CON NGƯỜI LIỆU CÓ THỂ SỐNG MÀ KHÔNG CÓ ĐỊNH KIẾN?

Trước tiên chúng ta hãy cùng làm một bài trắc nghiệm trí thông minh:

1.

Trên đường, Một người cảnh sát đang trò chuyện với một ông già Đột nhiên một đứa trẻ chạy đến và nói với công an: “Bố của chúng ta cãi nhau rồi!” Ông già hỏi: “Đứa bé này là ai vậy?” Người công an nói: “Là con của tôi.” “

Vậy xin hỏi:

Hai người đang cãi nhau và người công an có quan hệ gì?

Nghe nói, đã có người lấy câu hỏi này làm trắc nghiệm đường phố, kết quả trong 100 đáp án, chỉ có hai người trả lời đúng hoàn toàn.

Hơn nữa, hai người này đều là trẻ em.

Có vẻ dường như kiến thức và kinh nghiệm của người lớn không giúp ích được gì, thậm chí còn cản trở họ nhìn ra sự thật.

Vậy nguyên nhân do đâu?

2 .

Thật ra đáp án hết sức đơn giản:

“Thật ra người công an kia là nữ, hai người đang cãi nhau kia: Một người là chồng, là cha của đứa bé, một người là bố của công an, hay ông ngoại của đứa bé.”

Đúng vậy, sở dĩ người lớn không trả lời được là do bị Kinh nghiệm lừa gạt và bị Tư duy cố định (Fixed Mindset) kìm hãm.

Công an đâu nhất thiết phải là đàn ông?

Mà tư duy của trẻ nhỏ do không bị tác động quá nhiều bởi những quy tắc và phong tục vốn có nên thường có thể thoát khỏi nhiều bế tắc trong tư duy.

Loại hành vi này của người lớn có thể được mô tả trong lời của Lão Tử:

“Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn” (Tạm dịch: Việc học thì ngày một thọ ích, tu Đạo thì ngày một tổn hao) “

Tất nhiên, cũng có một định nghĩa về điều này trong tâm lý học được gọi là:

Khuynh hướng khuôn mẫu (Stereotyping)

Cũng có nghĩa là:

“Mọi người thường có cái nhìn và đánh giá cố định về một nhóm người nào đó, mà không quan tâm đến tình hình cụ thể và sự khác biệt của từng cá nhân, điều này ảnh hưởng đến những nhận định đúng đắn và dẫn đến định kiến.”

Vậy tại sao người trưởng thành lại luôn thể hiện “Khuynh hướng khuôn mẫu?”

Bởi vì một người hiểu biết càng nhiều, khả năng phân biệt lại càng cao và quan niệm về việc phân loại càng rõ rệt. Nếu không, bộ não sẽ trở nên hỗn loạn vì nó không thể chứa quá nhiều kiến thức đến như vậy.

Một số nhà nghiên cứu sinh vật học thậm chí còn chỉ ra:

Sở dĩ bộ não con người hoạt động hiệu quả đến vậy là bởi nó chỉ cần tiêu thụ 1/5 năng lượng của một bóng đèn thông thường là có thể thoải mái hoạt động. Đó là nhờ khả năng phân loại mạnh mẽ, giúp tiết kiệm thời gian và sức lực suy nghĩ, cũng nhờ vậy, loài người nổi bật lên trong cuộc đấu tranh tiến hóa của các loài qua hàng triệu năm. Nếu bạn chuyển những thứ mà còn người phải suy nghĩ sang bằng máy tính thay vì bộ não, tôi e rằng nó sẽ quá nóng và ngưng hoạt động.

Hóa ra, con người có thể tiến hóa đến mức thống trị trái đất, là do có khả năng phân loại cực kì cao.

Nhưng bạn cũng đừng quên:

Chỉ cần phân loại, nhất định sẽ có tích cực và tiêu cực, mà những mặt tiêu cực, sớm muộn cũng sẽ trở thành định kiến.

3 .

Bạn không tin ư? Vậy hãy cùng tôi xét một ví dụ sau. Vào thế kỷ 20, một người nổi tiếng theo đuổi sự bình đẳng đã nói:

“Người châu Âu luôn cố gắng áp đặt những thói quen sa đọa lên chúng tôi, và chúng tôi luôn không ngừng chống lại những hành động tàn bạo của họ.” Người châu Âu muốn chúng tôi trở nên biến chất như người châu Phi da đen … Ước mơ duy nhất của những người da đen đó là góp được vài con bò, đổi lấy một người vợ, và rồi suốt đời sống trong sự lười biếng và trần trụi. “

Bây giờ, hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn, nghĩ xem vĩ nhân nào sẽ nói ra những lời như trên?

________________________________________

E rằng bạn sẽ không thể nghĩ tới, người nói những câu nói trên chính là lãnh tụ của phong trào đấu tranh “Bất bạo động” – Mahatma Gandhi.

Vậy xin hỏi:

Những miêu tả của Gandhi về người da đen Châu Phi liệu có hoàn toàn khách quan, hay vẫn kèm theo định kiến?

Đáp án rất rõ ràng, đây hoàn toàn là một định kiến.

Sẽ có người cảm thấy không thuyết phục:

Có vẻ như người da đen châu Phi cũng giống như Gandhi nói, họ là những người nông nô thuần chất, không có lý tưởng và sống một cách hoang dã.

Sự thật là như vậy sao? Đương nhiên không phải!

Ngay từ khi người châu Âu lần đầu tiên đặt chân lên đến châu Phi, cuộc kháng chiến của các dân tộc bản địa châu Phi vẫn tiếp diễn không ngừng. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ 19.

Ví dụ như Lực lượng Viễn chinh Anh, vốn chiếm đóng thủ đô của triều đại Ascent ở Tây Phi vào năm 1900, đã bị bao vây gần 4 tháng trước khi được giải cứu, và cuộc đấu tranh của triều đại Mandingo chống lại thực dân Pháp kéo dài đến hơn 80 năm.

Tù trưởng Angola cũng đã tổ chức một đội quân gồm 40000 người chống lại thực dân Bồ Đào Nha;

Tại Côte d’Ivoire, cuộc đấu tranh chống Pháp kéo dài đến năm 1911;

Ở Nigeria, cuộc kháng chiến kéo dài đến năm 1919;

Hay như ở Senegal, kháng chiến kéo dài đến 1920;

Ở Somalia, cuộc thánh chiến của người Hồi giáo chống lại người Anh cũng đã kéo dài đến năm 1920;

Ở Libya, người Bedouin vẫn kiên trì chiến đấu cho đến năm 1931.

Có thể nói, cho đến cuối những năm 1930, những cuộc kháng chiến trên lục địa Châu Phi về cơ bản đã lắng xuống, nhưng vẫn còn một số ngọn lửa cách mạng lẻ tẻ chưa được dập tắt.

Gandhi sinh năm 1869 và mất năm 1948. Chỉ cần ông tìm hiểu về lịch sử cuộc kháng chiến thuộc địa của người Phi da đen, thay vì tiếp thu những định kiến được đồn thổi, ông nhất định sẽ không nói những điều như vậy.

Trên thực tế, định kiến ở khắp mọi nơi, tất cả chúng ta đều đang ở trong một thế giới gương biến hình. (Một loại gương mà bề mặt có những phần lồi lõm khiến vật thể khi soi vào bị biến dạng)

________________________________________

4.

Chúng ta cũng có thể đưa “định kiến” vào cuộc sống hàng ngày của mình để kiểm tra nó. Các nhà tâm lý học đã từng làm một thí nghiệm:

Họ vẽ 8 đoạn thẳng, đoạn thẳng dài nhất dài hơn đoạn thẳng thứ hai 5%, tương tự, đoạn thẳng thứ hai dài hơn đoạn thẳng thứ ba 5%, cứ như vậy

Nhà nghiên cứu yêu cầu:

Một nửa nhóm tham gia thí nghiệm ước lượng độ dài của 8 đoạn thằng bằng cm. Một nửa nhóm còn lại, họ được cho ước lượng những đoạn thẳng đã được chia làm hai nhóm, 4 đoạn dài hơn thuộc nhóm A và 4 đoạn ngắn hơn thuộc nhóm B.

Nghiên cứu chỉ ra rằng:

Nếu không chia nhóm, thì ước tính của người tham gia thí nghiệm về độ dài của 8 đoạn thẳng chính xác hơn; nếu các đoạn thẳng được chia thành các nhóm A và B, thì phán đoán của người tham gia sẽ thay đổi.

Họ cho rằng bốn đoạn thẳng trong nhóm A có khác biệt về độ dài nhỏ hơn 5%, và nhóm B cũng vậy.

Và họ cho rằng sự khác biệt về độ dài đoạn thẳng giữa hai nhóm A và B lớn là lớn hơn 5%.

Nhưng trên thực tế, chúng ta đều biết rằng sự khác biệt về độ dài tiêu chuẩn của 8 đoạn thẳng này là 5% .

Đúng vậy, chỉ cần một sự phân nhóm đơn giản, đã đủ để ảnh hưởng đến đánh giá của mọi người

5.

Các thí nghiệm tương tự chứng minh rằng kết luận này cũng đúng trong các tình huống khác.

Trong một thí nghiệm khác, khi cư dân của một thành phố nhất định được yêu cầu cho biết sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày 1/6 và ngày 30/6, con số được đưa ra là tương đối nhỏ. Nhưng khi được hỏi về sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày 15/6 và ngày 15/7, con số được đưa ra lại tương đối lớn.

Khoảng thời gian giống nhau, đều là một tháng. Tại sao ước tính của người dân lại khác nhau?

Rất đơn giản, bởi vì việc phân loại ngày và tháng đã can thiệp vào phán đoán của họ

Não của chúng ra chỉ tiến hành phân loại đơn giản với “Vật thể” đã có thể đưa tới định kiến, vậy nếu chúng ta tiến hành phân loại “người” thì sao?

6.

Năm 1954, nhà tâm lý học xã hội Muzafer Sherif của Đại học Oklahoma, Hoa Kỳ đã chủ trì thiết kế một thí nghiệm phân loại nhóm “kinh thiên động địa” (Thí nghiệm Hang động Robbers- Robbers Cave Experiment).

Nhóm nghiên cứu của Sherif đã chọn ra 22 cậu bé người Mỹ bản địa:

Những cậu bé này đều là người da trắng, đều 11 tuổi, đều tin theo đạo thiên chúa và có chỉ số thông minh ở mức trung bình.

Nhóm Sherif cũng đã cẩn thận sàng lọc một số đặc điểm dễ phân loại:

vậy nên những cậu bé này, không có ai bị cận, không ai béo phì, không ai từng bị tai nạn, không ai là người nước ngoài và không có ai có giọng nói đặc biệt khác mọi người.

Nhà nghiên cứu nói với những cậu bé:

Họ sẽ đến Công viên Quốc gia Hang động Robber ở Oklahoma để cùng nhau trải qua ba tuần trại hè.

Các nhà nghiên cứu đã bí mật chia bọn trẻ thành hai nhóm, hai nhóm này không hề quen biết nhau, lần lượt đến Hang động Robber.

Trong tuần đầu tiên, nhiệm vụ chính của những đứa trẻ là dựng trại.

Nhóm trẻ đầu tiên đến trước, và ngày hôm sau, nhóm trẻ thứ hai cũng đến. Hai nhóm sống ở những nơi khác nhau. Mỗi nhóm trẻ đều nghĩ rằng chúng là những người duy nhất tham gia trại hè. Những đứa trẻ trong cùng một nhóm nhanh chóng làm quen, và chúng đã tạo ra “văn hóa bộ lạc” của riêng mình.

Những cậu bé trong nhóm đầu tiên gọi đội của mình là “Rắn đuôi chuông “, và những cậu bé trong nhóm thứ hai gọi đội của mình là “Đại bàng”. Họ in “Vật tổ bộ lạc” (hay còn gọi là Tô tem) của riêng mình trên mũ và áo phông.

Trong tuần thứ hai, các nhà nghiên cứu cố tình để bọn trẻ biết rằng có một nhóm trẻ khác tham gia trại.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu tổ chức cho bọn trẻ chơi trò chơi bóng chày cùng nhau. Đoán xem những đứa trẻ này phản ứng như thế nào? Mỗi nhóm trẻ em coi đối phương như một đối thủ cạnh tranh và đầy thù địch với nhau. Khi mới đến sân bóng chày, họ bắt đầu lăng mạ nhau. Trước khi bắt đầu trò chơi, đội “Rắn đuôi chuông” đã treo cờ của nhóm trên sân bóng chày, tuyên bố “quyền lãnh thổ” của họ trên sân và kết quả là họ đã giành chiến thắng trong ván đấu đầu tiên. Đội “Đại bàng” đã rất khó chịu, khi đến giờ ăn trưa, chúng từ chối ngồi cùng với các chàng trai “Rắn đuôi chuông”.

Ngày hôm sau là một trận đấu kéo co, “Đại bàng” lại thắng, “Rắn đuôi chuông” tức giận đến mức xé lá cờ của đội bạn để trút giận.

Vào ngày thứ ba, những con “Đại bàng” cuối cùng đã thắng một ván đấu, nhưng khi họ quay trở lại trại, họ thấy rằng trại đã bị tấn công bởi “Rắn đuôi chuông”. Giường bị lật, màn bị rách, mọi thứ đều lộn xộn. “Đại bàng” quyết định trả đũa, vì vậy chúng tấn công trại “Rắn đuôi chuông” theo cách tương tự.

Sau đó, cuộc chiến giữa hai nhóm nam sinh leo thang, họ đổ đầy đá vào tất và mang theo gậy gộc ra ngoài.

Trong tuần thứ ba, các nhà nghiên cứu bắt đầu thiết kế một hoàn cảnh mới.

Họ cố tình đóng van đường ống nước của trại, rồi thông báo với lũ trẻ: “Có người ở bên ngoài đã làm hỏng nó, mọi người phải đồng tâm hiệp lực, cùng kiểm tra lại tất cả ống nước. Tất nhiên, một vài cậu bé không tích cực về điều này, chúng bỏ đi để bắt con thằn lằn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng có những cậu bé mất tích trong cả hai nhóm, nhưng không có xung đột giữa những đứa trẻ mất tích này

Sau đó, cuộc cãi vã trên bàn ăn dần biến mất, và một thỏa thuận đình chiến đã đạt được giữa hai đội.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu lại dẫn tất cả bọn trẻ đến một hồ nước để cắm trại, tuy nhiên giữa chừng lại nói dối rằng xe đã bị hỏng, và huy động tất cả bọn trẻ xuống xe đẩy. Đến nơi, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra: “Bọn trẻ đã biến thù thành bạn.” “Chúng vui vẻ chiến đấu dưới nước vào ban ngày, và nướng kẹo dẻo bên lửa trại vào ban đêm” Điều bất ngờ hơn nữa là trên đường trở về vào ngày hôm sau, “Rắn đuôi chuông” đã chi 5 đô la cho một đống kẹo mạch nha, nó được phân phát hào phóng cho các thành viên của “Đại bàng”.

7.

Rồi! Thí nghiệm này đã kết thúc. Mặc dù chỉ quan sát có một chuỗi hoạt động trong trại hè của trẻ em , nhưng mọi khoảnh khắc chấn động giữa chúng chắc chắn đã phản ánh sự tiến hóa của các bộ tộc loài người.

Phân loại dẫn đến định kiến, định kiến dẫn đến cực đoan, cực đoan dẫn đến xung đột, xung đột dẫn đến chiến tranh.

Mặc dù ở tuần thứ ba, bọn trẻ đã hóa thù thành bạn, hòa giải tốt đẹp như cũ. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là:

Bọn chúng tạm thời hóa giải việc phân loại và dán nhãn cho nhau chỉ khi cùng gặp phải “kẻ thù chung thứ ba”. Tuy nhiên, chúng không thực sự xóa bỏ định kiến trong lòng mà chỉ phân loại lại. Phân loại “Đại bàng” và “Rắn đuôi chuông” là “đồng loại”, và chia những kẻ phá hủy đường ống nước của chúng thành “ngoại tộc” và kẻ thù.

“Định kiến” cũ vừa biến mất và một vòng “định kiến” mới lại sinh ra. Một chu kỳ như vậy lặp lại. Đó chẳng phải là lịch sử của các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc và quốc gia loài người trên trái đất sao?

Nếu”phân loại” đã đáng ghét như vậy, khiến chúng ta sinh ra định kiến, vậy chúng ta có thể không phân loại không? Sống một cách khách quan không phải tốt hơn sao?

Đáp án là, không thể nào.

6.

Vào những năm 1980, có một người đàn ông 77 tuổi bị đột quỵ ở London.

Các dây thần kinh vận động, chức năng nghe nhìn và  ghi nhớ của ông lão hoạt động bình thường, nhưng phần dưới của thùy chẩm của não bị tổn thương.

Đúng vậy, ông ấy đã mất đi năng lực phân loại.

Khi nhìn thấy hai thứ có cùng chức năng nhưng hình dáng khác nhau — ví dụ, hai chiếc ô tô khác nhau và hai chiếc cốc khác nhau — ông không thể tìm thấy mối liên hệ giữa chúng.

Ông lão khó có thể tự lo cho mình trong cuộc sống hàng ngày, bởi vì ông thậm chí không thể làm một việc đơn giản như đặt bộ dụng cụ ăn lên bàn.

Hóa ra nếu không có khả năng phân loại, chúng ta sẽ không thể tồn tại trong một xã hội văn minh, và chúng ta chỉ có thể lùi về thời đại của những sinh vật nguyên thủy.

Đúng vậy, khả năng phân loại quả thực là một con dao cực kỳ sắc bén trong lịch sử tiến hóa của loài người chúng ta, nhưng nó lại là một con dao hai lưỡi.

Trong khi phân loại cải thiện hiệu quả của não, nó cũng đơn giản hóa suy nghĩ của não về các vấn đề, từ đó làm tăng định kiến trong tư tưởng.

Theo thời gian, chúng ta sẽ coi định kiến là quan điểm đúng đắn.

Khi đó, chúng ta sẽ coi chính kiến như một sự thật hay sự thật không thể nghi ngờ, hoàn toàn quên đi bản chất thực của sự vật.

7.

Điều duy nhất chúng ta có thể làm:

Đó chính là tìm ra điểm phân cách vàng trong “Phân loại” và “Định kiến”. Vừa có thể thông qua “Phân loại” giảm tiêu hao năng lượng cho não bộ, từ đó giúp cuộc sống thuận lợi hơn; vừa có thể chống lại định kiến hình thành Khuynh hướng khuôn mẫu (Stereotyping) , từ đó không nhìn cuộc sống bằng con mắt phiến diện.

Tuy nhiên, điều này rất khó.

Vậy nên Khổng Tử mới không khỏi cảm thán: “Trung dung chi vi đức dã, kì chí hĩ hồ! Dân tiển cửu hĩ” (Trung dung là cái đức tốt đến cực điểm. Mọi người thiếu cái đức đó đã lâu lắm rồi – Luận ngữ Ung dã) “

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *