Cuộc tấn công của người chết

“Cuộc tấn công của người chết” là tên gọi của một trận đánh trong Thế chiến thứ nhất tại pháo đài Osowiec (ngày nay ở phía đông bắc Ba Lan) vào ngày 6 tháng 8 năm 1915. Sự kiện trên có tên như vậy bởi độ đẫm máu và vẻ ngoài như xác sống của những người lính Nga Hoàng sau khi  phải hứng chịu trận mưa bom có chứa khí độc, clo và brom từ quân Đức.

Đầu tháng 7 năm đó, quân Đức tổ chức một cuộc tấn công trực diện vào pháo đài Osowiec, bao gồm 14 tiểu đoàn bộ binh , 1 tiểu đoàn đặc công, khoảng 24 – 30 súng thần công cùng khoảng 30 pháo đội có trang bị khí ga độc được dẫn đầu bởi thống chế Paul von Hindenburg. Đội hình phòng ngự của phía Nga có 500 người lính thuộc Trung đoàn bộ binh 226 Zemlyansky và 400 dân quân.

Sư đoàn 11 Landwehr được tách ra một hướng tấn công mới. Trung đoàn 18 được triển khai theo các hướng chính dọc xa lộ và đường xe lửa. Trung đoàn 76 Landwehr đánh từ hướng nam. Để đảm bảo tiền tuyến của cả 2 trung đoàn trên đều giành thắng lợi, những quả khí cầu khổng lồ chứa đầy khí độc clo được sử dụng.Phần còn lại của sư đoàn đặt ở phía nam và đông nam sẽ hỗ trợ tùy tình hình.

4 giờ rạng sáng ngày 6 tháng 8 năm 1915, với hướng gió thuận lợi cho cuộc tấn công, khí độc clo được phát tán qua 30 khẩu pháo. Ước lượng khí ga thâm nhập đến độ sâu 20km và duy trì công hiệu ở độ sâu 12km, độ cao 12m.

(Phía Nga) không được chuẩn bị các biện pháp bảo vệ hữu hiệu nên hậu quả vô cùng thảm khốc: đại đội số 9-10-11 của trung đoàn Zemlyansky bị loại hoàn toàn khỏi vòng chiến. Từ đại đội thứ 12 ở khu trung tâm xếp theo hàm còn lại khoảng 40 người, Byalogrond còn khoảng 60 người từ ba đại đội. Gần như toàn bộ phòng tuyến thứ nhất và thứ hai ở những vị trí sông Sosna không hề có đồ bảo hộ. Sau khi khí ga được phát tán, đội pháo binh của Đức khai hỏa về phía pháo đài và bắn dọn các chướng ngại vật cho các đơn vị tiến công. Pháo binh phòng ngự trong thành không thể bắn chính xác bởi họ bị ảnh hưởng từ những đợt khí ga. Kết quả của việc họ phải chịu cả pháo kích thông thường và pháo kích có chứa clo. Hơn 1600 người trong thành trì thiệt mạng và toàn bộ binh lính bị đầu độc nặng nề.

Hơn 12 tiểu đoàn của sư đoàn 11 Landwehr tạo nên 1 lực lượng 7 ngàn người chiếm thế thượng phong và tin rằng quân Nga không thể chống cự được sau màn dội bom đó. Họ đối diện với cuộc phản công từ những binh lính còn sống sót thuộc đại đội 13 của trung đoàn bộ binh 226 ở lớp phòng tuyến đầu tiên. Quân Đức hoảng loạn trước diện mạo của quân Nga. Họ ho ra máu và có lẽ là cả phổi của chính họ bởi axit clohydric tạo thành từ hỗn hợp khí độc clo và dịch trong phổi bắt đầu ăn mòn da thịt của họ. Quân Đức rút lui, tháo chạy vội vàng tới mức tự mắc vào hàng rào kẽn gai do chính họ dựng lên. Liền sau đó năm khẩu súng còn lại của phía Nga khai hỏa nhắm về phía quân Đức đang bỏ chạy.

Nghiền nát những phản kháng yếu ớt, các đơn vị của trung đoàn 18 nhanh chóng vượt qua hàng rào kẽn gai thứ nhất và thứ hai, chiếm được cứ điểm chiến lược quan trọng “tòa Leonov” và bắt đầu giành lại lợi thế dọc tuyến đường sắt hướng đến cầu Rudsky. Nhóm quân cuối cùng ở vị trí sông Sosna bao gồm 1 đại đội dân quân với hơn 50% lực lượng đã bị nhiễm độc, những tàn quân còn lại hoàn toàn mất tinh thần và không thể phản kháng hiệu quả.

Tình hình ở phía nam có chút khả quan hơn. Trung đoàn 76 Landwehr nhanh chóng chiếm được cứ điểm Sosna đã tan hoang, nhưng trung đoàn 76 Landwehr tiến công quá nhanh, tự lao vào làn khí độc của mình và phải chịu tương đối tổn thất, sau đó họ tạm thời bị chặn lại bởi hỏa lực của đại đội 12 ở đồn trung tâm.

Quân Đức nếu chiếm được cứ điểm ở cầu Rudsky là một mối đe dọa thực sự bởi họ có thể xé toang hàng phòng ngự ở phía tây pháo đài và chiếm cứ điểm sông Sosna. Trong tình thế đó, chỉ huy của lực lượng phe Nga là trung tướng N.A. Brzozovsky ra lệnh cho pháo binh nã đạn về những khu vực đã bị địch chiếm trên cứ điểm sông Sosna và tiến hành phản công với “tất cả những gì có thể”. Tàn dư của đại đội 8 và 13 (khoảng 1 nửa so với lực lượng ban đầu) cùng với đại đội 14 tiếp viện từ pháo đài đồng loạt xông pha.

Đại đội 13 dưới sự chỉ huy của trung úy Kotlinsky đối đầu với các nhóm của trung đoàn 18 dọc đường xe lửa và ép họ phải rút lui. Trong lúc tấn công, trung úy Kotlinsky dính vết thương chí mạng và trao lại quyền chỉ huy cho đại đội trưởng đội 2 Osovetska Sap là B.M.Strzeminsky – mặc dù cũng chịu nhiều thương tổn từ khí ga nhưng với phần còn lại của đại đội hoàn toàn tin tưởng vào anh, đã chỉ huy cuộc tấn công đến phút chót, sử dụng chiến thuật lưỡi lê để chiếm lại phân khu 1 và 2 của cứ điểm sông Sosna. Kotlinsky hy sinh vào đêm cùng ngày.

Quân Nga không giữ lại vị trí đó quá lâu. Quân Đức đe dọa sẽ bao vây pháo đài sau khi chiếm được Kaunas và Novogeorgievsk. Quân Nga phá hủy hầu hết kiến trúc của pháo đài và rút lui vào ngày 18 tháng 8.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *