NHỮNG VỤ ÁN VĂN TỰ “CHU DI THẬP TỘC” VÌ SỰ NGU DỐT CỦA HOÀNG ĐẾ
Chu Nguyên Chương (1328-1398), lúc trẻ nghèo khổ, ít học, từng làm sư ở chùa Hoàng Giác. Trong cao trào khởi nghĩa nông dân, ông đi theo quân Hồng Cân (Khăn đỏ). Rồi từng bước trở thành người đứng đầu của phong trào và đánh đuổi nhà Nguyên khỏi Trung Quốc, lên ngôi Hoàng Đế, lập nên Minh Triều.
Lên ngôi xong, song song với việc tiến hành một số cải cách kinh tế, Chu Nguyên Chương liền cho thiết lập một chế độ trung ương tập quyền cao độ.
Có 1 lần, 1 võ tướng đã to nhỏ với Chu Nguyên Chương rằng thiên hạ này là do nhà vua chinh chiến, trải bao hiểm nguy khó nhọc mới giành được; ngược lại, giới văn nhân ngồi không mà được hưởng. Và nếu phải dùng họ thì không nên quá tin vì giới văn nhân thường xoi mói, châm chọc, phỉ báng. Như Trương Sỹ Thành cả đời sủng ái văn nhân, cho họ có nhà cao cửa rộng, nuôi ăn nuôi mặc, người hầu kẻ hạ … vậy mà khi nhờ chọn tên, họ lại chọn cho ông ta cái tên: Sỹ Thành. Viên tướng này giải thích: Trong sách Mạnh Tử, xưa có câu “Sỹ, thành tiểu nhân dã” (người kẻ sĩ thành ra kẻ tiểu nhân vậy). Cũng có thể dời dấu phẩy thành “Sỹ Thành, tiểu nhân dã” (Sỹ Thành là kẻ tiểu nhân). Câu chửi trích từ lời thánh hiền xưa, đến chết y cũng không vỡ lẽ ra, thật là đáng thương.
Kể từ đó, Chu Nguyên Chương rất chú ý tới những bản tấu sớ do quần thần dâng lên, nghiền ngẫm từng câu từng chữ xem có ý phạm thượng nào không… Hầu như tất cả những người viết vô tình phạm câu chữ kỵ húy đều bị khép tội phỉ báng Hoàng đế. Nhẹ thì bị ché.m đầu; nặng thì bị chém ngang lưng, bị lăng trì… thậm chí bị giế.t cả 10 họ!
Dưới thời Minh Thái Tổ
Giáo thụ Chiết Giang là Lâm Nguyên Lượng, Huấn đạo Bắc Bình là Triệu Bá Ninh, Huấn đạo Phúc Châu là Lâm Bá Cảnh, Học chính Phong Châu là Mạnh Thanh…đều phạm tội, đơn giản chỉ vì trong các bài biểu họ viết hộ cho quan trên dâng lên vua có hai chữ “tác tắc”, mà chữ ” tắc” (phép tắc) đọc na ná như ” tặc” (giặc), nên Chu Nguyên Chương cho rằng “tác tắc” không phải để ca ngợi mà ám chỉ ông ngày trước là “đạo tặc” (bọn trộm cướp), nghịch tặc (kẻ phản nghịch), gian tặc (kẻ chuyện làm chuyện giả dối bất lương) và làm giặc! Thế là cả những người viết hộ và người dâng biểu đều bị lôi ra ché.m ch.ết.
Tương tự, Hàng Châu phủ học giáo thụ là Hứa Nhất Khởi làm bài biểu tấu chúc mừng trong có câu “Quang thiên chi hạ, thiên sinh thánh nhân, vi thế tác tắc” (Dưới trời sáng láng, trời sinh thánh nhân, làm khuôn phép cho đời). Nguyên Chương đọc xong, liền xử tội chết vì cho rằng câu văn trên Nhất Khởi đã ám chỉ mình là tăng, là giặc. Bởi theo vua Minh, thì chữ “thánh nhân” có ý nói ông là “tăng nhân” (hai chữ đọc cùng âm), là trọc đầu (“quang” gợi đến chữ ” quang đầu” có nghĩa trọc đầu) và là giặc (“tắc” cùng âm với “tặc”).
Tương tự, Giáo thụ huyện Úy Thị tên Hứa Nguyên cũng làm bài biểu tấu mừng, trong đó có tám chữ “Thể càn pháp khôn, tào sức thái bình” (Thể chế như trời phép tắc như đất, trau chuốt làm đẹp cảnh thái bình). Chu Nguyên Chương suy ra cho rằng “pháp khôn” nghĩa là hình phạt cạo trọc đầu và “Tảo sức thái bình” là “Tảo thất thái bình”, có nghĩa “cạo đầu nên mất thái bình”, sớm sẽ gặp binh đao loạn lạc. Vậy là Hứa Nguyên bị lôi ra xử lă.ng t.rì.
Thấy vậy, quan chức bộ Lễ đến xin Minh Thái Tổ hãy giáng một đạo dụ, để thần dân cứ theo thế mà theo.
Cao Khải (1330-1374), người Tô Châu, được xem là một nhà thơ lớn nhất đời Minh. Cuối đời Nguyên, ông ở ẩn bên dòng sông Ngô Tùng. Đầu đời Minh, năm Hồng Vũ thứ hai, được tiến cử biên soạn bộ Minh sử, ông đành miễn cưỡng vào kinh. Năm sau Chu Nguyên Chương ban cho ông chức quan cao là Hữu thị lang bộ Hộ, song ông nhất quyết từ chối, chỉ một mực xin được về quê, nên nhà vua giận lắm.
Sau, Tri phủ Tô Châu là Ngụy Quan xây dựng phủ đường trên nền cung điện của Trương Sĩ Thành, bị Nguyên Chương xử chém ngang lưng vì cho thế là phạm tội đại nghịch. Khi tra xét án, biết được lúc dựng phủ đường này, Cao Khải có làm một bài văn trong đó có bốn chữ “hổ cứ long bàn” (hổ ngồi rồng nằm), Chu Nguyên Chương tức giận vì cho thế là Cao Khải đã xui Ngụy Quan chống lại mình. Cái giận cũ chưa nguôi nay lại thêm cái giận mới, cho nên Nguyên Chương ra lệnh ché.m Cao Khải ngang lưng giữa thành phố Nam Kinh, rồi còn sai x.ẻ thâ.y làm 8 mả.nh. Ngoài Cao Khải, các văn nhân rất nổi tiếng khác như Đới Lương, Trương Mạnh Kiêm cũng vì thơ văn phạm húy mà bị gi.ết…
Một nhà sư hiệu là Thủ Nhân ở núi Tứ Minh (Chiết Giang), được triệu về kinh. Ở đây, ông có làm bài thơ nhan đề là Phỉ thúy (Chim trả) như sau:
Kiến thuyết Viêm châu tiến thúy y,
Võng la nhất nhật biến đông tê (tê).
Vũ mao diệc túc vi thân lụy,
Na đắc thu tâm tĩnh xứ thê?
Dịch nghĩa:
Nghe nói châu Viêm tiến áo trả,
Một ngày bủa lưới khắp nơi nơi.
Cánh lông còn khiến thân chim lụy,
Rừng thu sao được chỗ yên ngơi?
Chu Nguyên Chương cho đó là một bài thơ phỉ báng mình, nên ra lệnh ché.m ch.ết nhà sư.
Một nhà thơ khác, hiệu là Đức Tường ở Tiền Đường cũng được triệu về kinh, rồi cũng vì một bài thơ Hạ nhật tây viên (Vườn phía tây ngày hè) mà bị chém. Nhà vua chất vấn từng câu một, trong đó có câu 2 như thế này: “Nhiệt thời vô xứ khá thừa lương”. Đọc xong, nhà vua hỏi: nhà ngươi nói “lúc trời oi bức không có chỗ hóng mát”, có phải là phúng thích hình pháp của ta quá nghiêm khắc không?…
Có lần, Chu Nguyên Chương đi thăm một ngôi chùa, thấy trên tường có người đề bài thơ như sau:
Đại thiên thế giới hạo mang mang,
Thu thập đồ tương nhất đại trang.
Tất cánh hữu thu hoàn hữu tán
Phóng khoan tá tử hựu hà phương!
Tạm dịch:
Thế giới bao la và bất tận,
Một bao chứa cất của thu vào.
Rốt cuộc có thu rồi có phát,
Rộng tay một chút ngại gì đâu!
Nhà vua cho thế là có ý châm biếm hình pháp quá nghiêm ngặt, bèn đưa toàn bộ những nhà sư trong chùa ra ché.m sạch!
Không chỉ đối với đương thời mà với cổ nhân, Chu Nguyên Chương cũng không khoan thứ. Ông cho rằng những câu trong cuốn Mạnh Tử, như:
Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi coi vua như lòng dạ,
Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi coi vua như dân thường,
Vua xem bề tôi như đất cỏ thì bề tôi coi vua như giặc cướp, như kẻ thù (dịch trong “thiên li lâu, hạ”).
Nguyên Chương cho vậy là: “đại nghịch bất đạo”, nên lệnh cho loại bỏ bài vị Mạnh Tử ra khỏi miếu thờ, và thủ tiêu tư cách Á thánh của ông.
Ngoài những vụ án văn tự trên, theo Tiêu Lê, văn thần võ tướng, còn bị càn quét triệt để hai lần nữa: Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Thừa tướng Hồ Duy Dung bị kết tội mưu phản, làm liên lụy đến hơn 3 vạn người vô tội. Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), Lam Ngọc cũng chịu chung số phận như vậy cùng với 2 vạn người….
Năm Hồng Vũ năm thứ 29 (1396), vua ra lệnh cho Lưu Tam Ngô, hàn lâm viện học sĩ soạn mẫu biểu khánh chúc tạ ơn, rồi ban bố ra thiên hạ để giới văn nhân học sĩ cứ thế mà theo.
Năm Hồng Vũ thứ ba cấm dân chúng đặt tên cho con là Thiên, Quốc, Quân, Thánh, Thần.
Năm Hồng Vũ thứ 26 lại cấm dân trăm họ đặt tên là Thái Tổ, Thánh Tôn, Long Tôn, Hoàng Tôn, Thái Thúc. Thậm chí cả những danh từ dân gian quen dùng vẫn bị cấm. Ví dụ như “y sinh” (thầy thuốc. Chữ “sinh” đọc giống chữ “tăng”) chỉ được gọi là y sĩ, y nhân, y giả…
Dưới thời Minh Thành Tổ
Chu Nguyên Chương mất, con là Chu Đệ (được phong làm Yên Vương) kéo quân về tranh ngôi với cháu là Chu Doãn Văn. Tranh đoạt được, Chu Đệ (tức Minh Thành Tổ) lên ngôi rồi ra lệnh gi.ết hàng loạt quan lại trung thành với Chu Doãn Văn. Tình hình chính trường rất căng thẳng, lưới văn tự lại càng nghiêm ngặt.
Phương Hiếu Nhụ là nhân sĩ triều Minh, là một nhà nho học. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại, phụ thân là người chính trực. Từ nhỏ ông đã rất thích đọc sách, có con mắt rất thần, nên ông luôn đi theo hướng dùng nhân nghĩa đạo lý để trị thiện hạ.
Vào thời Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn), Phương Hiếu Nhụ rất được trọng dụng, mọi việc lơn nhỏ vua đều tham khảo ý kiến của ông. Sau này, khi Chu Đệ (Yên Vương) cướp ngôi của Chu Doãn Văn, vì biết Phương Hiếu Nhụ rất có địa vị trong lòng dân chúng nên đã bắt Phương Hiếu Nhụ viết “Chiếu lên ngôi” nhưng ông đã từ chối.
Khi Chu Đệ đưa bút ép ông viết, Phương Hiếu Nhụ vén tay áo múa bút viết bốn chữ trên tờ giấy tuyên “Yên tặc thoán vị” (Giặc Yên cướp ngôi) rồi quăng bút gào thét và ch.ửi rủ.a.
Hiếu Nhụ lớn tiếng tuyên bố: “Dù có ch.ết cũng quyết không viết chiếu thư lên ngôi!” . Hết chịu nổi, Chu Đệ liền dọa: “Ngươi không nghĩ tới tình máu mủ ruột rà 9 họ của mình sao?”. Phương Hiếu Nhụ liền quắc mắt gào lên: “Dù có tr.u d.i đến 10 họ ta cũng không sợ!”. Chu Đệ nổi giận sai người pha.nh th.ây Hiếu Nhụ ở chợ, và g.iết hế.t 10 họ nhà ông.
Bạn bè và môn đồ của Hiếu Nhụ bị tính thành một họ, gộp cùng 9 họ nội ngoại của ông, cả của bộ hạ, tổng cộng đông tới 873 người già trẻ gái trai bị gi.ế.t.
Cù Hựu, người Hàng Châu, là một nhà văn nổi tiếng nhất đời Minh, vì làm mấy thơ tỏ nỗi bất bình mà bị tống giam rồi bị đày về vùng Bảo An (nay thuộc huyện Chí Đan, tỉnh Thiểm Tây).
Hậu Quả là trong sáng tác văn học thời Minh, các văn nhân phải cẩn thận, hết sức tránh nói đến chính trị. Điều đó, lý giải vì sao thơ văn thời này rất ít bài phản ảnh hiện thực, mà tràn ngập một không khí điểm xuyết thanh bình và ca ngợi công đức, nhằm thích ứng với nhu cầu của giai cấp thống trị mới. Ngoài ra, để tiến thêm một bước trong việc khống chế và trói buộc tư tưởng của tầng lớp trí thức, giai cấp thống trị đã ra sức đề xướng triết học Trình Hạo-Chu Hi.
Hơn nữa, Minh Thành Tổ đã ra lệnh Hồ Quảng, Dương Vinh biên soạn lại Tứ thư, Ngũ kinh, Tính Lý đại toàn, và buộc học sinh trong cả nước phải học. Và muốn cho tầng lớp trí thức cam tâm cúi đầu phục vụ mình, ông ta còn đặt ra lối thi cử bằng văn bát cổ, cốt làm hạn chế tư tưởng của giới nho sinh.
Tóm lại, trừ tiểu thuyết ra, thành tựu văn học đầu Minh không lớn.
