Chúng ta đã thuần hóa muôn loài và trở thành chủ nhân Trái Đất như thế nào?

Bản chất của sự thuần hóa

Thuần hóa là quá trình biến những loài động thực vật hoang dã thành loài mới qua quá trình nhân giống và chọn giống. Loài mới này giữ lại những đặc điểm ưu việt có ích cho cuộc sống con người. Trong lịch sử hình thành và tiến hóa của loài người hiện đại, có ba mục đích chính cho sự thuần hóa:

– Thứ nhất là để tạo ra nguồn thức ăn ổn định. Tổ tiên chúng ta, sau một giai đoạn sống bấp bênh bằng cách săn bắn hái lượm, đã dần nghĩ đến việc thuần hóa và lai tạo những loài cây, loài thú để sử dụng làm nguồn thức ăn ổn định hơn.

– Thứ hai là thuần hóa động vật để lấy sức lao động. Con người dùng trâu bò để kéo cày, dùng ngựa để chở hàng hay phục vụ cho việc chinh chiến…

– Thứ ba, con người thuần hóa vật nuôi để làm bạn, người đồng hành. Những chú chó đồng hành là ví dụ điển hình.

Con người bắt đầu hoạt động thuần hóa từ khi nào?

Có bằng chứng cho thấy, những người cổ đại ở khu vực Trung Đông bắt đầu chuyển từ đời sống săn bắt-hái lượm sang nghề nông từ khoảng 11.000 đến 12.000 năm trước. Khi việc săn bắt và hái lượm trở nên khó khăn, để sinh tồn, họ buộc phải học cách trồng trọt, và sau một vài mùa vụ, những giống cây họ trồng đã cho thấy sự ưu việt hơn hẳn so với dạng hoang dại. Cây lúa mạch đen bán thuần chủng đầu tiên có niên đại khoảng 13.000 năm, dù loài thuần chủng hoàn toàn đầu tiên có lẽ là loài bầu hồ lô được trồng vào khoảng 12.000 năm trước, chủ yếu để làm lọ đựng (nước, hạt, thực phẩm…). Các loại ngũ cốc như lúa mì và đậu hà lan xuất hiện vào khoảng 11.000 năm trước, cũng ở vùng trung đông, trong khi các loại vật nuôi đầu tiên là cừu và lợn được thuần hóa vào khoảng 11.000 năm trước trên khắp châu Á.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *