Một vài năm trước, tôi nhận được cuộc gọi từ hiệu trưởng khi con trai tôi học lớp 6. Ông ấy nói với tôi rằng có một vấn đề quan trọng phải được giải quyết trực tiếp. Khi đó tôi đang gặp khách hàng ở nơi cách trường học một giờ di chuyển. Con trai tôi sẽ phải đợi trong “Căn Phòng Yên Tĩnh” cho tới khi tôi đến đó.
Khi tôi đến văn phòng, hiệu trưởng đã triệu tập con trai tôi và thông báo rằng con trai tôi đã xô đẩy một đứa trẻ khác. Tôi không phải là người dung túng cho hành vi bạo lực, tuy nhiên cảm thấy có điều gì đó không ổn nên tôi đã hỏi chi tiết thêm về vụ việc. Hiệu trưởng nói rằng chi tiết sự việc là không quan trọng vì trường học có chính sách không khoan nhượng khi xảy ra bạo lực. Tôi giải thích với ông ấy rằng nếu không biết sự thật, tôi sẽ không thể đưa ra hình phạt chính xác cho con mình. Hiệu trưởng một lần nữa phản đối nên cuối cùng tôi đã hỏi con trai tôi về câu chuyện theo góc nhìn của nó.
Hóa ra đứa trẻ mà con tôi đẩy đã đánh một người bạn cùng lớp đang ngồi trên xe lăn. Con trai tôi đã đẩy tên đầu gấu này để ngăn cản cậu ta gây thương tích cho đứa trẻ ngồi trên xe lăn.
Tôi hỏi hiệu trưởng xem có đúng là như vậy không, và ông ấy đã chứng thực câu chuyện của con trai tôi. Tôi đã sững sờ. Sau đó, hiệu trưởng thông báo với tôi rằng con trai tôi sẽ bị đình chỉ học một ngày.
Lúc này tôi hơi khó chịu một chút nhưng tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh. Tôi suy nghĩ vài giây rồi nhìn sang con trai tôi và nói: “Ngày mai mẹ và con sẽ dậy sớm và chúng ta sẽ đi ăn sáng. Sau đó mẹ sẽ đưa con tới cửa hàng trò chơi điện tử và con có thể mua bất cứ game nào con muốn. Con có thể dành hết thời gian còn lại trong ngày để chơi game.”
Hiệu trưởng rất sốc trước phản ứng của tôi và nói “Tôi đang cố dạy cho con trai cô một bài học ở đây và cô đang phá hoại quyền hạn của tôi! Chúng tôi có chính sách không khoan nhượng đối với hành vi bạo lực thể chất, và cô đang truyền tải sai thông điệp này!”
Tôi quay sang hiệu trưởng và giải thích rằng chính ông ta là người đã truyền tải sai thông điệp, và cách duy nhất để con trai tôi ngăn cản kẻ bắt nạt đánh một đứa trẻ ngồi xe lăn là đẩy hắn ta ra. Tôi giải thích rằng tôi sẽ càng khó chịu nếu con trai tôi làm căng tình hình hơn, nhưng cậu bé đã không làm thế.
Trớ trêu thay, tôi đã có thể sử dụng phản ứng thái quá của vị hiệu trưởng này như một bài học quý giá. Tôi đã giải thích cho con trai tôi rằng đôi lúc ngay cả khi con làm điều đúng đắn cũng sẽ có hậu quả.
Hồi cuối năm 11 mình bị chính con bạn thân nhất kêu gọi đám đầu gấu trong lớp tẩy chay, lý do để nó làm như vậy là gì đến giờ mình cũng không rõ, chỉ có điều đám ấy mình đã từng chơi cùng. Đợt trước đó bé em mình rủ đi học võ, xong có một hôm bé em mượn điện thoại mình chụp cho cả lớp, về xem lại thì có tấm mình cùng thầy đang tập chiêu gì gạt tay phòng vệ ấy, thế là mình đăng ngay lên fb. Từ đó bọn nó bớt xỉa xói trước mặt mình hẳn mà chuyển sang nói xấu sau lưng vì cả đám ngồi bàn dưới nên mình biết hết Đỉnh điểm là một hôm nào đó của lớp 12, khi chuẩn bị vào tiết đầu tiên thì con bạn thân (cũ) hùa với đám kia móc mỉa mình với cô bạn (mới) của mình. Xong mình đứng bật dậy chỉ vào mặt nó mày mà nói tiếng nữa coi chừng tao đó, tao có học võ đó nha :))) mặc dù học cũng không tới đâu nhưng mà đem cái danh đó ra doạ bọn nó thì đỡ phiền phức hơn rất nhiều, ít nhất là cho cô bạn của mình. Kể từ đó tới lúc tốt nghiệp mình được yên thân hẳn, chỉ là đối với con bạn (cũ) giữa mình và nó có một nút thắt chưa thể tháo gỡ, mấy lần về quê vô tình gặp nó, nó đều né tránh ánh mắt của mình, thật ra mình cũng tiếc cho tình bạn đó.
hồi lớp 1 mình cũng bị bắt nạt hoài tới mức ngay cả một bạn nữ cũng tranh suất cơm rồi cướp ghế của mình khiến mình khóc suốt. bố mẹ thì bận làm kiếm tiền nên mình ko muốn phiền tới họ. chỉ có thể tự nghĩ cách giải quyết. cho tới khi mình được nghe bố mình dạy rằng nên phản kháng khi gặp áp bức. thế là giờ ra chơi có một đứa vẫn giữ thói quen trêu mình, rồi nhổ nước bọt các thứ lên cặp và mình đẩy nó một phát ngã từ lan can tầng hai xuống tầng 1 (tầm 2m). thằng kia gãy cổ. và sau đó trong lớp ko ai bắt nạt mình nữa, bởi mình sẽ đánh bất kỳ đứa nào trở thành kẻ bắt nạt. căn bản mình vốn khỏe sẵn nhưng ko muốn đánh nhau hay bạo lực vì bà dạy đó là xấu, cơ mà cuộc sống ko cho phép nhẫn nhịn mãi được. đứng nhìn ko làm gì hay chịu lép vế cũng là một lựa chọn để người khác chịu áp bức thay bản thân mình. cho nên, gặp đứa xấu tính với người khác thì phải tẩn nó cho tới khi nó ko bắt nạt ai trước mặt mình.
Hiệu trưởng vô tình dạy cho đứa nhỏ một “thực tế cuộc sống” đấy. Sau này ra xã hội những người có chức quyền hơn sẽ không bênh vực bạn vì công lý, lẽ phải hay gì hết mà thuần theo góc độ lợi ích họ có được từ đó.Ông hiệu trưởng không quan tâm “lẽ phải” đứa nhỏ đã làm gì mà hướng về “theo quy định” trước, và dù có hậu quả gì ổng cũng sẽ né được trách nhiệm. Vì đã làm “đúng quy trình”.
Nhớ lại cái lần tôi của năm lớp 7 bị ăn tát vô cớ vì nhắc ngta trật tự =)) hôm đó buổi sáng vừa bị chảy máu mũi xong nên buổi chiều bị tát cái bép thế là máu mũi tuôn ra như suối =)))Ăn tát xong thấy mũi ấm ấm ướt ướt là biết hỏng việc rồi nên đem tay trái lên bịt mũi =)) còn tay kia thì bép lại 1 phát vì rõ ràng mình đang nói nhẹ nhàng mà vẫn ăn bem
Quan điểm của mình, luôn dạy con mình rằng: Ai đánh con con phải biết đánh lại. Đấy là tự vệ chính đáng! Chứ mà đợi mách cô thì cũng sưng mặt rồi, tội gì phải chịu thiệt thânMà sau này đứa nào đánh con mình, mình sẽ trực tiếp đánh nó luôn! Ai bảo dám bắt nạt bạn, thì mình sẽ cho nó biết, cậy lớn bắt nạt bé là ntn
Đi học mà hiền quá thì cũng ko ổn, bị bắt nạt thì khổ lắm, hôm nào kể cho anh em nghe chuyện lần đầu tôi bị lên đồn vì đánh nhau =))