Chuyện Kỳ Lạ Về Vua Hồ Hán Thương – Con Trai Hồ Quý Ly – Vị Vua Cuối Cùng Của Nhà Hồ

Chuyện Kỳ Lạ Về Vua Hồ Hán Thương – Con Trai Hồ Quý Ly – Vị Vua Cuối Cùng Của Nhà Hồ | BÍ ẨN SỬ VIỆT

——–
Hồ Hán Thương là hoàng đế thứ 2 và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều Hồ. Ở ngôi trong thời gian ngắn, thông tin về thân thế, hậu vận của vị vua này còn nhiều điều chưa sáng tỏ; tuy nhiên, có những điều lý thú về vị vua này chúng ta nên biết đến…
Xem clip thuyết minh tại YouTube: >> https://youtu.be/DtQgOVrN1EQ
Được phong Thái tử khi cha chưa làm vua
Được chọn vào ngôi vị Thái tử là người sẽ kế thừa ngôi báu sau này, nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có một trường hợp phong làm Thái tử trong khi người cha chưa làm vua, đó là chuyện của Hồ Hán Thương.
Tháng 3 năm Mậu Dần (1398), Hồ Qúy Ly ép vua Trần Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Án mới hơn 2 tuổi, rồi lại ép vua đi tu theo đạo Lão. Thái tử lên ngôi ngày 15/3 nhưng còn quá nhỏ nên sử sách sau này thường gọi là Trần Thiếu Đế; còn Hồ Qúy Ly chính là ông ngoại của vua Thiếu Đế, nắm toàn bộ quyền hành, tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt đại vương và năm Kỷ Mão (1399) xưng đế, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết:
“Tháng 6, Quý Ly tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng đế, mặc áo màu bồ hoàng (màu vàng như nhị hoa xương bồ – TG), ở cung Nhân Thọ, ra vào theo lệ thiên tử, dùng 12 chiếc lọng vàng”.
Tháng 3 năm Canh Thìn (1400) Hồ Qúy Ly cướp ngôi Trần Thiếu Đế, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, lập ra triều Hồ và lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thế nhưng trước đó, vào tháng giêng cùng năm, dù chưa lên ngai vàng nhưng Hồ Qúy Ly đã lập Hồ Hán Thương làm thái tử, định chọn người con thứ này nối nghiệp mình.
Mẹ là công chúa, con được truyền ngôi
Xem clip thuyết minh tại YouTube: >> https://youtu.be/DtQgOVrN1EQ
Hồ Hán Thương (có sách chép là Hồ Hán Xương), còn tên khác là Hồ Hỏa, sinh năm nào không rõ, là con thứ của Hồ Quý Ly, thân mẫu là công chúa Huy Ninh, hiệu là Nhất Chi Mai (con gái vua Trần Minh Tông, và là em gái Trần Nghệ Tông).
Thông thường, ngôi vua được truyền cho con trưởng, nhưng dù là con thứ, Hồ Hán Thương vẫn được chọn bởi mẹ ông chúa Huy Ninh nhà Trần. Hồ Qúy Ly biết rằng chuyện thoán đoạt ngôi vị sẽ là cái cớ để triều Minh ở phương Bắc tìm cách can thiệp vào nội tình nước Nam, để Hồ Hán Thương với danh nghĩa cháu ngoại nhà Trần nối nghiệp sẽ dễ biện bạch hơn trong đối sách ngoại giao.
Chính sử viết, sau khi nhường ngôi cho con vào cuối tháng 12 năm Canh Thìn (1400), Hồ Qúy Ly “sai sứ sang báo nhà Minh, nói rằng họ Trần đã tuyệt tự, Hán Thương là cháu ngoại Minh Tông, tạm trông coi việc nước” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sách Đại Việt sử ký tiền biên cũng dẫn lời bình của sử thần Ngô Thì Sĩ về chuyện này như sau: “Qúy Ly cướp ngôi chưa được một năm đã truyền ngay cho Hán Thương, để tiện đặt lời nói với nhà Minh”.
Sách Việt sử tiêu án chép rõ hơn:”Qúy Ly giao hết ngôi vua cho Hán Thương, tự xưng là Thượng hoàng, hai cha con cùng giữ chính quyền; sai sứ sang báo với nhà Minh, nói rằng họ Trần hết người rồi, Hán Thương là cháu ngoại vua Minh Tông quyền giữ việc nước.
Vua Minh sai sứ sang hỏi các kỳ mục nước ta xem con cháu nhà Trần còn hay không? Người trong nước lập Hán Thương lên là sự thật hay dối? Hán Thương liền cho người sang cống nhà Minh và xin phong vương, nhà Minh phong cho Hán Thương làm An Nam quốc vương”.
Xem clip thuyết minh đầy đủ tại YouTube: >> https://youtu.be/DtQgOVrN1EQ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *