Cơ chế khiến Nhà nước Israel được thành lập là gì và bằng cách nào mà những người hữu trách lên được kế hoạch để xử trí với những người vốn sống trên đất này? Những người hữu trách đó có ngạc nhiên khi xung đột xảy ra không?

HÃY TẬN HƯỞNG BỨC TƯỜNG CHỮ KHỔNG LỒ NÀY!
Cảm ơn người đã cho tôi Gold! Tôi biết đôi khi mọi người ghét nghe điều đó, nhưng tôi cảm thấy không phải nếu không cảm ơn ai đó đã chi tiền cho mình ????.
Nguồn hoặc liên kết nằm ở cuối.
Dài quá không đọc: Israel được sáng lập bởi sự chấp thuận của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và một cuộc chiến tranh. Kế hoạch xử trí với những người vốn sống trên đất này bao gồm việc trục xuất, tư cách công dânthiết quân luật, vv.. Sự sáng lập này đẫm máu và bạo lực và là một cảnh chiến tranh tổng lực. Những người hữu trách và phụ trách đã không ngạc nhiên khi xung đột nổ ra, mặc dù có lẽ họ vẫn ngạc nhiên về quy mô của cuộc xung đột.
Vấn đề về một “nhà nước Do Thái” đã được đặt ra từ khá lâu. Trong nhiều thế kỷ, không có cái gọi là nhà nước của riêng người Do Thái. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1800, bắt đầu có một phong trào sôi nổi đã kêu gọi thành lập một nhà nước Do Thái. Nổi bật nhất trong số những ngọn cờ lãnh đạo phong trào này là Theodore Herzl, thường được coi là cha đẻ của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái [Zionism] (từng là tên gọi của phong trào) và Israel (mặc dù ông đã mất hàng thập kỷ trước khi phong trào này được thành lập).
Vì vậy, không cần phải dài dòng nữa, sau đây là một số thông tin dẫn đến sự sáng lập Israel!
CUỐI 1800/ĐẦU 1900 – CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC DO THÁI NHEN NHÚM
Herzl là một người ủng hộ nhà nước Do Thái nổi bật và có nhiều kế hoạch về cách thành lập nhà nước này. Kế hoạch của ông liên quan đến việc thành lập một nhà nước mà có thể là chốn dung thân an toàn cho người Do Thái và ông đã lợi dụng sự phổ biến của chủ nghĩa bài Do Thái [anti-Semitism] để kích động đông đảo người Do Thái tham gia đại nghĩa và sử dụng nó làm lý luận cho tính cấp thiết của một nhà nước như thế. Trên thực tế, vào năm 1895, Herzl đã viết rằng ông hy vọng được nói chuyện với Hoàng đế Đức và nhận được sự chuẩn y trong những nỗ lực của ông, bởi vì ông tin rằng vị hoàng đế sẽ rất vui khi loại bỏ được những kẻ mà ngài coi là “bất khả chiến bại”. Điều này là đúng và hoàng đế Đức rốt cuộc đã đồng ý toàn tâm ủng hộ cho Herzl. Ngay từ thời bấy giờ, Herzl đã lên kế hoạch đặt nhà nước Do Thái ở khu vực được biết đến là Palestine. Biên giới chưa được lên kế hoạch, nó sẽ phải được các cường quốc và người Ottoman chấp thuận, nhưng Herzl nghĩ rằng tất cả đều khả thi và nỗ lực rất nhiều. Thay mặt Herzl, hoàng đế Đức đã hội đàm với Sultan (Ottoman), và chuyển thư cho Herzlgặp mặt ông ấy vào năm 1898 (hoặc ở khoảng tầm năm đó, tôi quên mất) về việc ông ấy tin rằng Sultan sẽ thuận tình xem xét lời khuyên của mình. Tuy nhiên, chúng ta không biết cuộc hội đàm diễn ra như thế nào, ngoài việc Sultan dường như không hứng thú với ý tưởng này và đã từ chối nó.
Đến năm 1902, khi mất hết hy vọng đàm phán với người Ottoman, Herzl quay sang người Anh. Ông hy vọng có được một chỗ đứng nào đó ở Sinai, ở Síp hoặc ở el-Arish. Joseph Chamberlain cho rằng ý tưởng này có thể được thực hiện ở Sinai và el-Arish, nhưng đã bị hai chính phủ Ai CậpOttoman, là những bên vẫn duy trì một phần chủ quyền đối với các khu vực này, ngăn cản. Sau đó, họ ngỏ ý dành một cao nguyên ở Châu Phi gần Nairobi cho Herzl, nhưng phe Phục quốc Do Thái không hài lòng với lời đề nghị này. Tuy nhiên, việc người Anh công nhận phong trào này và đưa ra bất kỳ lời đề nghị nào là cực kỳ quan trọng, và Herzl biết điều đó. Điều này về sau sẽ cho thấy tầm quan trọng.
Tôi muốn bổ sung thêm một số kế hoạch mơ hồ của Herzl. Ông ta ủng hộ việc thuộc địa hóa trắng trợn một khu vực và không ngại ý tưởng thanh lọc bất cứ sắc tộc nào ở đó. Trong nhật ký của mình, ông đã viết rằng theo ông, cần phải “đá đít” bất kỳ ai ở đó, đây là một vết nhơ trong cuộc đời ông, một điều hầu như không được đề cập đến. Tuy nhiên, tôi không thể tìm lại nguồn của điều đó, hoan hỉ đón nhận bất kỳ ai muốn bổ khuyết hoặc tranh luận!
HẬU ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN – CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC DO THÁI ĐƯỢC ANH LÀM LỢI
Tua một chút, do Herzl qua đời vào năm 1904 và thiếu vắng bất kỳ bước tiến lớn nào cho đến Đệ nhất Thế chiến, chúng ta đi đến một số cuộc đàm luận chính vào thời điểm mà hình thành nền tảng cho các cuộc xung đột sắp tới. Trong Thế chiến I, có một nỗ lực nhằm lật đổ Sultan do người Anh thực hiện. Họ khuyến khích Sharif của Mecca thực hiện một cuộc đảo chính và giành lấy Caliph quốc [Caliphate] cho chính mình. Tuy nhiên, những thư từ này không chỉ có vậy. Chúng được gọi là Thư từ McMahon-Hussein [McMahon-Hussein Correspondence] cho những ai quan tâm. Ý tưởng là để khu vực này (rộng lớn hơn nhiều so với khu vực PalestineIsrael mà chúng ta biết ngày nay) trở thành một nhà nước Ả Rập độc lập, với sự hỗ trợ của người Anh. Người Anh đã giao trách nhiệm giành độc lập cho người Ả Rập bằng cuộc nổi dậy (xảy ra vào năm 1916), nhưng cuối cùng, họ và người Pháp thực sự đã đảm nhận vai trò “bảo hộ”. Về cơ bản, phe bảo hộ sẽ ngăn chặn người Thổ tấn công khu vực và cố gắng giành lại nó sau khi Thế chiến I kết thúc. Tuy nhiên, trước khi Thế chiến I kết thúc, thỏa thuận Sykes-Picot đã được ký kết giữa Anh và Pháp, trong đó nêu chi tiết việc này sẽ diễn ra như thế nào. Hussein lo sợ người Thổ sẽ truy đuổi ông sau chiến tranh, trong khi người Anh cảm thấy họ chỉ hứa hẹn rằng Ả Rập độc lập khỏi người Thổ, chứ không nhất thiết là hoàn toàn độc lập. Những gì thực sự được hứa hẹn vẫn còn được tranh cãi sôi nổi cho đến ngày nay. Các cuộc đàm phán về những điều khoản như biên giới mới của nhà nước Ả Rập này bị trì hoãn và bị phớt lờ, nhưng rốt cuộc cũng được xem xét. Rốt cuộc, việc công nhận nền độc lập của “.. .các khu vực được chỉ định bên dưới vĩ độ 37°, với điều kiện là một cuộc nổi dậy của người Ả Rập” Tuy nhiên, cuộc nổi dậy đó của người Ả Rập không như những gì McMahon mong đợi. Nó đã thất bại thảm hại và thu hẹp lại với quy mô nhỏ hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu, do bên Ả Rập thiếu sự thống nhất và lên kế hoạch. Sự thất bại này càng trở nên kỳ lạ hơn bởi việc đột nhiên chính Hussein yêu cầu hỗ trợ quân sự, trong khi lẽ ra ông ta được cho là đang đích thân hỗ trợ chống lại người Ottoman, và điều này càng khiến người Anh phẫn nộ hơn.
Vào tháng 6 năm 1918, Tuyên bố Bảy người [Declaration of the Seven] được đưa ra nhằm tuyên bố rằng bất kỳ vùng lãnh thổ nào bị người Ả Rập chinh phục sẽ vẫn là của Ả Rập. Tuy nhiên, quân đội Ả Rập không tăng hơn số quân đối đầu quân Ottoman, và rồi đích thân nước Anh (và các thuộc địa mà họ sở hữu, đặc biệt là Ấn Độ) phải lật đổ phe Ottoman.
Sau chiến tranh, mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn. Với Thỏa thuận Sykes-Picot phân định phạm vi ảnh hưởng mà Pháp và Vương quốc Anh đã thỏa thuận (bí mật) trong khu vực (thỏa thuận này được thực hiện vào năm 1916, phần lớn là sau Thư từ McMahon), người Ả Rập cảm thấy họ đã không đạt được như ý muốn. Biên giới đột nhiên trở thành vấn đề. McMahon nói rằng ông thỏa thuận việc các khu vực phía tây Syria sẽ trở nên độc lập, trong khi người Ả Rập tin rằng có mặt Palestine trong khu vực mà được công nhận là một quốc gia Ả Rập độc lập. Cuộc tranh luận này sẽ tiếp diễn trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, quay lại các sự kiện. Chúng ta đã nói một chút về năm 1918, nhưng cũng phải thảo luận về Tuyên bố Balfour được đưa ra vào năm 1917. Tuyên bố này, cũng mơ hồ, đã dẫn đến nhiều xung đột hơn nữa trong khu vực, vì người ta tin rằng nhiều lời hứa hẹn của người Anh vốn đã bắt đầu mâu thuẫn với nhau. Xin dành đôi dòng để chỉ ra rằng người Anh có thể đã sử dụng những lời hứa hẹn này để đạt được sự hậu thuẫn trong Đệ nhất Thế chiến. Điều này trở nên rõ ràng hơn trong cách đối đãi của họ với người Ả Rập, nhưng sự ủng hộ của người Do Thái trong Đệ nhất Thế chiến cũng là điều mà người Anh dường như muốn củng cố, và người Do Thái cũng đã ủng hộ rất nhiều cho công cuộc chiến tranh (theo tôi nhớ, họ là sắc dân đã cung cấp nhiều binh sĩ trên đầu người nhất). Không rõ mức độ ảnh hưởng của Tuyên bố Balfour với vụ này.
Đến với Tuyên bố Balfour. Nó là cái gì vậy? Chà, vào năm 1917, một lá thư của Bộ trưởng Ngoại giao Balfour gửi cho Lord Walter Rothschild đã cam kết một số điều:
Người Anh ủng hộ ý tưởng thành lập một đất nước dành cho người Do Thái ở Palestine.
Người Anh sẽ nỗ lực hết sức có thể bằng nguồn lực cá nhân để thực hiện điều đó.
Người Anh sẽ không ủng hộ việc kỳ thị những người phi Do Thái ở Palestine, hoặc người Do Thái ở các quốc gia khác.
Điều này đã vấp phải sự chán ghét to lớn của người Ả Rập, như bạn có thể đoán. Họ không chỉ coi đây là việc khuyến khích người Do Thái di cư đến Palestine mà còn coi đó là hành vi vi phạm lời hứa hẹn mà người Anh vốn đưa ra: trao Palestine cho họ. Về phần mình, người Anh tin rằng đây là một cách tuyệt vời để “loại bỏ” những người Do Thái mà họ không thực sự ưa thích, đặc biệt là những người chạy trốn khỏi Cuộc cách mạng Nga năm 1917.
Điều đáng bàn ở đây là người Anh đã đến Hội Quốc Liên [League of Nations] vào năm 1922 để chính thức hóa quyền kiểm soát khu vực này của họ. Bên Anh đã được trao quyền, điều này đã chính thức hóa quyền kiểm soát của họ, đó là lý do tại sao nó thường được gọi là Quyền ủy trị của Anh [British Mandate]. Nó được ấn định hết hạn vào ngày 14 tháng 5 năm 1948.
Người Ả Rập, như tôi đã nói, rất không bằng lòng, đến mức nổi loạn vào năm 1920 và một lần nữa vào năm 1929 (đây được gọi là Cuộc bạo loạn “Bức tường phía Tây”). Trong cả hai trường hợp, dòng nhập cư gia tăng của người Do Thái, việc mua đất của những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, áp lực kinh tế (như nạn châu chấu và dịch bệnh gia súc) và chính sách tương đối thân thiện của chính phủ Ủy trị (về cơ bản là của người Anh) đã hình thành nên bối cảnh cho các cuộc bạo loạn. Đặc biệt, vào năm 1929, các cuộc bạo loạn đã trực tiếp bùng phát bởi cuộc tranh giành quyền kiểm soát Bức tường phía Tây và Núi Đền, nơi mà cả người Do Thái và người Hồi giáo đều tin là thiêng liêng. Người Do Thái đã tổ chức các cuộc biểu tình thách thức sự kiểm soát của người Hồi giáo đối với các địa điểm này, trong khi người Hồi giáo tổ chức các cuộc phản đối. Bạo lực bùng phát nhiều lần trong suốt một tuần và lan tới tận Jaffa, Hebron và Haifa.


NHỮNG NĂM 1930 – NHẬP CƯ, KẾ HOẠCH PHÂN VÙNG VÀ SỰ NỔI DẬY
Thậm chí vào lúc này, lượng người nhập cư vẫn tăng lên mà không có gì được giải quyết. Người Anh bắt đầu cảm thấy lo sợ, tình trạng bất ổn nâng dần cũng như lượng người nhập cư gia tăng trong thời kỳ 1933-1936 đã thúc đẩy nhiều sự căng thẳng và phản ứng của phía Anh hơn nữa. Năm 1935 đặc biệt nổi bật vì nhiều người Do Thái đã rời khỏi Đức trong bối cảnh cuộc đàn áp của Đức Quốc xã ngày càng gia tăng. Bất chấp một số chế tài nhập cư, sự nhập cư bất hợp pháp vẫn duy trì với cùng tốc độ (hoặc nhanh hơn), dẫn đến việc vào năm 1936, người Anh chỉ chấp thuận 1/3 hạn ngạch được yêu cầu cho người Do Thái nhập cư.
Vào tháng 4 năm 1936, người Palestine phát động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc chống lại sự cai trị của Anh ở Palestine Ủy trị [Mandatory Palestine] và chính sách chính thức hỗ trợ người Do Thái nhập cư vào Palestine. Vốn sẽ có lệnh đình chiến từ tháng 10 năm 1936 đến tháng 9 năm 1937, nhưng bạo lực dâng đến đỉnh điểm vào năm 1938 trước khi lắng xuống trước cuộc chiến đang đến gần [Đệ nhị Thế chiến] ở châu Âu. Các thành phố liên tục thay ngôi đổi chủ và người Anh phải điên cuồng tiếp tếtăng cường quân đội trong khu vực để đối phó với mức độ nghiêm trọng của cuộc nổi dậy. Vì tình hình ban đầu rất nghiêm trọng và có ít quân trong khu vực nên người Anh hy vọng sẽ xoa dịu được người Ả Rập trong thời gian ngừng bắn.
Mặc dù người Anh buộc phải tăng cường đàn áp để xử lý sự bùng phát thù địch một lần nữa, họ vẫn bị hạn chế mức độ ảnh hưởng bởi cuộc Thế chiến sắp xảy ra ở châu Âu và lo ngại rằng cuộc chiến đó sẽ đến khi đang cố gắng dập tắt cuộc nổi dậy.
Để đối phó với tình trạng bạo lực giảm dần và cố gắng xoa dịu người Ả Rập trước chiến tranh, người Anh đã đưa ra Sách trắng năm 1939 [White Paper of 1939]. Nó áp đặt những chế tài khắc nghiệt hơn đối với việc người Do Thái nhập cư vào Palestine, theo mức hạn ngạch 75.000 người cho 5 năm tiếp theo, sau đó, lượng người nhập cư sẽ phải được người Ả Rập phê chuẩn để được gia tăng.
ĐẦU NHỮNG NĂM 1940 – DẪN ĐẦU ĐẾN CHIẾN TRANH TOÀN LỰC
Khi thời hạn 5 năm trôi qua, còn lại khoảng 11.000 giấy chứng nhận nhập cư. Đó là vào khoảng năm 1944. Người Do Thái từ chối lời đề nghị cấp những giấy chứng nhận đó với mức 1.500 mỗi tháng và nhấn mạnh rằng phải cho phép 100.000 người Do Thái bị di tản (rõ ràng là từ Đệ nhị Thế chiến) nhập cư. Tổng thống Truman (Tổng thống Mỹ) đã ủng hộ việc này nhưng nó đã không xảy ra. Đến cuối năm 1945, chỉ còn lại 400 giấy chứng nhận và vấn đề nhập cư của người Do Thái ngày càng cấp thiết. Điều cấp bách hơn nữa là việc các tổ chức Phục quốc Do Thái trong khu vực đã gửi nhiều người nhập cư bất hợp pháp nhất có thể đến Palestine, thách thức thẩm quyền của Anh trong khu vực. Ngoài ra, các báo cáo về số lượng nhập cư bất hợp pháp xảy ra trong tháng đầu tiên của năm 1946 đã bị thổi phồng; người Ả Rập tin rằng con số đó là 6.000, trong khi con số thực tế là gần với 2.000 hơn. Người Anh chiều theo người Ả Rập, người Ả Rập lại theo Liên đoàn Ả Rập, về sự sắp đặt nào là tốt nhất cho việc nhập cư trong tương lai.
Người Ả Rập không hài lòng với việc nhập cư nhiều hơn và đưa ra những câu trả lời mà người Anh cho là “mơ hồ”. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1946, một ủy ban Anh-Mỹ được thành lập để xem xét vấn đề đã đưa ra khuyến nghị cho phép sự nhập cư của 100.000 người Do Thái bị di tản. Các nhà ngoại giao Anh ở Ả Rập coi đây là một báo cáo tai hại; họ lo sợ sự chống đối của người Ả Rập và bạo lực của cả hai bên. Nhà ngoại giao Anh Grafftey-Smith phát biểu rằng từ quan điểm về mối quan hệ của chính phủ Anh với các nhà nước Trung Đông và dân Hồi giáo, “đây là một báo cáo tai hại”. Thủ tướng Atlee, khi nghe tin Truman dự định phát biểu chỉ xác nhận những phần có lợi cho người Do Thái trong báo cáo, đã nói rằng “cho đến khi các quân đội bất hợp pháp ở Palestine bị giải tán, Chính phủ Ủy trị không thể tiếp nhận một số lượng lớn người nhập cư như vậy”. Trên thực tế, Thủ tướng đã trì hoãn vô thời hạn ý tưởng cho 100.000 người Do Thái nhập cư.
Tuy nhiên, người Ả Rập vẫn cảm thấy lo lắng và đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp về chủ đề này. Các mối quan hệ bắt đầu rạn nứt và căng thẳng leo thang đến mức gây sốt.
Trước khi đến với cuộc nội chiến thực sự vào năm 1947, cần lưu ý một số điều:
Cả hai bên đã thành lập các tổ chức ngầm chuyên thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.
Bạo lực không chỉ xảy ra giữa hai bên; cả hai cũng đều nhắm vào người Anh.
Bạo lực rất mang tính chất du kích và sử dụng các phương pháp khủng bố.
Trước cuộc bạo lực này và sự thất bại của tất cả các cuộc đàm phán và ủy ban, người Anh quyết định sơ tán vào tháng 2 năm 1947, và vào tháng 4 năm 1947, họ quyết định giao Palestine cho Liên hợp quốc mà “không có khuyến nghị”. Về cơ bản, họ đang quay đầu bỏ chạy, không thể giải quyết vấn đề trong bối cảnh bạo lực gia tăng. Sao mà trách họ được? Có một loạt bạo lực, một loạt xung đột, và họ đã cố gắng và thất bại trong hơn 20 năm để đạt được một thỏa thuận nào đó. Sau Đệ nhị Thế chiến, họ đơn giản là không còn sức đối phó với nó nữa.


NHỊP ĐỘ GIA TĂNG – UNSCOP VÀ NỘI CHIẾN NĂM 1947
Nhiều sự kiện nhanh chóng xảy ra sau tháng 4 năm đó. Vào tháng 5 năm 1947, một phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã diễn ra và vào ngày 15 tháng 5 năm 1947, UNGA đã thành lập UNSCOP (Ủy ban Đặc biệt Liên hợp quốc về Palestine). Bao gồm Úc, Canada, Tiệp Khắc, Guatemala, Ấn Độ, Iran, Hà Lan, Peru, Thụy Điển, Uruguay và Nam Tư, Ủy ban này được giao nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị theo cách tương tự như Ủy ban Peel đã thực hiện vào năm 1936.
Cuối tháng 8 năm 1947, UNSCOP đã đưa ra báo cáo và khuyến nghị. Nó đề xuất những điều sau:
Sự ủy trị phải được kết thúc càng sớm càng tốt.
Nền độc lập cho cả hai nhà nước đề xuất sẽ được trao trả sớm nhất có thể.
Sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp (càng ngắn càng tốt), khi mà sự chuẩn bị cho nền độc lập sẽ được thực hiện, dưới trách nhiệm của Liên hợp quốc.
Những thánh địa sẽ được mở cửa cho tất cả mọi người.
Những người Do Thái bị di tản từ Thế chiến thứ hai sẽ được các quốc gia trên thế giới giúp đỡ di dời nếu cần thiết.
Hai nhà nước mới phải nên dân chủ, tôn trọng các quyền lợi như tự do ngôn luận, tôn giáo, vv.
Tất cả các tranh chấp giữa hai nhà nước và với các nhà nước khác cũng sẽ được giải quyết thuần túy bằng biện pháp hòa bình.
Sự thống nhất kinh tế tự do giữa hai nhà nước sẽ là điều tốt nhất.
Người dân của các nhà nước khác trong khu vực sẽ được khuyến khích từ bỏ tư cách công dân để chuyển đến các nhà nước mới, với sự đảm bảo các quyền lợi tương tự.
Tất cả các đảng bạo lực được kêu gọi chấm dứt và hợp tác theo trật tự.
Báo cáo này lưu ý rằng không phải người Do Thái nào cũng có thể phù hợp với Palestine và nó không thể làm giảm bớt nỗi đau khổ của tất cả những người Do Thái đau khổ và bị di tản, những người cần được cứu trợ khẩn cấp.
Bây giờ chúng ta đi vào trọng tâm của vấn đề. Còn bản thân hai nhà nước và đặc điểm của chúng thì sao? Đó là tiêu điểm chính của thế giới khi xem xét UNSCOP và báo cáo của UNSCOP đã đưa ra những khuyến nghị về chủ đề này:
Việc phân chia sẽ được chính thức hóa trong vòng 2 năm (từ ngày 1 tháng 9 năm 1947). Đây sẽ là giai đoạn chuyển tiếp nói trên.
Một nhà nước Ả Rập, một nhà nước Do Thái và thánh địa Jerusalem đều sẽ được chia cắt thành các khu vực riêng biệt.
Nhà nước Do Thái sẽ ngay lập tức tiếp nhận 150.000 người Do Thái nhập cư, trong đó có 30.000 người vì lý do nhân đạo. Việc nhập cư sẽ diễn ra với tỷ suất đồng đều (60.000 một năm). Nếu quá trình chuyển tiếp kéo dài hơn 2 năm, tỷ suất 60.000 người Do Thái nhập cư mỗi năm sẽ được phép.
Những người gửi ý định trở thành công dân của nhà nước mới sẽ bỏ phiếu cho các hội đồng cấu thành để đại diện cho mỗi nhà nước mới. Điều đáng quan tâm là phụ nữ, theo khuyến nghị, không được phép làm thành viên của các hội đồng này.
Trong quá trình chuyển tiếp, không người Ả Rập hay người Do Thái nào có thể chuyển đến nhà nước của phe kia.
Không nhà nước nào có thể tước đoạt sự sở hữu đất đai (tức là nhà nước Ả Rập chiếm đất người Do Thái và ngược lại) mà không có thông báo thành văn rằng đất đó (thích hợp cho nông nghiệp) đã không được sử dụng trong một năm và không cho phép nó có thời hạn sử dụng.
Quyền tự do quá cảnh và tham quan sẽ được trao cho tất cả người dân giữa hai nhà nước.
Nhà nước Do Thái sẽ có 498.000 người Do Thái, 407.000 người Ả Rập và những người khác. Nhà nước Ả Rập sẽ có 10.000 người Do Thái, 798.000 người Ả Rập và những người khác. Jerusalem sẽ có 100.000 người của mỗi bên Do TháiẢ Rập.
Người Do Thái sẽ nhận được khoảng 56% đất đai và người Ả Rập sẽ nhận được phần còn lại. Điều này là vì một vài lý do. UNSCOP đánh giá rằng người Do Thái sẽ cần đất đáng kể để nhập cư và phát triển, rằng họ sẽ phải làm phần lớn công cuộc phát triển vùng đất dân cư thưa thớt nếu đến bước đường cùng, và họ trao Negev cho người Do Thái; phần lớn được coi là không sử dụng được.
Các thánh địa sẽ nằm dưới sự quản lý của Thống đốc Jerusalem. Thống đốc sẽ là một phần của cơ quan thác quản [trusteeship] quốc tế nhằm kiểm soát thành phố và quản lý nó một cách công tâm và cởi mở cho tất cả mọi người.
Đó là những điểm chính của báo cáo. Đây… đây là khi “tai bay vạ gió”. Sau khi báo cáo này được đệ trình lên UNGA vào ngày 3 tháng 9 năm 1947, đã phải có những cuộc thảo luận và chấp nhận (nếu nó được thực hiện). Người Do Thái mặc dù có phần phân hóa nhưng phần lớn đã chấp nhận kế hoạch này. Irgun và Lehi, những nhóm cực đoan hơn đã thực hiện các cuộc tấn công và hành động trên danh nghĩa Chủ nghĩa phục quốc Do Thái, vẫn từ chối phân vùng cho đến ngày 29 tháng 11 năm 1947 (khi UNGA bỏ phiếu… có thể là ngày 30). Hai nhóm này được gọi là phe Phục quốc Do Thái xét lại chủ nghĩa [Revisionist Zionists]. Cho đến nay họ vẫn là thiểu số, nhưng phải đối mặt với hầu hết các nhóm khác đang thuận tình với cuộc phân chia.
Mặt khác, người Ả Rập gần như nhất trí bác bỏ kế hoạch phân chia. Tại thời điểm này, kế hoạch có vẻ như sẽ thất bại vì phe phái của cả hai bên không sẵn sàng chấp nhận nó và tất cả đều biết rằng nó sẽ kết thúc trong xung đột, giống như trước đây. Họ có thể chưa thực sự hiểu chính xác xung đột sẽ lớn đến mức nào, tôi sẽ nói rõ hơn sau. Điều quan trọng cần lưu ý là tuy người Do Thái hầu như chấp nhận kế hoạch nhưng việc một số ít phe phái không chấp nhận và người Ả Rập hầu hết không chấp nhận (về bản chất là đối lập với người Do Thái), đã đày đọa cuộc xung đột tiếp tục diễn ra. Irgun và Lehi rất tích cực trong cuộc chiến, và người Ả Rập hầu như xả thân tham gia cuộc chiến bác bỏ kế hoạch này, vì vậy không thể tránh khỏi bạo lực sẽ tiếp diễn. Một số người cho rằng nếu người Ả Rập chấp nhận thì Irgun và Lehi sẽ quy phục. Tuy nhiên, đó là chữ “nếu”, và hoàn toàn có khả năng Irgun và Lehi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu và gây ra xung đột một lần nữa. Vì vậy, tôi không suy ngẫm về câu hỏi đổ lỗi đó.
Tiếp theo, khi UNGA bỏ phiếu thông qua kế hoạch vào khoảng cuối tháng 11 năm 1947, một cuộc nội chiến thực sự đã nổ ra toàn diện ở Palestine. Người Anh hoàn toàn không ngăn chặn cuộc nội chiến này, họ là những người không hề muốn can thiệp vào lúc này và vốn đã chính thức cam kết rút lui vào thời điểm Chính quyền Ủy trị hết hạn. Họ cũng cấm Liên Hợp Quốc can thiệp (bằng cách nói rằng người Anh sẽ không giúp thực thi kế hoạch của UNSCOP và họ sẽ không chia sẻ quyền quản lý trong khi Chính quyền Ủy trị hãy còn), và điều đó chỉ giúp thúc đẩy cuộc đổ máu tiếp tục diễn ra.
Bạo loạn bắt đầu nổ ra ở Jerusalem vào tháng 12 năm 1947, và xung đột tiếp tục leo thang khi người Anh cắt giảm lực lượng của họ. Vào ngày 2 tháng 12, một đám đông người Ả Rập đã tràn ra khỏi Cổng Jaffa ở Thành phố Cổ Jerusalem và tiến đến trung tâm thành phố Do Thái gần đó trên Đường Jaffa. Cảnh sát Anh đã chặn đứng họ và họ đi đến một trung tâm thành phố mới hơn trên Phố Mamilla, phía tây Cổng Jaffa. Ở đây, các doanh nghiệp ở tầng dưới chủ yếu là người Do Thái, còn các tầng trên chủ yếu là người Ả Rập. Người Do Thái bị tấn công, và tầng dưới bốc cháy trong cơn bạo lực. Đáp trả viejecc này, người Anh sau đó đã phải đối phó với một đám đông Do Thái khi họ đang cố gắng giải tán đám đông Ả Rập. Họ thực sự đã mất quyền kiểm soát Jerusalem trong bối cảnh bạo lực và hỗn loạn này trong vài ngày, áp đặt lệnh giới nghiêm và lục soát vũ khí đối với người Ả Rập và người Do Thái (người Do Thái là phe mạnh hơn). Thế tĩnh lặng này kéo dài đến ngày 6 tháng 12 (có thể nói là không lâu), cho đến khi bạo lực bùng phát một lần nữa. Cao ủy, nhà lãnh đạo được ủy trị, không nắm bắt được chính xác tốc độ mất kiểm soát của mình, hay con tàu trật bánh nhanh đến mức nào. Ngày 4-5 tháng Giêng đặc biệt khó khăn khi Haganah (một nhóm Israel) cho nổ tung một khách sạn, thương vong 40 người (mặc dù con số này không rõ ràng, nhưng cần lưu ý rằng trong đó có cả đại sứ Tây Ban Nha). Vào ngày 14 tháng 1 năm 1948, người Ả Rập đã nỗ lực hiệp đồng để chiếm các khu định cư của người Do Thái xung quanh Jerusalem, và Haganah đáp trả bằng nỗ lực chiếm các khu định cư của người Ả Rập. Vào tháng 2, các phương pháp ném bom đã được người Ả Rập áp dụng nhưng ở quy mô lớn hơn. Ví dụ, vào ngày 22 tháng 2, một quả bom xe đã sát hại 54 người.
Bạo lực tiếp diễn theo kiểu này, leo thang rất lớn mạnh và nhanh chóng. Người Anh gần như bất lực trong việc ngăn chặn nó, vì nó đã vượt khỏi tầm kiểm soát của họ nhanh hơn nhiều so với những gì có thể tưởng tượng. Chính sách không hòa giải và không can thiệp mà họ áp dụng cũng đã trói tay họ, và tuy họ đã cố gắng di dời người Do Thái / Ả Rập đến các khu vực riêng biệt của thành phố, điều này cũng thất bại. Người Anh cũng cảm thấy bị áp lực; họ biết người Do Thái có hỏa lực, tính cơ động, thế chủ động (ít nhất là có vẻ vậy) và năng lực tổ chức tốt hơn và rằng họ có khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến này (ít nhất là đến lúc đó). Các chiến binh (và vũ khí) từ các quốc gia Ả Rập trong khu vực vốn đã bắt đầu nhập vào Palestine, với mục tiêu hỗ trợ những người Ả Rập đang chiến đấu. Đến cuối tháng 2, 4.000-5.000 quân ALA (Quân đội Giải phóng Ả Rập) có vũ trang đã xâm nhập trái phép vào khu vực cùng với các chí nguyện quân không có tổ chức. Vì người Anh đang sơ tán nên họ cũng bất lực trong việc ngăn chặn việc này. Đến tháng 3, Haganah bắt đầu biểu dương sức mạnh đến mức người Anh nhận ra rằng họ sẽ không bao giờ có thể ngăn chặn được cuộc giao tranh.
Các nhà sử học Israel (ít nhất là vào thời điểm đó) coi tháng 4 và tháng 5 năm 1948 là một phép lạ đối với đại nghĩa của người Do Thái. Người Do Thái đã có lợi thế, nhưng vào tháng 4, một cuộc công kích đã được thực hiện. Các vụ thảm sát đã xảy ra, đặc biệt là ở Deir Yassin, mặc dù cả hai bên đều không… nương tay… với dân thường của kẻ thù. Hãy ghi nhớ điều đó.
Tuy nhiên, đến ngày 22 tháng 4, Haganah đã tiếp quản Haifa. Điều này được coi là rất quan trọng và là một thời điểm rất quan trọng trong cuộc chiến. Người Anh đã ngầm hợp tác, sau khi xem xét họ bất lực thế nào, trong việc tiếp quản. Họ chỉ đơn giản là sơ tán qua các cảng của Haifa. Một chuỗi thành công quân sự đã nối tiếp sau đó. Vào ngày 24 tháng 4, Palmach chiếm được khu vực Sheikh Jarrah của Jerusalem và Jaffa cũng thất thủ. Xã hội Palestine rốt cuộc đã sụp đổ.
Tuy nhiên, đây chưa phải hồi kết. Còn rất nhiều điều nữa sắp xảy ra và mọi người đều biết điều đó. Ở đây chúng ta đề cập đến cái mà người Ả Rập gọi là Nakba (tạm dịch là thảm họa) và cái mà người Do Thái gọi là Milkhemet Ha’atzma’ut (Chiến tranh giành độc lập).


ISRAEL THÀNH LẬP – CHIẾN TRANH QUỐC TẾ BÙNG NỔ
Vào ngày 15 tháng 5 năm 1948, sự uỷ trị của Anh hết hạn. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, người Do Thái tuyên bố độc lập.
Trên thực tế, có rất ít thay đổi sau tuyên bố này. Nó ngay lập tức được thừa nhận và Israel được nhiều quốc gia (bao gồm cả Hoa Kỳ) công nhận. Ba ngày sau, Liên Xô công nhận Israel.
Tuyên bố này đã thiết lập Israel ở những biên giới tranh chấp. Dự thảo ban đầu nói rằng sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch của UNSCOP nhưng phần đó đã bị lược bỏ. Những người xét lại đã cố gắng đề cập “trong biên giới lịch sử của nó”, nhưng điều đó không thành công. Tất cả những gì Israel nói là thế này, trong tuyên bố của mình:
NHÀ NƯỚC ISRAEL sẵn sàng hợp tác với các cơ quan và đại biểu của Liên hợp quốc trong việc thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng ngày 29 tháng 11 năm 1947 và sẽ thực hiện các bước nhằm mang lại liên minh kinh tế cho toàn bộ Eretz-Israel.
Điều này không nói rõ liệu các đường biên trong nghị quyết có giữ nguyên hay không, hay nó có ý nghĩa gì. Điều đó không quan trọng; tình hình sẽ không cho phép cuộc thảo luận như vậy.
Liên đoàn Ả Rập, vào ngày 15 tháng 5 năm 1948, tuyên chiến với Israel và ngay lập tức xâm lược.
Đây là khi vấn đề trở nên gai góc. Về bản chất, bạn có nhiều phiên bản khác nhau về những gì đã xảy ra với dân số của cả hai bên trong chiến tranh. Người Do Thái khẳng định rằng họ bị buộc rời khỏi các nước Ả Rập, trong khi người Ả Rập khẳng định rằng họ rời đi một cách tự nguyện hoặc vì những nỗi sợ vô căn cứ. Người Do Thái cho rằng người Palestine chạy theo sự thúc giục của chính phủ họ, trong khi người Ả Rập cho rằng họ bị buộc phải rời đi. Làn sóng gọi là “Các nhà sử học mới” là gồm các nhà sử học Israel (như Benny Morris), những người chấp nhận tuyên bố của người Ả Rập rằng họ đã bị buộc rời đi, nhưng ngay cả khi đó, những lời biện minh vẫn được đưa ra. Tôi sẽ không đi sâu vào tuyên bố của từng nhóm, nhưng hãy biết rằng thực sự có những trường hợp (dù có phổ biến hay không) mà mọi người bị buộc phải rời và những trường hợp tẩu quốc.
Trong bản tuyên ngôn độc lập, người Israel đã nói điều này về những gì đang xảy ra với những người vốn sống ở đây:
NHÀ NƯỚC ISRAEL sẽ mở cửa cho việc nhập cư của người Do Thái và cho việc tập hợp những người lưu vong; nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của đất nước vì lợi ích của mọi người dân; nó sẽ dựa trên tự do, công lý và hòa bình như các tiên tri của Israel đã hình dung; nó sẽ đảm bảo sự bình đẳng hoàn toàn về các quyền lợi chính trị và xã hội cho tất cả người dân, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay giới tính; nó sẽ đảm bảo quyền tự do tôn giáo, lương tâm, ngôn ngữ, giáo dục và văn hóa; nó sẽ bảo vệ Thánh địa của mọi tôn giáo; và nó sẽ trung thành với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Bây giờ, tôi muốn lưu ý rằng điều này có nghĩa là Israel tự coi mình là người quản lý các Thánh địa, điều này sẽ mâu thuẫn với kế hoạch của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, tôi không thể nói liệu họ có ý định trở thành người quản lý phần còn lại của khu vực dành cho một nhà nước Ả Rập hay không.
Dù sao đi nữa, họ đã hứa bình đẳng và tự do tu tập tôn giáo. Tuy nhiên, người Ả Rập vẫn còn sợ hãi và một số đã bỏ chạy. Một số ở lại hoặc không bị buộc phải rời đi.
Sau tất cả, khi chiến tranh kết thúc, Israel đã tiếp quản toàn bộ khu vực mà nhà nước Do Thái đáng ra sẽ có theo kế hoạch của UNSCOP và 50% diện tích của nhà nước Ả Rập. Trước chiến tranh, (khoảng) 950.000 người Ả Rập sống ở khu vực trở thành Israel. Sau đó chỉ còn lại 156.000. Hầu hết họ đều được cấp quyền công dân nhưng phải tuân theo thiết quân luật và nhiều nhà sáng lập Israel không muốn họ ở lại. Tuy nhiên, họ vẫn ở lại và hiện có hơn 1,65 triệu người Ả Rập sống ở Israel với tư cách là công dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *