Học vấn là một khía cạnh rất được đề cao ở Trung Quốc. Tại sao đất nước này, về mặt văn hóa, lại xem trọng tri thức như vậy? Trong hệ thống giáo dục của họ, kỳ thi đại học được xem như mang tính sống còn. Thực tế chỉ ra, nếu bạn làm lộ đáp án cao khảo, bạn sẽ bị quy vào tội “làm lộ bí mật nhà nước”. Thậm chí trên tin tức, có cả những cảnh cha mẹ nói với con là “sao con có thể ăn ngủ vô tư như vậy khi kỳ thi đại học chỉ còn có xx ngày nữa thôi” hoặc “con cố gắng đạt được nhiều thêm 1 điểm nữa là con đã loại được 1000 đối thủ rồi”.
Có rất nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng làm tất cả để con họ được bước vào giảng đường đại học Thanh Hoa hoặc Bắc Kinh. Có những ngôi trường bắt buộc học sinh phải học đến 15 tiếng một ngày, không đùa. Không có thời gian cho gia đình, không giải trí, không bạn bè, không gì hết ngoài việc học. (Đang nói chú mày đó, trường Trung học Hành Thủy).
Tôi từng nghe nhiều người Trung Quốc giải thích rằng, nguyên nhân là vì dân tộc họ đã bạc nhược thế nào trước và trong Thế chiến II, nên chính phủ đã đẩy mạnh giáo dục. Nhưng còn nhiều ý kiến khác nữa, mọi người nghĩ sao?
Cốt lõi của việc này phải ngược dòng về trăm nghìn năm trước. Vào một thuở rất xa trong nền phong kiến Trung Hoa, việc được học hành đàng hoàng, vượt qua các kỳ thi học thuật, và trở thành quan lại là con đường duy nhất để một người bình thường nâng cao thứ bậc của họ trong xã hội, đồng thời giúp cuộc sống của họ và gia đình trở nên tốt hơn.
Trung Hoa ngày nay đã khác xưa rất nhiều, nhưng vẫn có vài thứ không khác mấy. Nhiều người vẫn xem việc học hành chăm chỉ, đạt điểm cao, và giáo dục tốt là cách duy nhất cải thiện địa vị xã hội của họ, nhất là nếu họ đến từ một gia đình nghèo khổ.
Tất nhiên rồi, cái văn hóa thi cử này gây ra rất nhiều áp lực cho học sinh và gây mất cân bằng xã hội. Tuy vậy, vấn đề rất phức tạp, bởi vì thực tế mà nói, điều này cũng không hoàn toàn sai trái.
chất lượng của sách giáo khoa ở Trung Quốc rất tệ, nhưng chúng lại rất qua trọng đối với kỳ thi đầu vào đại học, người ta còn không muốn cải thiện tài liệu giảng dạy.
lý do à? là để học sinh phụ thuộc vào việc giảng dạy ở trường càng nhiều càng tốt (việc học ở đâu thì phụ thuộc vào học phí, tài sản, và quyền công dân).
cái này rõ là sai trái
Bạn nói có lý. Bản chất của kỳ thi cao khảo là tạo ra một sân chơi cho tất cả mọi người, và trao cho họ cơ hội ngang nhau, nhưng chất lượng của các trường trung học hay thậm chí là tiểu học mới là vấn đề đáng nói. Nếu giáo viên không dùng tài liệu giảng dạy phù hợp, thì bạn không có mấy cơ hội để thành công.
Dân Trung Quốc đây. Tôi đã đậu kỳ thi đầu vào đại học, và nay con cái tôi cũng đang chuẩn bị cho kỳ thi ấy, cho nên tôi muốn chia sẻ quan điểm của mình.
Đầu tiên, chỉ người nghèo và tầng lớp trung lưu ở Trung Hoa mới quan tâm nhiều đến cao khảo.
Một phần lý do vì sao người Trung Quốc xem trọng kỳ cao khảo này là vì kinh tế. Trung Quốc không phải quốc gia có thu nhập đầu người cao, dù có vẻ như sức mạnh kinh tế của quốc gia ngày một cao hơn. Có ít công việc lương cao, hầu hết công việc được trả dưới 1.000$ một tháng. Tuy rằng thu nhập này là đủ để trang trải cuộc sống và thậm chí tiết kiệm chút đỉnh, thì giá nhà quá cao đã cuỗm đi hết tiền tiết kiệm tích lũy được trong 30 năm. Điều này khiến hầu hết mọi người nỗ lực hết mình vì việc học của con, để con cái họ có được một công việc tốt sau này.
Cao khảo cũng là cách công bằng nhất để được nâng bậc ở Trung Quốc. Dù anh bạn có là đứa học trò ở vùng sâu vùng xa, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ nếm vị cà phê hay ngồi tàu hỏa, thì anh bạn vẫn có cơ hội học hành chăm chỉ và đỗ kỳ thi cao khảo, đi học ở trường đại học top đầu đất nước. Những trường đại học hàng đầu này cho phép tiếp cận các khoản vay không lãi suất và cả miễn trừ học phí, sinh viên có thể dễ dàng trả hết những khoản này sau một hoặc hai năm tốt nghiệp.
Con nhà nghèo không được thừa kế tài sản từ cha mẹ chúng, không có được các mối quan hệ thông qua bố mẹ, cũng không có công ty riêng. Kỳ thi đại học là cách tốt nhất để trẻ em nghèo khổ đổi đời. Hầu hết các bạn học của tôi đều là con nhà nghèo ở quê, rất nhiều trong số họ không đủ tiền đóng học phí, nhưng trong số đó có một vài người, kể cả tôi, tìm được một công việc tốt ở Bắc Kinh, nhiều người kiếm được hơn 70.000$ một năm (mức thu nhập rất cao ở Trung Quốc, đủ để bạn sống thoải mái hơn cả ở nước phát triển, miễn là bạn không mua nhà). Một người bạn của tôi làm việc tại Huawei và kiếm được đến 300.000$ một năm. Nếu không có cao khảo, thì họ sẽ bán mặt cả đời ở những làng quê nghèo khổ, làm việc chăm chỉ, nhưng không bao giờ kiếm được hơn 3.000$ một năm.
Mặt khác, những người giàu có và quyền lực ở Trung Quốc không để con họ thi cao khảo, họ có cả trăm cách giúp con mình thành đạt mà không phải nỗ lực. Miễn là bạn có tiền và quyền, bạn có thể học ở những trường quốc tế từ nhỏ, dễ dàng trở thành cử nhân của một trường đại học nước ngoài nổi tiếng nào đó thông qua hệ thống giới thiệu, sau đó bước chân vào một công ty hàng đầu ngay tại quê nhà, hay trở thành công chức chính phủ.
Thêm nữa, nền văn hóa Trung Hoa đã in sâu một niềm tin rằng học vấn là cao quý, thậm chí có câu nói rằng “Vạn bàn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao 万般皆下品,唯有读书高”. Có nghĩa là mọi sự trên đời đều tầm thường, chỉ có học tập tri thức mới là việc thanh cao nhất. Cho nên mọi gia đình đều rất chú trọng giáo dục cho con trẻ.
Một số người nói rằng người Trung Quốc chỉ chăm chăm học thuộc lòng chứ không quý trọng việc trau dồi khả năng sáng tạo. Thực ra, có lý do cả, không phải người Trung Hoa coi thường bản năng sáng tạo, nhưng điểm số có khả năng thay đổi số phận của đứa trẻ hơn là sáng tạo, và vì thế mọi người chọn con đường dễ dàng nhất để giúp con cái họ có cơ hội tốt hơn. Trường Trung học Hành Thủy đã áp dụng phương pháp giáo dục thiết thực nhất nhằm nâng cao kỹ năng làm đề của học sinh nhiều nhất có thể. Nói thẳng thắn này, phần đông người Trung Hoa không đồng tình với phương pháp đó, nhưng để con họ không rơi xuống đáy xã hội, người ta phải tham gia vào kỳ thi nghiêm ngặt ấy. Đợi chừng nào Trung Quốc có nhiều việc làm lương cao hơn, thì tình hình sẽ đỡ.
Đồng hương đây, ông này nói đúng á
Bởi vì nó sống còn thiệt chứ bộ, hay ít ra là trước đây như vậy. Học ở một trường đại học ngon nghẻ có thể đảm bảo một cuộc sống yên ổn hơn, còn nếu không được thì cuộc sống nhiều trắc trở hơn. Không giống bên Mỹ, bồ vẫn có thể thành công dù không có bằng đại học.
Cái lý thuyết ấy bây giờ xưa rồi ông ạ.
Ừa, văn hóa thi đại học kiểu này ngáo cần vãi chưởng, nhưng gì thì gì nó là một phần văn hóa rồi. Giống như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng theo kiểu tư duy “chăn cừu” dạng như “nếu mọi người đều làm vậy thì mình cũng phải làm vậy”, kết quả là áp lực học hành cực lớn để đạt điểm cao nhất có thể, kể cả khi điều đó không có nhiều tác dụng sau này ngoại trừ ám ảnh tâm lý và cận thị.
Cận thị à… Mình dạy tiếng Anh ở một trường trung học, trong lớp có 50 cháu thì hết 40 cháu đeo kính rồi.