(Spoiler nhẹ cho Arcane và Dune)
Tôi viết nhân vật tệ lắm. Những nhân vật tôi tạo ra có xu hướng trở thành những chiếc bình rỗng để tiếp tục cốt truyện của tôi, nhưng lại thiếu tính tự quyết và tính cách riêng biệt. Trong nhiều năm, tôi đã thử rất nhiều cách tiếp cận để viết nhân vật nhưng không thành công.
Bảng câu hỏi không giúp ích gì. Tôi chưa bao giờ thấy có ích gì khi trả lời hàng trăm câu hỏi khác nhau về sở thích của các nhân vật của mình (lần cuối cùng bạn thắc mắc về món ăn hoặc màu sắc yêu thích của Paul Atreides là khi nào?) và các câu hỏi phỏng vấn nhân vật cảm giác như một bài tập ngượng nghịu. Lời khuyên hữu ích nhất mà tôi nhận được là mỗi nhân vật đều phải có ba thứ: bóng ma tâm lý, mong muốn và nhu cầu. Nhưng lời khuyên này chỉ hiệu quả nếu ba thuộc tính này có mối liên hệ nhân quả, nếu không thành phẩm của bạn sẽ là một nhân vật hỗn tạp (Một ông trùm mất con trong một vụ tai nạn trên thuyền và muốn mở một tiệm bánh, nhưng cái ông thực sự cần là phải buông bỏ nhà phê bình nội tâm bên trong ông). Bạn không thể rút quẻ để chọn bừa thuộc tính ngẫu nhiên nào đó. Bạn phải thiết lập một kết nối mạch lạc giữa bóng ma tâm lý, mong muốn và nhu cầu của họ. Nhưng làm thế nào để bạn liên kết ba điều đó lại với nhau?
Gần đây, tôi đã xem Arcane, bộ phim mà tôi nghĩ là một ví dụ thực sự hay về cách phát triển cốt truyện theo hướng nhân vật trong tác phẩm kỳ ảo. Thật khó để hiểu rõ cốt truyện của phim (Trộm cắp? Phim kinh dị tội phạm? Phim xã hội?) bởi vì cốt lõi của nó, bộ phim không thực sự là về việc thỏa mãn những khuôn mẫu trong tác phẩm kỳ ảo mà là về việc thả một dàn nhân vật đã trải qua sang chấn, có động lực và năng động vào một thế giới kỳ ảo và quan sát cách họ hành độngphản ứng với nhau. Trong Arcane, cốt truyện chảy ra từ nhân vật. Và nó thật huy hoàng.
Bộ phim cũng truyền cảm hứng cho tôi phát triển một bài tập để tìm ra bóng ma tâm lý, mong muốn và nhu cầu của nhân vật, nhưng thực hiện theo cách cũng làm nổi bật chuỗi nhân quả giữa ba thuộc tính này. Tôi gọi đó là câu thần chú của nhân vật và nó xuất hiện dưới dạng một câu ngắn:
“Bởi vì tôi từng trải qua (bóng ma tâm lý), tôi sẽ không dừng lại co đến ki đạt được (mong muốn chính) bằng cách không ngừng theo đuổi (hành động chính) ngay cả khi điều đó có nghĩa là (điều đối nghịch với nhu cầu chính)”
Như bạn có thể thấy, câu thần chú ngắn gọn này của nhân vật thể hiện mối quan hệ giữa quá khứ của nhân vật, mong muốn hiện tại và nhu cầu thực tế của họ, thông qua một hoặc hai phương án hành động yêu thích để đạt được mong muốn đó. Nó cũng hé lộ cốt truyện của nhân vật bằng cách cho thấy rằng cách tương tác hiện tại của họ với thế giới là tiêu cực và cần phải thay đổi để phát triển và trưởng thành.
Trở lại với Arcane, đây là ví dụ về nhân vật Vi:
“Bởi vì tôi (mồ côi trong cuộc nổi dậy), tôi sẽ không dừng lại vì bất kỳ điều gì để (bảo vệ em gái tôi, thành viên duy nhất còn lại trong gia đình của tôi) bằng cách không ngừng (tách biệt em ấy khỏi mọi mối đe dọa) ngay cả khi điều đó có nghĩa là (xa lánh em ấy và buộc em ấy phải ôm lấy chính những mối đe dọa tương tự)”
Hoặc với Dune, đây là nhân vật Paul Atreides:
“Bởi vì tôi (sinh ra với số phận mà tôi không có quyền quyết định), tôi sẽ không dừng lại vì bất kỳ điều gì để (xác định tôi thực sự là ai) bằng cách không ngừng (khám phá giới hạn siêu năng lực di truyền của mình) ngay cả khi điều đó có nghĩa là (hoàn toàn đảo ngược trật tự của xã hội thiên hà)”
Hoặc như ở đây là Gatsby Vĩ đại:
“Bởi vì tôi (bị người yêu từ chối do nghèo), tôi sẽ không dừng lại vì bất kỳ điều gì để (trở thành một người đàn ông thành đạt) bằng cách không ngừng (tích lũy của cải và tai tiếng) ngay cả khi điều đó có nghĩa là (tham gia vào các hoạt động kinh doanh mờ ám)”
Bạn hiểu ý tôi đó.
Giống như bất kỳ tuyên ngôn sứ mệnh nào, câu thần chú này được tạo ra để tham khảo nhanh. Trong mọi cảnh cụ thể, bạn có thể sử dụng nó để xác định cách nhân vật sẽ phản ứng với bối cảnh mới, chướng ngại vật hoặc nhân vật khác như thế nào. Ý cuối cùng là phần thú vị nhất, bởi vì kịch tính đạt đến đỉnh điểm khi hai nhân vật có những câu thần chú khác nhau tương tác với nhau. Xung đột xảy ra khi thuộc tính của chúng xung đột. Tình bạn (hoặc thậm chí là sự lãng mạn) xảy ra khi những thuộc tính giống nhau bổ sung hoặc khuếch đại lẫn nhau.
Cũng có thể mở rộng câu thần chú bằng cách thêm nhiều bóng ma tâm lý, mong muốn, nhu cầu và hành động chính, mặc dù theo kinh nghiệm của tôi, quá nhiều thứ khiến nhân vật trở nên lộn xộn. Đơn giản lại tốt hơn.
Vậy đó. Tôi chắc chắn rằng đây không phải là một bài viết mang tính cách mạng và tôi chắc chắn rằng những người khác đã từng nghĩ ra một loại “thần chú nhân vật” tương tự trước đây. Nhưng với tôi, đây là một công cụ khá hữu ích để kể những câu chuyện lấy nhân vật làm gốc.
Bạn nghĩ sao? Có khía cạnh nào mà bạn đồng ý hay không đồng ý với phương pháp tôi đã nêu ở đây không? Điều này hoạt động như thế nào khi bạn áp dụng nó cho các nhân vật của riêng bạn?
Tôi nghĩ đây là một bài viết tuyệt vời và tôi nghĩ những xung đột thú vị hơn nữa (đặc biệt là xung đột nội tâm) có thể nảy sinh khi bạn loại bỏ từ “không ngừng” và “không dừng lại vì bất kỳ điều gì”.
Có tình huống nào mà nhân vật của bạn SẼ dừng theo đuổi mục tiêu của mình không? Họ có phải đưa ra những quyết định khó khăn giữa điều họ muốn và điều họ cần không? Họ đã từng chọn sai trong quá khứ chưa?
Khi bóng ma tâm lý thay đổi hoặc có thể nhu cầu và muốn muốn của nhân vật thay đổi, tôi nghĩ điều đó có thể tạo ra một số xung đột nội tâm rất thú vị.
Cảm ơn! Tôi nghĩ bạn nêu lên một điểm rất hay, đó là việc “không ngừngkhông dừng lại vì bất kỳ điều gì” có thể dẫn đến những nhân vật một chiều luôn hành động giống nhau và không bao giờ thay đổi hay thể hiện sắc thái riêng biệt. Trong trường hợp đó, có lẽ việc thêm mệnh đề “trừ khi” để xác định các điều kiện biên của chúng cũng có thể hữu ích. Haha, tất cả những điều này có cảm giác giống như viết mã lập trình vậy:
class bongmatamly {
If dongluc == yes:
do hanhdong1 & hanhdong2;
else stop
}
Cá nhân tôi thích những cụm từ “không ngừngkhông dừng lại vì bất kỳ điều gì” bởi vì là một người mới viết văn, tôi thường mắc sai lầm khi cố gắng làm cho các nhân vật của mình có nhiều sắc thái nhưng lại làm điều đó một cách thiếu chuyên nghiệp, và cuối cùng chỉ khiến động cơ của họ trở nên lộn xộn và không rõ ràng. Tôi nghĩ đối với trình độ và khả năng của mình, sẽ rất hữu ích nếu viết những bản nháp đầu tiên trong đó các nhân vật của tôi chuyên tâm vào mục tiêu quá mức nhằm nấn mạnh sự khác biệt của họ, sau đó quay lại những bản nháp tiếp theo và bổ sung các sắc thái cũng như động cơ thay thế. Ngoài ra, với tư cách là một nhà văn viết truyện kỳ ảo, tôi đã học được rằng khán giả của tôi dễ tha thứ hơn nhiều cho những nhân vật “khuôn mẫu”.
Tôi cũng nghĩ rằng việc viết một câu thần chú mới cho mỗi nhân vật trong mỗi chuỗi phân cảnh mới sẽ hữu ích vì nó giúp vạch ra sự thay đổi tinh tế mà các nhân vật trải qua trong suốt câu chuyện, thay vì diễn đạt nó chỉ trong một khoảnh khắc “và sau đó tôi đã được khai sáng” vào lúc cuối cùng.
Công cụ này chắc chắn sẽ tạo ra các nhân vật mạch lạc và nhất quán, nhưng bạn có thấy chúng hơi… đơn giản không? Mỗi nhân vật cuối cùng sẽ nhận lại, hoặc ít nhất là phải đối mặt với những xung đột liên quan đến điều đối nghịch với nhu cầu chính của họ. Làm điều này quá nhiều và câu chuyện của bạn sẽ kết thúc với tính trắng đen của đạo đức như truyện cổ tích.
(Ngoài ngôn ngữ nặng nề không cần thiết đã được nhắc đến trong các bình luận khác) Tôi nghĩ vấn đề chính là phần thứ ba trong câu thần chú nhân vật của bạn được viết như thế nào. Các ví dụ của bạn cho thấy quá tập trung vào việc trình bày chi tiết các kết quả cốt truyện cụ thể, điều này thu hẹp phạm vi suy nghĩ của tác giả và khiến đây trở thành một công cụ động não kém cỏi, thay vì gợi ý các xung đột cốt truyện tiềm ẩn do sai sót gốc của nhân vật. Cách khắc phục rất đơn giản. Thay đổi “ngay cả khi nó có nghĩa là ‘điều đối nghịch với nhu cầu chính'” thành “nhưng ‘khiếm khuyết chính của nhân vật” có thể gây ra vấn đề’
Ví dụ của Arcane trở thành:
“Bởi vì tôi (mồ côi trong cuộc nổi dậy), tôi sẽ (bảo vệ em gái tôi, thành viên duy nhất còn lại trong gia đình tôi) bằng cách (bảo vệ cô ấy khỏi mọi mối đe dọa), nhưng (cách thức bạo lực của tôi) có thể gây ra vấn đề”
Điều này giúp tác giả linh hoạt hơn rất nhiều trong việc quyết định tiếp diễn câu chuyện từ đâu, và ngay cả khi họ thay đổi mọi thứ một cách mạnh mẽ (ví dụ Vi vô tình giết chết em gái mình, hoặc em gái cô ấy nhiễm những thói quen xấu của cô, hoặc nỗ lực của Vi phản tác dụng do số lượng kẻ thù mà cô ấy tạo ra trong cố gắng bảo vệ em gái mình, vv) câu chuyện sẽ vẫn nhất quán về mặt logic.
Xin lưu ý thêm, một công cụ xây dựng nhân vật khác mà tôi thực sự thích là ý tưởng về ‘sự phi lý một cách nghệ thuật’. Nó có nghĩa là cố ý xây dựng một nhân vật có tính cách và hoàn cảnh trái ngược nhau, đồng thời lợi dụng sự mâu thuẫn đó để gây ra xung đột bên trong và bên ngoài. Như Người được Chúa lựa chọn là một kẻ đê tiện, hèn nhát, ái kỷ (Gaius Baltar trong Battlestar Galactica) hay một người đàn ông bị trói buộc bởi danh dự của mình và phải đứng về phía phe sai trái trong cuộc xung đột (Jaime Lannister trong Game of Thrones) hay một kẻ giết người hàng loạt yêu chuộng hòa bình (Yoshikage Kira trong Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Jojo). Không phải tất cả các nhân vật đều cần như vậy, nhưng rất nhiều nhân vật tôi yêu thích đều theo khuôn mẫu này.
Này, cảm ơn vì đã phân tích chi tiết! Dưới đây là những suy nghĩ của tôi:
Mỗi nhân vật cuối cùng sẽ nhận lại, hoặc ít nhất là phải đối mặt với những xung đột liên quan đến điều đối nghịch với nhu cầu chính của họ. Làm điều này quá nhiều và câu chuyện của bạn sẽ kết thúc với tính trắng đen của đạo đức như truyện cổ tích.
Tôi hiểu điều này, mặc dù tôi muốn nói rằng hầu hết các xung đột mà các nhân vật phải đối mặt sẽ liên quan đến mong muốn hơn là nhu cầu, miễn là họ là một nhân vật có động lực. Đối với tôi, cần phải cho thấy một nhân vật có thể phát triển như thế nào nhưng cũng để ngỏ khả năng nhân vật đó thoái lui hoặc đơn giản là không rút ra được bài học. Tôi nghĩ khả năng thoái lui sẽ hữu ích trong việc tránh cốt truyện mang tính đạo đức (ví dụ: tất cả các nhân vật của Joe Abercrombie).
“Bởi vì tôi (mồ côi trong cuộc nổi dậy), tôi sẽ (bảo vệ em gái tôi, thành viên duy nhất còn lại trong gia đình tôi) bằng cách (bảo vệ cô ấy khỏi mọi mối đe dọa), nhưng (cách thức bạo lực của tôi) có thể gây ra vấn đề”
Tôi yêu nó! Thay vì quy định một tình huống xấu nhất phải xảy ra, công thức của bạn mô tả cách mà khuyết điểm của nhân vật có thể (nhưng không nhất thiết phải) tác động tiêu cực đến từng phân cảnh. Điều đó chắc chắn tạo cơ hội cho sự linh hoạt và tránh một cốt truyện quá đơn giản và rập khuôn.
Xin lưu ý thêm, một công cụ xây dựng nhân vật khác mà tôi thực sự thích là ý tưởng về ‘sự phi lý một cách nghệ thuật’. Nó có nghĩa là cố ý xây dựng một nhân vật có tính cách và hoàn cảnh trái ngược nhau, đồng thời lợi dụng sự mâu thuẫn đó để gây ra xung đột bên trong và bên ngoài.
Điều này nghe có vẻ thật tuyệt vời. Tôi đánh giá cao bất kỳ tài nguyên nào bạn có thể dẫn đến để hiểu chi tiết hơn về khái niệm này.
Sự phi lý một cách nghệ thuật đã được đề cập trên kênh YouTube của Shaelinwrites. Cô ấy có rất nhiều thông tin viết kỹ thuật hữu ích được lấy từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống và những gì cô ấy học được ở trường, vì vậy tôi thực sự khuyên bạn nên xem các video của cô ấy.