu cầu cảnh sát tìm kiếm và phát hiện A đã trút hơi thở cuối cùng trong phòng nghỉ ở ký túc xá.
Theo kết quả điều tra, cục trưởng Park Moon Soon nói: “A đã qua đời do nhồi máu cơ tim cấp tính, nguyên nhân chính là căng thẳng. Môi trường làm việc gần đây đã thay đổi đột ngột”. Những người đồng nghiệp của A chia sẻ rằng: “A không bị bệnh nặng và cũng chưa bao giờ nói rằng mình bị ốm”. Vào tháng 11 năm 2019, khoảng một năm rưỡi trước, A đã vượt qua bài kiểm tra thể lực mà không gặp vấn đề gì.
Các đồng nghiệp cho biết gần đây A có nói A cảm thấy “khó khăn”. Ký túc xá nơi mà A làm việc một mình là một trong những tòa nhà lâu đời nhất trong ký túc xá của trường đại học này, dù có tận 4 tầng nhưng không hề có thang máy. Mỗi ngày, A đã phải dọn dẹp 8 nhà vệ sinh, 4 phòng tắm, phân loại và dọn rác bằng một túi rác cỡ lớn 100 lít cho cả 4 tầng. Một người lao công khác cho biết đó là tòa nhà có quá nhiều chỗ cần phải dọn dẹp.
Công đoàn cho biết vào ngày 1 tháng trước, N – người mới nhậm chức trưởng phòng quản lý an ninh ký túc xá Gwanak tại ĐH Quốc Gia Seoul – đã bắt đầu tiến hành một cuộc họp dành cho toàn thể nhân viên dọn dẹp trong trường mỗi tuần một lần và trừ 1 điểm trong đánh giá nhân sự nếu không mang theo bút và sổ tay. Ngoài ra, ban quản lý đã bắt nhân viên dọn dẹp tham dự cuộc họp với dresscode được đề ra. Khi nhân viên dọn dẹp mặc quần áo lao động tham dự cuộc họp vốn được tổ chức từ 3:30 chiều ngay trong giờ làm việc, trưởng nhóm N đã trừ 1 điểm đánh giá nhân sự.
Ngoài ra, các nhân viên nói rằng trưởng phòng N đã bắt họ làm “bài kiểm tra” không liên quan đến công việc dọn dẹp của họ và dùng nó để x.ú.c p.h.ạ.m, m.i.ệ.t t.h.ị họ. Chuyện kiểm tra được thực hiện ba lần kể từ đầu tháng 6, với những câu hỏi như “Hãy viết ký túc xá sinh viên Gwanak bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hán”, “Ký túc xá hoàn công vào ngày nào?” hay “Tổ chức chính thức đi vào hoạt động vào năm bao nhiêu?”. Điểm thi của từng người sẽ được công bố trước tất cả nhân viên vào giờ họp tiếp theo. Một nhân viên dọn dẹp tiết lộ: “Tôi đã bị bắt phải làm bài kiểm tra đột ngột mà không báo trước, rồi họ đã công khai điểm số của tôi trước mặt các đồng nghiệp và bị ê mặt trước nhiều người. Tôi đã bật khóc. Đột nhiên tôi cảm thấy bối rối và xấu hổ”.
Đến chuyện nhổ cỏ mà nhân viên quá cố A từng nói làm A kiệt sức nhất cũng bắt đầu từ sau khi trưởng phòng mới nhậm chức. Tại cuộc họp giữa tháng trước, khi A phản đối: “Việc diệt cỏ thật sự quá khó khăn với tôi”, trưởng phòng N đã trả lời rằng anh ta đồng ý giao lại việc nhổ cỏ cho người khác nhưng sẽ cắt giảm trợ cấp ngoài giờ làm việc. Lúc này A đã bật lại rằng: “Không phải cô nên thỏa thuận với công đoàn về vấn đề tiền lương sao? Việc cắt giảm tiền lương theo cách đó rõ ràng nghe như đang đe dọa vậy”.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi trưởng phòng N nhậm chức, tận 3 đến 4 người trong ban quản lý, đến cả trưởng phòng hành chính đã bắt đầu kiểm tra tình trạng dọn dẹp, công đoàn cho biết người quá cố A cùng đồng nghiệp của mình đã cảm thấy vô cùng áp lực. Park Moon Soon, cục trưởng chính sách luật pháp của Liên đoàn lao động dân chủ và công đoàn Hàn Quốc tại trụ sở Seoul chia sẻ: “Theo lời khai của những nhân viên dọn dẹp, tình trạng stress của họ trở nên nghiêm trọng hơn kể từ khi ban quản lý bắt đầu thanh tra. Họ nói rằng vì tòa nhà quá cũ nên việc lau chùi cũng chẳng có ích gì, nhưng trước việc rà soát từ ban quản lý, họ phải cực khổ chà từng vết nấm mốc trong phòng tắm, cả vòi hoa sen”.
Liên đoàn lao động dân chủ quốc gia Hàn Quốc (KCTU) đã tổ chức một cuộc họp báo ngay trước văn phòng hành chính của Đại học Quốc gia Seoul vào lúc 12 giờ trưa ngày 7/7, khẳng định rằng: “Cái chết của A là cái chết mang tính xã hội. Bởi vì đây là một bi kịch cho thấy thực tế của những người lao động dọn dẹp với tiền lương thấp. Đại học Quốc gia Seoul, nơi thờ ơ và chỉ bảo vệ những người quản lý lộng quyền, nên chuẩn bị những hành động đặc biệt cùng với lời xin lỗi chính thức trước gia đình của A”.
Ở một diễn biến khác, Goo Min Kyo, trưởng ban học sinh của Đại học Quốc gia Seoul, đã đăng một bài viết trên Facebook nói rằng “Cosplay vai nạn nhân thật g.h.ê t.ở.m” vào ngày 10, bày tỏ lập trường của bản thân về vụ lùm xùm những ngày qua và đã nhận cực kỳ nhiều chỉ trích từ cộng đồng. Tuy nhiên, giải thích về câu nói gây tranh cãi của mình, Goo Min Kyo khẳng định rằng anh đang nói về giới chính trị: “Câu nói đó là về giới chính trị. Đương nhiên, nó không hướng đến những người dọn dẹp vệ sinh khác hay thân nhân của họ. Thật đáng tiếc khi một số phương tiện truyền thông lại đưa tin như vậy”. Sau khi gây tranh cãi, anh ấy đã xóa và đăng lại một bài viết thứ 2 khác. Nguyên văn bài đăng của Goo Min Kyo có viết rằng:
“Tôi không muốn tự tay mình chuyển bài báo nói về Lee Jae Myung, nhưng tôi cũng sẽ nói một lời khi bài báo được đăng lên ‘Điều nóng bỏng là ở cổ họng’. Đối với một số người thì những lời này cũng có thể nghe như một lời biện minh nhưng hãy hiểu rằng hiện tại dư luận đang một chiều và chúng tôi chỉ đang thực hiện quyền tự bảo vệ tối thiểu. Nếu cần thiết thì có thể phân định chuyện đó ở tòa án.
Thật ki.nh tở.m khi những người sống vì cái chết đáng tiếc của một người khác đang kéo nhau cosplay thành nạn nhân. Tất cả những câu chuyện về người quản lý độc ác đang được lan truyền bừa bãi trên báo chí đều khác xa với sự thật”.
Tuy nhiên, sau cả 2 bài đăng bị chỉ trích dữ dội, Goo Min Kyo đã xóa cả 2 và đăng bài xin lỗi vì phát ngôn của mình cũng như tỏ ý chờ đợi kết quả điều tra chính xác từ các cơ quan điều tra.
Trước đó vào tháng 8 năm 2019, một công nhân dọn dẹp đã được phát hiện trong một phòng nghỉ không có điều hòa tại khu kỹ thuật công nghiệp số 2 của Đại học Quốc gia Seoul và môi trường lao động khắc nghiệt đã được công khai. Sau đó, Đại học Quốc gia Seoul đã cải thiện phòng nghỉ của người lao động, một cách muộn màng.
Về phía Đại Học Quốc Gia Seoul, trước những thông tin bất lợi tràn lan lên mạng, trường đã chỉ định Trung tâm Nhân quyền Đại học Quốc gia Seoul điều tra khách quan về vụ việc này. Một quan chức của Đại học Quốc gia Seoul cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện bài kiểm tra viết cho toàn thể nhân viên dọn vệ sinh dựa trên phương diện giáo dục công việc, nhưng chúng tôi dự định sẽ hủy bỏ bài kiểm tra vì có vấn đề”.
Nguồn: Tổng hợp từ Naver, Hani, Chosun
Cre: Đại Học Đừng Học Đại