Hiện tại mình vừa mới tốt nghiệp và cũng đang tìm kiếm một công việc full-time. Trong suốt thời gian này, trong mình luôn xuất hiện một câu hỏi lớn:
MÌNH NÊN ĐỊNH GIÁ BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO?
Vì thời còn là sinh viên, mình đã từng đi phỏng vấn cho một vị trí part-time, HR hỏi mình offer mức bao nhiêu và chính vì chủ quan không chuẩn bị trước, mình rơi vào thế cứng họng. Bởi thế, có một vài bài học mình đã rút ra muốn chia sẻ với mọi người về vấn đề “nhạy cảm” này – không ai muốn bán bản thân ở một cái giá quá thấp nhưng thật ra đôi khi trong tình cảnh chưa có nhiều kinh nghiệm, đâu thể gắn mác bản thân quá cao được, đúng không?
CÁCH 1: Mình nghĩ mình đáng giá bao nhiêu?
Chính xác là chúng ta sẽ tự đặt câu hỏi cho mình và tìm câu trả lời bằng cách lập ra một BẢNG ĐÁNH GIÁ dựa trên 2 yếu tố:
Vị trí ứng tuyển: Vị trí sẽ là yếu tố rất quan trọng để mình xác định được mức lương. Tiền nào của nấy nên lương càng cao thì việc càng khó. Việc đầu tiên cần xác định là bạn làm được đến mức nào. Hãy so sánh năng lực của mình với yêu cầu của vị trí đang ứng tuyển, tham khảo khung lương để định giá không bị cao quá, không thách đố nhà tuyển dụng.
Năng lực và thái độ: Hãy nhìn vào chặng đường đã đi qua, những điều bản thân có thể làm tốt nhất để đánh giá. Bạn có bao nhiêu kỹ năng và chuyên môn phù hợp cho vị trí này cũng cần được liệt kê, sắp xếp để tiện cho việc trình bày, thuyết phục bán bản thân với giá từng đấy là hợp lý.
Mối quan hệ giữa ứng viên và nhà tuyển dụng luôn luôn là mối quan hệ win-win.
Xem xét kỹ lưỡng hết rồi chốt cho mình một con số. Trong quá trình thỏa thuận lương mà nhà tuyển dụng đưa ra một con số thấp hơn, hãy dùng những gì đã liệt kê để thương lượng. Bạn có thể hiểu cái bảng này là khung quy chiếu của bạn, bạn đang chứng minh con số mình cần là hợp lý.
CÁCH 2: Anh/Chị nghĩ em đáng giá bao nhiêu?
Đây là một cách nói vui thôi ạ. Bản chất ở đây chính là mình sẽ tham khảo giá từ chính nhà tuyển dụng nếu mình cảm thấy quá mơ hồ không thể xác định được một con số nào cả. Đương nhiên là mình sẽ không hỏi thẳng ra là anh/chị nghĩ em đáng giá bao nhiêu được, như vậy thì không những là mình dễ bị bắt bài ngay, mà những HR khôn ngoan còn dùng chính câu hỏi ngây thơ đó để “hạ giá” mình không thương tiếc. Thay vào đó, chúng ta có thể thay lại bằng những câu hỏi khéo ví dụ như tình huống sau:
HR: Mức lương mong muốn của em là bao nhiêu?
Mình: Em muốn nhận một mức lương phù hợp với năng lực cũng như vị trí mà em đang ứng tuyển. Em đã có kinh nghiệm N năm làm việc ở ABC với kỹ năng XYZ. Nếu có thể em muốn nghe anh/chị đưa ra mức lương trước và cho em biết chi tiết công việc
CÁCH 3: Thế giới nghĩ mình đáng giá bao nhiêu?
Thế giới ở đây chính là thị trường và tình hình chung của ngành nghề đó chứ không phải thế giới loài người nhé (Sẽ không ai đi hỏi hàng xóm cô nghĩ con lương bao nhiêu là ổn cả). Tìm hiểu về mức lương chung trên thị trường đang như thế nào để khi mình đưa ra, đối phương sẽ không bị bất ngờ quá, mình cũng dễ deal quanh mức đó.
Nhớ đọc kỹ, xem kỹ xem tình hình chung ngành nghề đó có biến động gì không? Mức lương thời điểm gần nhất khoảng chừng nào? Ví dụ như deal lương ngành du lịch mùa dịch này thì mình không thể lấy giá 2 năm trước được.
Dựa trên lời khuyên ở trên, mình đã áp dụng phối hợp cả 3 cách để đưa ra cho mình một con số mà mình nghĩ là hợp lý với mình thời điểm hiện tại. Cách 1 thì mình tự đánh giá rồi, các nguồn thông tin về lương mà mình tham khảo thì có nhiều nguồn lắm ạ, trên mạng hiện tại mình thấy có website cũng hỗ trợ nhưng có trả phí. Ngoài ra, mình cũng kết nối và hỏi xin thông tin của một số anh chị mình quen biết để có thông tin tổng quát hơn. Về cách 2, mình đã đi phỏng vấn thử ở một số nơi và thử đặt câu hỏi như vậy. Một số anh chị HR rất tốt bụng đã giải thích cho mình. Từ đó có được hình dung về “mức giá” hợp lý mà mình nên đưa ra.
Và tất nhiên, với những kinh nghiệm mà mình có thì con số ấy vẫn còn hạn chế lắm, nhưng cũng nhờ đó mà mình biết rõ hơn là mình đang ở đâu và cần cố gắng như thế nào để hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Mình nghĩ rằng, có rất nhiều cách để để làm cho bản thân mình đắt giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng, để có quyền offer một mức lương cao hơn