Trước Công Nguyên, làng Cruze xứ Ethiopia có một gã chăn dê vào lều của một thiếu nữ để xin nước uống vào lúc giữa trưa. Cô thiếu nữ, chủ lều mang ra cho anh ta một loại nước trái cây dại ép đã lên men, chàng trai uống cạn cốc nước tuyệt vời ấy một cách khoan khoái rồi ngây si dại …quên cả đường về.
Nhiều năm về sau người ta gọi thứ nước trái cây đại ấy là rượu vang và người ta cho rằng người Hy Lạp, một giống dân hùng mạnh thời đó từng đô hộ xứ Ethiopia mới là người làm ra thứ rượu vang tuyệt vời ấy. Trong thần thoại Hy Lạp người ta cũng thường nói đến các từ :”bầu trời rượu nho màu tím “ hay “biển có màu hổ phách”, chính là các màu sắc mà về sau người làm rượu vang đã dùng các thùng gỗ chứa nước nho ép, cho lên men các thứ rượu sóng sánh sắc màu ấy. Tại Ai Cập nơi bị người Hy Lạp xâm lấn ,trong các hầm mộ của các Pharaon người ta cũng tìm thấy các loại chai lọ đựng rượu vang.
Trước CN 1.500 năm người ta đã thấy các cánh đồng trồng nho ở thung lũng sông Nile mà về sau người ta tìm thấy trồng ở châu u. Vang Ai Cập ngon nhất là vang đỏ được giai cấp quyền quý vùng Địa Trung Hải ưa thích. Tại châu u rượu vang xuất hiện cùng lúc với các đoàn quân La Mã đi xâm lược. Vang được xem là một vũ khí sắc bén đi đến đâu làm dân bản địa mê mệt tới đó . Sự phát sinh ra các chai lọ thủy tinh và thùng gỗ đã giúp cho rượu vang dễ dàng di chuyển . Đến thế Kỷ 15 dù sức mạnh của các đoàn quân La Mã đã rã tan. Nhưng nhờ sự tiếp sức của các cha cố đạo nhà thờ mà rượu vang càng thêm sức sống. Rượu vang được sử dụng trong các nghi thức lễ bái tôn giáo.
Địa hình nước Pháp thuận lợi cho việc trồng nho, nhờ được cấu tạo bởi bốn con sông và ba rặng núi lớn. Vì thế sông hồ và núi đã tạo nên các vùng bình nguyên trù phú với nhiều thung lũng thích hợp cho mỗi vùng trồng nho , tạo ra những con đường rượu vang trù phú.
Thế kỷ 16 Pháp đã được xem là một cường quốc rượu vang tại châu u. Ngày nay du khách đến vùng Alsace sẽ nhận rõ những làng mạc trồng nho có từ lâu. Những thị trấn với lối kiến trúc cổ , nơi mà rượu nho hảo hạng làm nổi bật các món ăn đặc sản địa phương. Con đường rượu vang (La Route des Vins) là tên gọi mà người ta đặt cho vùng Alsace vào ngày 30 tháng Năm năm 1953, vào dịp tổ chức một cuộc đua xe hơi có tuyến đường đua chạy qua vùng này.
Tại mỗi chặng dừng người ta tổ chức một lễ hội, để giới thiệu các đặc sản của từng miền mà chủ yếu là các loại rượu vang. Con đường rượu vang Alsace băng qua những ngọn đồi có gần 120 nông trại hơn một nửa nằm dọc tuyến đường . Trong số này, đoạn đường giữa hai thị trấn Barr và Rouffach chi chít những ngôi làng chuyên sản xuất rượu nho tiêu biểu của vùng Alsace. Các ngôi làng rượu vang như Mittelbergheim, Eguisheim, Hunawihr đều nằm trong danh sách các ngôi làng thơ mộng nhất nước Pháp, hàng năm sau mùa hái nho, các ngôi làng này đều có tổ chức liên hoan để giới thiệu sản phẩm, mời du khách nếm thử hương vị ‘‘rượu mới’’ ngay sau khi thu hoạch . Alsace có trên 60 hiệu rượu vang có kiểm định nguồn gốc và xuất xứ. Chính với những đặc sản không nơi nào có này, mà Alsace vươn lên hàng nhất nhì trong số các vùng nổi tiếng về rượu có thể sánh cùng Bordeaux và Bourgogne. Rượu vang trắng của Alsace rất hợp với fromage, nếu bạn cảm thấy không hợp với khẩu vị thì nên dùng rượu trắng với món cá rắc bột chiên bơ. Người dân Alsace nấu cả hai loại cá : cá chép và cá lờn bơn. Vùng Alsace đặc biệt là miền thung lũng nằm gần dãy núi Vosges, có khí hậu tương đối ôn hoà, thổ nhưỡng thuận lợi, sản sinh ra nhiều giống nho ngon. Vùng đất màu mỡ cộng thêm truyền thống chế biến rượu lâu đời.. Dù có sành điệu hay không, thì hàng năm có cả một triệu lượt khách vẫn chọn đi tour du lịch trên Con đường Rượu vang Alsace .
Nước Pháp có cả thảy đến mười bốn Con đường Rượu vang. Trong số mười bốn Con đường Rượu vang , thì La Route des Vins d’Alsace luôn luôn đứng nhất trên danh sách bởi vì đây vùng đầu tiên dung hoà di sản kiến trúc với nghệ thuật ẩm thực,
Một con đường rượu vang khác phải kể đến là con đường Rượu Vang Sủi Bọt, hay còn gọi là con đường Champagne, chúng ta phải quay về thủ đô Paris ở điểm khởi đầu của KM ZERO để đến vùng nho Chalon en Champagne.
Đây là vùng khí hậu lạnh quanh năm, vì ít nắng ấm nên nho ở đây bị chua nước cốt nho phải lên men hai lần . Vì thế rượu vang ở đây bị nhiều gas và có căn . Về sau người ta đã giải quyết được chất cặn của những vấn đề nhiều gas thì đành chịu, vì thế người ta đã gọi rượu vang ở đây là vang sủi bọt hay vang nổ, về sau người ta đã dùng tên vùng đất sản xuất ra nó để đặt tên cho rượu tức là rượu vang CHAMPAGNE .
Còn có một con đường rượu vang khác mà không thể không nói đến là con đường rượu vang Bordeaux’
Con đường rượu vang Bordeaux có tới 6 vùng sản xuất rượu ở Bordeaux, mỗi vùng có đặc sản riêng của mình. Con đường rượu vang đưa khách đi từ đô thị Bordeaux Métropole đến khám phá các vùng sản xuất rượu vang khác, như Côte de Blaye và Côte de Bourg, vùng Saint Émilion , vùng Graves và Sauternes, vùng Entre deux Mers … và nhất là vùng Medoc nơi tập hợp các hiệu vang đỏ nổi tiếng, trong đó có Margaux, Haut Médoc, Pauillac, Saint Julien, Saint Estèphe …..
Theo Sở du lịch Bordeaux, kể từ đầu tháng 05/2021, hầu hết các vùng lâu đài có ruộng nho và hầm rượu, ngoài việc tổ chức theo ”truyền thống” các chuyến viếng thăm nếm thử rượu vang, đều đã mở thêm nhiều chương trình mới kể cả khám phá di sản kiến trúc, các xưởng thủ công mỹ nghệ địa phương, các trò chơi hay sinh hoạt giải trí mang tính cách gia đình ngay tại các ruộng nho.
Tại các lâu đài nổi tiếng như Chateau Marquis de Terme chuyên sản xuất rượu vang Margaux, hay Chateau Cos D’estournel chuyên về rượu vang đỏ Saint-Estèphe, các khuôn viên hay sân thượng có ghế ngồi đều không còn chỗ trống trong suốt của mùa hè.
Các lâu đài này đã hợp tác với Sở Du lịch thành phố để tổ chức những kỳ nghỉ trọn gói giá mềm, bao gồm cả chi phí lưu trú, ăn uống và tham quan ngắn ngày. Nhờ vậy, các lâu đài này thu hút đông đảo khách du lịch kể từ tháng 6, phần lớn là khách Pháp, đôi khi cũng có du khách đến từ các quốc gia láng giềng như Đức, Bỉ hay Hà Lan, trong khi vào năm 2019 đa số khách tham quan là người Mỹ hay người Hoa.
Ngành du lịch rượu vang, chủ yếu dựa trên việc đưa khách đi khám phá các nét đặc thù địa phương cũng như các sản phẩm trong vùng, các nhà tổ chức đường cuộc địa phương buộc phải tự điều chỉnh thích nghi để thu hút khách du lịch. Nếu như các hướng dẫn viên không cần phải nói thạo tiếng Anh như khi phải tiếp đón du khách người Mỹ, người Nhật, người Úc hay Trung Quốc, thì đổi lại họ phải được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như am tường về những thói quen dùng rượu vang của khách nội địa..
Câu hỏi mà họ gặp thường xuyên nhất là nên dùng loại vang nào cho hợp với một bữa ăn có cả cá lẫn thịt ? Nếu như trước kia câu trả lời thường là : dùng vang trắng với cá, rồi đến vang đỏ với thịt, thì xu hướng giờ đây vẫn là ”xé rào” phá khung qua việc chọn một kiểu vang trắng hoặc vang đỏ duy nhất nhưng lại hợp cho cả hai món ăn. Nói cách khác, khách nội địa không có cùng thói quen dùng rượu vang như khách nước ngoài, và chính cũng vì vậy họ không quan tâm cho lắm đến khâu chế biến, đổi lại họ muốn biết nhiều hơn về cách thức cất giữ hay là mua loại rượu nào để có thể trữ được lâu.
Khám phá các đặc sản vùng miền dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia ẩm thực, các chuyến tham quan như vậy ngày càng thu hút đông đảo khách Pháp, họ thường xuyên dùng rượu vang trong các bữa ăn thường nhật và nay họ đơn thuần tìm kiếm những trải nghiệm mới. Theo đại diện liên đoàn các nhà sản xuất vang Bordeaux thượng hạng FGV, thì khách nội địa có sức mua cao nhưng đồng thời họ đòi hỏi nhiều hơn về mặt kiến thức chuyên môn cũng như các xu hướng thịnh hành mới trong làng ẩm thực.
Theo cơ quan Atout France, chuyên quảng bá các điểm đến của Pháp với khách du lịch nước ngoài, hầu hết các vùng có truyền thống sản xuất rượu vang hay rượu mạnh như vùng Médoc, Champagne, Alsace, Bourgogne, Loire, Provence hay Cognac …. đều đã chuyển qua khai thác nguồn khách nội địa, tạo ra những tour tham quan mới để thích nghi với thói quen tiêu dùng của người Pháp, bù đắp phần nào cho sự vắng bóng của thành phần khách du lịch nước ngoài : các hợp tác xã cũng như các hầm rượu cỡ trung bình đều mở dịch vụ tiếp đón các hộ gia đình hay các khách Pháp đi theo từng nhóm nhỏ chứ không đi theo đoàn.
Theo số liệu gần đây của cơ quan quảng bá du lịch Pháp Atout France, ngành du lịch rượu vang đã thu hút hơn 12 triệu lượt du khách trong năm 2019, so với 7,5 triệu khách một thập niên trước đó. Doanh thu của ngành này xấp xỉ 5 tỷ rưỡi euro hàng năm. Đến khi có dịch Covid-19, doanh thu đã giảm hơn một nửa. Cuộc khủng hoảng của thị trường xuất khẩu rượu vang đã buộc ngành sản xuất vang Pháp phải tổ chức lại cơ cấu. Kể từ năm 2009, ngành này tạo ra thương hiệu “Vignobles & Découvertes” (Ruộng nho & Khám phá) nhằm thúc đẩy và phát triển các khâu phục vụ du khách trên nhiều phương diện, hầu tạo thêm nguồn thu nhập cho các nhà sản xuất, bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống của họ. Một thập niên sau, thương hiệu “Vignobles & Découvertes” tập hợp hàng ngàn dịch vụ tại 70 điểm đến xung quanh các “Con đường rượu vang”. Các chương trình tham quan kéo dài khoảng 2 hay 3 giờ, đưa khách đi xem ruộng nho, lâu đài và hầm rượu, rồi kết thúc với khoảng một giờ nếm rượu tại các cửa hàng lưu niệm. Các sinh hoạt này có thể được kết hợp thêm với một bữa ăn tối hoặc là một đêm ngủ lại ở nhà trọ đối với các nhà sản xuất nào đã chịu đầu tư vào các dịch vụ lưu trú.
Con đường rượu vang đến đây xin được bẻ… sang một một khúc quẹo là cách uống vang.
Vang là một thức uống…mát, vì thế không nên ngâm ướp rượu trừ loại vang sủi bọt tức vang Champagne. Ly dùng để uống vang phải là thủy tinh mỏng – ly trong và không hoa văn . Khi rót vang không rót quá 1 phần 3 ly vì người ta cần một khoảng trống của ly để lắc ly mà “nghĩa “ rượu . Một chai vang tốt lúc lắc ly rượu đặc sánh lên thành ly cho ta màu hổ phách rất bắt mắt . Một chai rượu vang hạng tồi thông thường có màu đỏ ruby , khi lắc ly thành ly rượu trơn tuột như nước ngọt không để lại dấu vết gì . Về cách cầm ly, thì quý ông cầm có khác với cách cầm của quý bà. Xin quý ông lưu lý đừng có cầm…nhầm cách của quý bà, vì bàn tay của quý bà thường là đẹp lại năng trau chuốt và có đeo vật trang sức vì thế các quý bà thường dùng cả bàn tay để nâng ly, chân lý nằm ở ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Các quý ông thường dùng ngón cái và ngón trỏ để nâng ly , thân ly nằm tựa vào ngón giữa , ngón út và ngón đeo nhẫn nằm dưới cùng của ly như muốn giấu đi chiếc nhẫn cưới và một phần của các ngón tay vàng… khỏi thuốc lá.
Sau cùng là cách nếm rượu. Bạn nên bắt đầu bằng từng một ngụm nhỏ sau khi đã “lót” miệng một hớp không khí . Lúc rượu và không khí xúc tác nó sẽ tạo ra một sự bùng nổ khiến cho rượu phát tác òa vỡ thấm vào các kẽ chân răng và lưỡi , sau đó lưỡi của bạn sẽ tự động co thắt, để ép rượu trào dâng lên phần trên của vòm họng. Lúc đó lớp khí đệm xúc tác với rượu sẽ tạo ra một lớp khí gas tuông ra mũi , mắt, tai khiến bạn phải…phê với một cảm giác đê mê . Đây là lúc bạn phải “ ngậm mà nghe “… có vị ngọt ở đầu lưỡi, chua ở cạnh lưỡi,chát ở mặt lưỡi và một chút đắng…ở tận cùng của cuống lưỡi. Nuốt rượu là công đoạn cuối cùng của nghệ thuật uống rượu; nuốt phải nuốt từ từ từng ngụm nhỏ không được nuốt quá nhanh mới được cho là người sành điệu.
Con đường rượu vang còn có một đoạn…dốc, nhưng phải …say mới treo được dốc là các lễ hội rượu vang. Lễ hội rượu vang Bordeaux diễn ra ở Aquitaine vào tháng Sáu. Mỗi lễ hội đều có sự tham dự của các thành phố kết nghĩa trên thế giới, diễn ra xuyên suốt trong 4 ngày với các không gian phim Hollywood cũng được tái hiện vô cùng hoành tráng. Cạnh lễ hội vang Bordeaux, còn có một lệ hội vang khác rất đình đám là lể hội Vang Tươi, tổ vào ngày thứ 5 tuần lễ thứ 3 của tháng 11 hàng năm tại vùng Beaujolais Nouveau miền Đông, đây là một lễ hội vang truyền thống độc đáo một trong những vùng sản xuất rượu vang danh tiếng.
Vào ngày này người yêu vang khắp nơi trên thế giới háo hức chờ đón những chai rượu đầu tiên của mùa nho đến từ vùng Beaujolais Nouveau. Việc thưởng thức vang tươi Beaujolais trở thành niềm mong mỏi của các tín đồ mê loại thức uống con bốc mùi hoa lá. Việc tổ chức lễ hội rượu vang tươi đã mang lại những thành công rực rỡ. Ban đầu lễ hội chỉ là một hoạt động mang tính địa phương, những nông dân trồng nho và các nhà sản xuất rượu vang gặp gỡ nhau để tổng kết một vụ mùa. Họ cùng nhau thưởng thức rượu vang và trao đổi kinh nghiệm, để ghi lại những phát hiện mới qua một vụ mùa. Về sau nó trở thành một lễ hội thường niên được tổ chức mỗi năm một lần và tầm ảnh hưởng ngày càng rộng rãi.
Giống nho ở Beaujolais Nouveau là giông Gamay đen nhưng lại cho một thứ nước ép màu trắng. Một quá trình lên men đặc biệt gọi là “sự ngâm carbonic” chỉ được áp dụng trong việc sản xuất vang tươi của vùng. Quá trình này được gọi là lên men nguyên quả để cả chùm nho, không nén, không vặt cuống, giúp cho vang có vị tươi ngon và ngăn không cho chất tannin tiết ra từ vỏ và cuống và lá. Rượu vang tươi được uống bằng…tô và uống lúc nửa đêm. Lễ hội Beaujolais Nouveau được bắt đầu lúc 0 giờ 1 phút sáng ngày thứ năm, tuần lễ thứ 3 của tháng 11. Hàng triệu thùng Beaujolais Nouveau sẽ từ các làng nhỏ bắt đầu cuộc hành trình của mình, xuyên qua nước Pháp đang ngon giấc, ngập tràn vào Paris rồi lên tàu đến với nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới. Tiệc vang lớn nhất trong năm bắt đầu trong ánh lửa trại bập bùng , những người trồng nho và sản xuất rượu vang cùng nhau nhảy múa hát ca. Trên tay là những ly rượu vang tươi mang hương thơm của trái cây được rót ra từ những thùng gỗ. Điều đặc biệt của vang tươi vùng Beaujolais Nouveau là từ khi thu hoạch nho cho đến khi ly vang đầu tiên của lễ hội được rót ra, chỉ vẻn vẹn trong khoảng 10 ngày. Sau một quá trình thu hoạch khẩn trương lên men cấp tốc, từ những chùm nho trên cánh đồng bát ngát, vang tươi Beaujolais Nouveau đã đến với người yêu vang khắp năm châu. bốn biển. Người ta nói rằng rượu vang tươi nổi tiếng đến độ mỗi khi nó được mang bàn là cả nước Pháp lại tưng bừng trong hội hè đình đám, với sự tham dự của những nhân vật tiếng tăm ..
Thưởng thức vang tươi không cầu kỳ như thưởng thức vang thông thường. Người ta thường uống bằng những ly to, rót thẳng rượu từ thùng gỗ sồi rồi uống từng hụm lớn , kết hợp với đồ ăn nhẹ. Vang tươi Beaujolais Nouveau được uống lạnh, vì đây cũng là một trong những điều kiện để việc thưởng thức vang trở nên chất lượng và lý thú hơn.
Lễ hội không chỉ là một hoạt động văn hóa của nước Pháp, nó đã thực sự trở thành một sự kiện được đông đảo người yêu vang trên khắp thế giới chờ đón. Đặc biệt, vang tươi Beaujolais Nouveau được coi như sự tri ân cho những khách hàng thân thiết cho những bạn bè. Dù bạn ở đâu, Paris , London i Beaujolais Nouveau cùng với hàng triệu người trên thế giới, từ quốc gia này tới quốc gia khác, múi giờ này tới múi giờ khác. Và cả chúng ta hãy nâng ly chúc mừng sức khỏe vào lúc nửa đêm.