Mùa đông năm ngoái, tôi cho con trai đi học bơi. Huấn luyện viên hỏi tôi: “Chị mong đợi điều gì ở con mình?” Tôi nói: “Chỉ cần con vui là được em, không cần tạo quá nhiều áp lực, học được hay không cũng không sao cả.”
Hai buổi học đầu tiên, huấn luyện viên thực sự đã làm như vậy, cậu ấy chơi đùa với con trai tôi, đánh trận nước, ném bóng nước, và kỹ thuật bơi của con tôi không khá khẩm hơn mấy so với bơi ếch.
Tôi hỏi con trai: “Con có vui không?” Con trai tôi cười rạng rỡ: “Vui ạ, rất vui.”
Buổi học thứ ba, huấn luyện viên nói với tôi rằng cậu ấy không thể tiếp tục dạy theo cách này nữa. Là một chàng trai trẻ vừa mới giải nghệ từ đội tuyển tỉnh, cách dạy này khiến cậu ấy rất khó chịu: “Hay chị để cho em thử dạy theo cách của mình một lần nhé?”
“Nhìn thấy huấn luyện viên đẹp trai như vậy, không biết sao tôi lại nói: Ok.”
Một tiếng rưỡi sau, tôi thấy con trai mình bơi tự do trông rất ngầu. Nhìn thấy tôi đến, thằng bé nóng lòng muốn hét lên với tôi: “Mẹ thấy chưa? Mẹ thấy con của mẹ giỏi chưa?”
Sự tự hào về thành tích đạt được khi chinh phục khó khăn đã thể hiện rõ trên khuôn mặt thằng bé, một niềm thỏa mãn và hạnh phúc vô cùng. Đây là một niềm vui khác với niềm vui hời hợt, là một sự phấn khích tinh thần ở tầng sâu hơn.
Chồng tôi tốt nghiệp từ trường đại học top 2, từng là thủ khoa thi đại học. Gần 40 tuổi, từ khi tôi quen anh ấy lúc 19 tuổi đến nay, anh ấy luôn luôn học hỏi và không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn. Anh ấy luôn nói mình chưa đạt được kỳ vọng và yêu cầu của bản thân, anh ấy mong muốn cải thiện và thay đổi hiện trạng trong lĩnh vực mình yêu thích, mong muốn thực hiện giá trị bản thân cao hơn.
Tuy nhiên, anh ấy lại không hề đặt bất kỳ yêu cầu nào lên con trai. Anh ấy thường xuyên nói với con trai rằng, đứng nhất không hề vui chút nào, lúc nào cũng lo lắng bị người khác vượt qua. Tuy nhiên, anh ấy lại yêu cầu con trai phải dốc hết sức mình cho mọi việc, có thể không thành công, nhưng nhất định phải nỗ lực hết mình.
Con gái tôi thì hoàn toàn ngược lại, dù là những lúc lười biếng, lúc tập xà đơn không tốt, con bé cũng rất vui vẻ đón nhận. Chồng tôi thường nói với tôi, đừng ép buộc con gái theo kịp anh trai, hãy hạ thấp kỳ vọng vào con gái để có thể bình thản đối xử, anh ấy cho con gái đi học mẫu giáo chỉ để hát hò và chạy nhảy, bình thản chấp nhận việc con gái đến giờ vẫn chưa đếm được từ 1 đến 20.
Bất kể chúng ta có đánh giá con mình như thế nào, điều quan trọng là phải tôn trọng con người thật của con. Con cái có quyền lựa chọn con đường riêng của mình, và chúng ta nên hỗ trợ con thực hiện ước mơ của mình. Để thành công, con cần có động lực và cảm giác tự hào về bản thân. Việc ép buộc con theo đuổi thành công mà con không mong muốn sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu con hài lòng với cuộc sống bình thường và cảm thấy thoải mái với điều đó, chúng ta nên tôn trọng lựa chọn của con. Việc chúng ta có chấp nhận con hay không không ảnh hưởng đến hạnh phúc của con. Điều quan trọng là con cảm thấy hài lòng với bản thân và cuộc sống của mình. Hỗ trợ con tìm kiếm đam mê và theo đuổi ước mơ của mình là cách tốt nhất để mang lại hạnh phúc cho con.
Thử hỏi có bao nhiêu người trưởng thành đã tìm thấy con đường riêng của chính mình chứ?