Trả lời: John Hedtke, Nhà văn/Biên tập tài liệu/Cây viết tạp chí(1982- nay)
Link gốc: https://qr.ae/pNydm1
Chắc chắn luôn!
Tôi không đọc Mật mã Da Vinci bởi tôi méo quan tâm. Thực ra là chưa đủ: độ quan tâm của tôi về việc Chúa đã từng kết hôn/người đứng đầu Illuminati/người ngoài hành tinh hình-que-cá đến từ hành tinh quay quanh Fomalhaut (ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Nam Ngư) đơn giản là không để xài kỹ thuật hiện đại để đong đếm được. Nên, ừ, không.
Nhưng khi Mật mã Da Vinci được xuất bản, tôi phát hiện ra vợ mình có ba cuốn tiểu thuyết ra mắt trước đó của Đen Nâu trên giá sách. Tôi đã đọc chúng – nhanh thôi – và tôi nhận ra một điều, một khi ta nắm bắt được nhịp điệu của Đen, ta có thể biết chuyện sẽ xảy ra ngay từ chap 1 và 2:
- Nhân vật phản diện “bất ngờ” là ai. (Gợi ý: hãy để ý mấy ông già lúc nào cũng mỉm cười, đầy thông tuệ và đầy tràn lòng nhiệt thành giúp đỡ.)
- Ai sẽ lên giường với Nữ Chính.
- Ai sẽ “bất ngờ” bị giết bởi tay phản diện tầm chap 10 đổ đi, từ đó bí mật được bật mí rằng gã đó, trên thực tế, cũng là phản diện (lúc đó, ta, người đọc, sẽ há hốc mồm vì ngạc nhiên và sốc).
- Vị Chúa máy móc (deus ex machina – một thủ pháp dẫn truyện xuất hiện từ bi kịch Hy Lạp cổ, khi câu chuyện tưởng như lâm vào ngõ cụt thì mọi việc sẽ bất ngờ và đột ngột được giải quyết bằng một sự kiện cũng kỳ dị và bất ngờ không kém) nào sẽ cứu giúp người anh hùng và Nữ Chính lúc-gần-kề-cái-chết, bởi Dan Brown luôn đẩy anh ta vào ngõ cụt.
- Và, nói chung là, bạn cũng có thể nhận ra cái kết cổ tích nơi Mọi Chuyện Đều Ổn.
Tôi đọc cuốn đầu tiên, nó khá tệ (pulpy: theo chủ nghĩa giật gân và có chất lượng kém) nhưng không sao. Tôi đọc cuốn thứ hai và thốt lên “Đợi đã…” Tôi lướt qua cuốn thứ ba và mọi chuyện vẫn như vầy. Ôi cái đệt…
Một tội lỗi nữa mà Đen Nâu mắc phải đó là việc ông ta méo giỏi trong việc viết văn. Ông ta không thể tiết lộ câu chuyện/sự việc bạn cần biết theo bất kỳ phong cách văn chương nào; tất cả đều được kéo vào chân đế của một đống giải thích loằng ngoằng như kiểu “Như ông biết đấy, Bob…”. Thiếu tinh tế hay ác khẩu hơn là vô duyên. Hầu hết mọi người đều có thể làm tốt hơn.
Tôi đã lướt qua Mật mã Da Vinci cùng Thiên thần và Ác quỷ và rõ ràng rằng Đen Nâu vẫn chưa có một kỹ năng viết cụ thể nào cả. Nhân vật của ông ta vẫn phẳng lì như trước, vẫn một kiểu cốt truyện (Đen, ông có rất nhiều tiền; lấy đống tiết kiệm đó ra và mua một cốt truyện mới, được hem?) và những đoạn hội thoại vẫn khô khốc như cuốn đầu tiên.
Một điều đặc biệt khiến tôi khó chịu: Đen Nâu chẳng hiểu mẹ gì về tiếng Trung và tiếng Nhật cả. Tôi biết mấy cái đó từ hồi lớp 5. Đen đã có thể nhận ra điều đó chỉ cần ông hỏi một thằng nhóc lớp 5 thôi, nhưng không. (Đây nhé! Link nói về vụ đó đây: http://hanzismatter.blogspot.com/2009/03/painful-excerpt-from-dan-brown-digital.html)
Không phải bàn cãi về việc Đen Nâu là một cây viết thành công. Ổng kiếm được hàng triệu đô từ những cuốn sách ổng viết, chuyển thể chúng thành phim(nhiều tiền lắm đó, thật đấy) và vẫn giữ phong độ qua việc xuất bản những cuốn sách tự động lọt vào bảng xếp hạng sách bán chạy nhất NYT. Nhưng sau tất cả, ông ta vẫn là một cây viết cùn mòn, tệ hại và nhạt nhẽo; người hiểu rất ít về những gì mình viết ra. (Đây thêm một bài báo chứng minh độ khó hiểu trong phong cách viết của Đen Nâu, thứ chỉ được ngưởng mộ bởi chính nó: https://www.telegraph.co.uk/culture/books/booknews/6194031/The-Lost-Symbol-and-The-Da-Vinci-Code-author-Dan-Browns-20-worst-sentences.html)
TLDR: Đen Nâu viết lách như vẹo…nhưng ít ra thì ông ta vẫn khá hơn Stephenie Myers(Vampire lấp lánh) và E.L. James(50 sắc thái).