Skip to content
- Lần đó tôi thực sự ngượng chín mặt khi kiểm tra sức khỏe cho người cao tuổi.
Tôi bảo bà cụ đặt điện cực ở bên phải, “Ừm? Ừm? Ừm? Ừm? Ừm?”. Bà ấy bảo không tiện mở ra, tôi nhìn thì ra là do bên trái đã cắt bỏ vì ung thư vú.
Xong xuôi, không có gì to tát cả, nhưng khi sắp kết thúc, bà cụ lại đi khiếu nại tôi với lý do là tôi hành động không đứng đắn, cố tình nhìn bà ấy và nhất định phải đặt điện cực bên trái, làm bà ấy tổn thương tinh thần.
Sau khi tôi giải thích rõ ràng, họ bảo tôi đi ăn uống cho quên chuyện, nhưng ngày hôm đó tôi chẳng còn hứng thú gì với bữa ăn nữa.
- Hồi cấp ba, mỗi lần nhìn thấy bạn nam ngồi đối diện ăn cơm trong căng tin là mặt tôi đỏ bừng. Sau khi phẫu thuật, mỗi lần đến bệnh viện kiểm tra tim, tôi luôn thoắt ẩn thoắt hiện cởi áo nhanh như chớp, nằm nghiêng bên trái trong tư thế quen thuộc, để cho bác sĩ di chuyển đầu dò trên ngực trái.
Tôi trải qua khá nhiều đấy:
- Được xe cứu thương đưa vào sảnh cấp cứu, giữa chốn đông người mà bị bác sĩ nam làm siêu âm tim khi tôi không mặc áo.
- Nằm trần trụi trên bàn mổ, một nhóm bác sĩ nam mở ngực tôi ra, sửa chữa trái tim mong manh của tôi, rồi nhéo nhéo làm cho nó lại nhảy bật dậy.
- Khỏa thân trong ICU, hàng ngày được y tá nam định kỳ lật người, vỗ lưng, sắp xếp tư thế và ho ra đờm, y tá thường gọi anh ta là “chú”.
Một lần tôi cũng gọi anh ấy “Chú ơi, chú có thể giúp cháu điều chỉnh tư thế không?”. Chú ấy rất kiên nhẫn giúp tôi.
Khi ra khỏi ICU, chú ấy còn tặng tôi hai hạt đậu đỏ. (chắc mang nghĩa may mắn)
- Phòng theo dõi cấp cứu, người qua kẻ lại, chỉ dùng một màn hình nhỏ che chắn, tôi bị đặt ống dẫn nước tiểu.
- Sau phẫu thuật, có một máy tạo nhịp tim tạm thời dưới ngực trái, và khi ra viện, bác sĩ nam đến lấy nó ra.
Tôi lại nói đùa “Bác sĩ, chẳng lẽ cháu có thù với bác sĩ à?”. Thực ra tôi muốn gợi ý cho bác sĩ nhẹ tay một chút. Kết quả là bác sĩ giả vờ nói giận dữ “Có thù chứ, sao cô còn ở bệnh viện, mau xuất viện đi, sau này đừng để tôi phải nhìn thấy mặt cô nữa”.
- Mỗi ngày cần bôi thuốc lên vết mổ trên ngực, sau khi y tá bôi thuốc xong tôi thường để lộ áo bệnh để khô (bình thường phải quấn băng bảo vệ xương ức).
Một ngày tôi đang ngồi trên giường bệnh phơi vết thương, bác sĩ (nam) xông vào, định nói gì đó với tôi, nhìn thấy vết thương rồi “vù” một cái quay đầu chạy ra ngoài, cả quá trình không quá 10 giây.
Bạn nói xem, chỉ việc đo cái tim, tôi có gì phải ngượng chín mặt? Tôi ngược lại có thể khiến bác sĩ thấy ngượng tái luôn đấy :)))
- Khi thực tập, tôi đã làm điện tâm đồ cho rất nhiều phụ nữ. Bà cụ còn đỡ, họ còn không để tâm hơn cả tôi, nhưng khi làm cho những phụ nữ trẻ thì thực sự có chút ngượng ngùng. Những người có ngực nhỏ thì còn đỡ, chỉ cần bảo họ đẩy hẳn áo ngực lên một chút, để lộ phía dưới là được. Còn với những người có ngực to, điện cực lại không dính tốt, đôi khi làm giữa chừng nó lại tuột ra phải dùng tay cố định, thực sự là cực kỳ ngượng ngùng, mắt không biết nên nhìn đâu, lại còn phải cố tỏ ra bình thản nếu không sẽ càng ngượng hơn.
May mắn là sau đó tôi không cần lo lắng về những vấn đề khó chịu này nữa, vì tôi có cả một đội ngũ thực tập sinh dưới quyền.
Post Views: 23