Chúng ta sẽ cảm thấy “nhẹ” hơn khi chúng ta buông được

Tha thứ là gì?

Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của một người. Trong Kinh Thánh, từ Hy Lạp được dịch là “tha thứ” có nghĩa đen là “buông ra”, giống như khi một người không đòi lại số tiền mình đã cho mượn. Chúa Giê-su đã dùng cách so sánh này khi ngài dạy các môn đồ cầu nguyện: “Xin tha tội chúng con, vì chúng con cũng tha thứ mọi người có lỗi [người mắc nợ] với mình” (Lu-ca 11:4, chú thích). Tương tự, trong dụ ngôn về người đầy tớ không thương xót, Chúa Giê-su ví sự tha thứ với việc xóa nợ.

Chúng ta tha thứ cho người khác khi buông sự thù oán ra và không đòi hỏi bất cứ bồi thường nào cho những mất mát và tổn thương mà mình đã gánh chịu. Kinh Thánh dạy rằng tình yêu thương bất vị kỷ là nền tảng cho lòng tha thứ chân thành, vì tình yêu thương “không ghi nhớ điều gây tổn thương”.​

Là một khái niệm tâm lý và đức hạnh, lợi ích của sự tha thứ đã được khám phá trong tư tưởng tôn giáo, khoa học xã hội và y học. Tha thứ có thể được xét đơn giản về mặt người tha thứ bao gồm cả tha thứ cho chính bản thân mình, về mặt người nhận tha thứ hoặc về mối quan hệ giữa người tha thứ và người được tha thứ. Trong hầu hết ngữ cảnh, tha thứ được cho đi mà không chút mong đợi nhận lại sự công bằng, và không có bất kỳ sự đền đáp lại nào từ phía người phạm lỗi (chẳng hạn, người ta có thể tha thứ cho một người không liên lạc hoặc đã chết). Trong thực tế, người phạm lỗi cần thiết có thể bày tỏ sự thú nhận, một lời xin lỗi hoặc thậm chí yêu cầu sự tha thứ, để người sai lầm tin rằng họ cũng có thể nhận được sự tha thứ.

ST

Tại sao chúng ta cần tha thứ?

Tha thứ là hành động rất cần thiết và nó chính là quá trình biến đổi con người bạn.

Bạn phải sẵn lòng tha thứ cho bất cứ người nào hay tình huống nào từng khiến bạn đau khổ, hãy giải phóng cho họ/chúng. Nếu cứ giã mãi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ấy, bạn sẽ chỉ tự làm cho mình và hấp dẫn thêm nhiều điều tiêu cực khác.

Người ta nói việc bạn không sẵn lòng tha thứ cho một ai đó cũng giống như việc bạn đang uống thuốc độc mà mong chờ người khác chết vậy!

Vậy nên hãy ban phúc cho người đó, hoặc tình huống đó, và cầu chúc cho họ được mạnh khỏe, cho chúng được tốt đẹp. Và nếu cần, hãy sẵn lòng tha thứ cho chính bản thân mình nữa. Bằng cách tỏ ra biết hơn quá khứ tích cực và giải phóng quá khứ tiêu cực của mình, bạn có thể dọn chỗ cho một tương lai tươi sáng hơn. Tha thứ thật sự giống như một chất gọt rửa cực mạnh, nó sẽ tẩy rửa bạn sạch sẽ gà giúp bạn được tự do. Đó là một quá trình có sức mạnh vô cùng lớn lao, một quá trình có thể ngay lập tức đưa bạn từ nới chỉ có đau thương và giận dữ sang nơi có tần số rung cảm cao hơn của yêu thương.

“Nếu bạn chưa từng tha thứ cho mình một điều gì đó, làm sao bạn có thể trông chờ bạn sẽ tha thứ cho người khác được”

Dolores Huerta

Vì luật hấp dẫn tương tác với những năng lượng rung cảm của suy nghĩ và tình cảm của bạn nên bạn cần tập trung sự chú ý của mình vào những thứ có thể đưa bạn tới trạng thái của rung cảm tích cực. Nhiều chuyên gia về luật hấp dẫn đã nói rằng không gì quan trọng hơn việc cảm thấy thoải mái.

Vậy nên, hãy dành thời gian để làm những điều có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bạn. Hãy nghe bản nhạc mà bạn yêu thích. Hãy đi dạo trên bãi biển. Hãy làm những việc tốt. Hãy đối xử tử tế với bản thân mình. Hãy sáng suốt quyết định chọn những suy nghĩ tích cực và tạo nên rung cảm tương thích với điều bạn muốn hấp dẫn vào cuộc sống của mình. Hãy chủ tâm và thận trọng trong việc tạo ra những cảm xúc và tình huống tích cực, vì vũ trụ sẽ tương tác phù hợp với điều đó. Bạn cần phải xếp mình cùng hàng với những điều mà bạn muốn.

Đó chính là điều tạo nên niềm vui, sự cảm kích và cảm giác đam mê. Nhưng khi bạn thấy thất vọng, sợ hãi, giận dữ thì tất cả những cảm xúc mãnh liệt này đều là dấu hiệu cho bạn biết bạn đang không song hành với điều mà bạn khao khát.

Esther Hicks

Hãy nhớ rằng không ai có thể bảo bạn phải cảm nhận như thế nào. Chỉ bạn mới là người có thể đưa ra quyết định đó. Nếu bạn thấy mình có cảm giác buồn bã, bạn cần phải tìm hiểu xem điều gì đã tạo nên cảm giác tiêu cực đó trong bạn. “điều gì” đó không phải là những điều từ bên ngoài, mà chính bạn và những phán quyết, những niềm tin, những ý tưởng và những suy nghĩ của bạn về những điều bên ngoài đó. Vậy nên, cách bạn chọn tiếp nhận một tình huống sẽ quyết định phản ứng tình cảm của bạn, và bạn có thể thận trọng chọn cách nhìn nhận bất cứ thứ gì hay tất cả mọi thứ theo một cách tích cực hơn.

Bạn cần phải tỉnh táo đưa ra quyết định chọn hạnh phúc. Hãy chọn sự lạc quan. Hãy chọn sống ở nơi thường xuyên có niềm vui và lòng biết ơn. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì cho cuộc sống ngoài sự tuyệt với. Cảm xúc của bạn sẽ tiếp nhiên liệu cho tương lai của bạn.

Đừng trốn mình trong quá khứ. Chỉ dùng quá khứ để minh hoạ cho một luận điểm nào đó, và rồi, hãy để nó lùi về phía sau. Không gì thật sự có ý nghĩa ngoại trừ điều bạn đang làm ngay lúc này. Kể từ giây phút này trở đi, bạn có thể là một người hoàn toàn khác, một người chỉ biết yêu thương và thấu hiểu với cánh tay luôn sẵn sàng dang ra, nâng đỡ, và tích cực trong mọi suy nghĩ cũng như hành động.

Trích dẫn trong “bí mật” (the secret)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *