Người được gọi là sếp là người có thể quyết định sự thăng tiến của bạn, người suốt ngày thúc giục bạn nhưng không thể quyết định sự thăng tiến của bạn thì gọi là quản lý, nếu sau này nhà sếp có việc gì đó thì bạn phải hết sức coi trọng, còn nếu chuyện ở nhà quản lý thì tới tham dự được là ok.
Nội dung dưới đây không phù hợp với các bạn trẻ mới bắt đầu đi làm, vấn đề ưu tiên hàng đầu khi mới đi làm là phải hòa nhập với mọi người trong công ty, nếu bạn quá nóng vội và khoe khoang thì bạn sẽ dễ bị các “ma cũ” tẩy chay, tới lúc đó sẽ rất vất vả. Một khi bạn rơi vào hoàn cảnh này, không biết chúa có cứu nổi bạn không, nếu bạn đã hòa nhập với môi trường ở đây và hy vọng đến sự thăng tiến thì hãy đọc tiếp.
Đám cưới và đám tang là sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, lúc này tâm lý của sếp sẽ đột nhiên thay đổi từ một cấp trên luôn giữ khoảng cách với nhân viên thành một người bình thường, điều này sẽ khiến bạn thiết lập được mối quan hệ cá nhân với sếp, đường dây ẩn vẫn luôn hiệu quả hơn đường dây mở (đường liên lạc thông qua công việc gọi là đường dây mở, còn chuyện cá nhân riêng tư thì gọi là đường dây ẩn).
Nếu bạn là người mới thì số tiền bạn bỏ ra cũng phải bằng với các đồng nghiệp cùng chức vụ trong công ty, mở miệng ra hỏi mọi người xem họ đi bao nhiêu, thực ra ai cũng đi như nhau cả. Nếu họ không nói với bạn hoặc nói úp úp mở mở thì chắc chắn họ sẽ đi hơi nhiều đấy. Đi nhiều tiền có 2 lý do, thứ nhất là có quan hệ tốt với sếp, trước đây nhận sự ưu ái nên muốn thông qua việc này để đền đáp lại, bạn mới đến làm nên đi vừa phải thôi, đừng đi lố quá. Nếu đám cưới con sếp thì độ 2 ngày trước đám cưới bạn hãy nhắn tin cho sếp, nói rằng trước đây bạn có làm trong khoản đám cưới, sếp có cần giúp đỡ gì không, thường thì sếp sẽ trả lời không cần, cảm ơn. Tuy lời nói của bạn có hơi vô tri nhưng lại vô tình kéo khoảng cách lại gần hơn, dù chỉ một centimet cũng coi là có tiến bộ.
Trong đám cưới, hãy nhớ đi một mình, nếu dẫn theo người khác, đối với sếp thì không sao nhưng đối với đồng nghiệp thì sẽ thấy kỳ lạ, nếu dắt trẻ con theo sẽ không trông chúng được, đập phá lung tung là toang. Khi bố mẹ hai bên phát biểu trong đám cưới, bạn hãy giơ điện thoại lên, tìm một góc đẹp và chụp một bức ảnh xịn xò khi hai bên đang nói chuyện, ảnh phải thật sắc nét. Tàn tiệc, tối đến bạn gửi nó cho sếp, nói câu đại loại như “đám cưới thành công quá sếp ạ, cô dâu chú rể thật đẹp đôi”, nghe bạn kể cộng với bức ảnh này, bạn yên tâm, hai người lại gần nhau thêm 1 centimet nữa, đây cũng coi như là có tiến bộ.
Nếu bạn mưu mô hơn tí thì khi mọi người tàn tiệc và rời đi, bạn hãy tìm đến một nơi vắng vẻ, ở đấy độ nửa tiếng, sau đó quay lại bữa tiệc và tìm đồng nghiệp cùng công ty đang dọn dẹp bữa tiệc (bạn cứ yên tâm, kiểu gì chả có người này), bạn lại giúp người đó, đừng nói gì cả, cứ làm thôi, làm xong thì đến nói chuyện với con sếp 2 câu, lúc này mọi người ai nấy đã về hết, con sếp sẽ từ cảm giác mệt mỏi lo lắng sang thoải mái, phấn khởi, bạn nói 2 câu kiểu như tìm công ty tổ chức sự kiện ở đâu mà chu đáo quá, họ sẽ nói do bạn bè giới thiệu này kia, bạn chỉ cần xin số điện thoại của họ, em gái bạn cũng sắp cưới bla bla.. Lúc này hãy làm theo phong tục Trung Quốc là add WeChat con sếp. Hoàn cảnh này không hề đột ngột hay thất lễ chút nào, nhưng sau khi thân thuộc ở công ty bạn mới được like bài đăng của họ, với cả cũng đừng comment, điều kỳ diệu của mối quan hệ trên WeChat chính là, một khi bạn bè của bạn biết rằng bạn có số điện thoại của một nhân vật quan trọng trong gia đình họ, bạn sẽ được phủ một lớp mạng lưới bí ẩn, giữa hư và thực, bạn sẽ trở nên khó đoán.
Nếu gặp gia đình sếp có tang lễ, nếu là bố mẹ sếp thì càng phải chú ý, bởi vì trong giới quan chức, lòng hiếu thảo là thước đo quan trọng nhằm đánh giá tính cách con người, luật ngầm bất thành văn đấy. Tiền đám tang thường sẽ do bên công đoàn của công ty bỏ ra, nếu bạn là người mới vào thì có thể đi chung với đám đông như lúc đi cưới. Nếu là nhân viên cũ thì cứ đi một mình, nhờ quan hệ trong đám cưới lần trước nên bạn không cần phải hỏi địa chỉ, cứ đến thẳng nơi tổ chức tang lễ thắp hương, vừa vào cửa sếp sẽ đón bạn, sếp chủ động bắt tay, khi bắt tay xong, nếu sếp là người cùng giới với bạn thì hãy trực tiếp ôm ông ấy như một người anh em. Thắp nhang đừng để nhang gãy, không là quê độ lắm. Chỉ cần hỏi bao giờ đưa tang, hỏi rõ ngày giờ rồi bảo sáng sớm mai bạn sẽ đến, sếp nói không cần thì bạn cứ im lặng. Sẽ có người ngồi canh phong bì trước cửa, bạn hãy chuẩn bị phong bì với số tiền x2 số tiền nào đó của công ty là được. Nếu bạn là quản lý, sau khi đi một mình đến, lúc tan làm hãy lập 1 nhóm nhân viên cấp dưới, già trẻ lớn bé đến thắp hương, lần này bạn sẽ có cơ hội thể hiện năng lực quản lý nhân viên của mình.
Vào ngày tang lễ, hãy đặt đồng hồ báo thức lúc 2 giờ sáng, dù trời gió hay mưa, hãy đứng dậy và đi thẳng đến đó. Mặc quần áo đen và giày thể thao màu đen. Điều này sẽ giúp bạn sát lại gần sếp thêm 5 centimet nữa.
Nếu sếp của bạn là sinh viên xuất thân ở quê, thế thì đám tang phải được tổ chức ở quê sếp, lúc này nếu bạn là nhân viên mới mà bạn chạy đến cũng hơi kỳ, nhưng nếu bạn là nhân viên cũ thì có thể rủ thêm một người chị thân thiết cũng có ý định báo đáp sếp đến, bạn nhờ chị ấy hỏi han địa chỉ, vào đến nơi thì thắp hương rồi ôm ấp như trên, an ủi sếp rồi nhanh chóng về nhà. Ở môi trường nông thôn, nếu có người trong công ty không quản ngại khó khăn đến thắp hương trong trường hợp này thì người ta bàn tán phải biết, dù sếp đã lên thành phố nhưng cội nguồn vẫn đóng chặt ở đây chắc chắn sẽ được truyền miệng, quyết tâm ban đầu của ông ấy là thay đổi gia đình và môi trường cũng ở đây.