Chủ nghĩa quân sự quốc tế của quân đội Cuba.
Phần 1: Ở Mỹ Latinh.
Trước khi quen với hình ảnh những đoàn bác sĩ áo trắng của quân đội Cuba đi khắp thế giới như ngày nay, thì các nước châu Phi và Mỹ Latinh phải quen với hình ảnh những đoàn quân Cuba, từ vài trăm đến vài vạn người đi khắp các nước này để ”gieo mầm cách mạng”. Đây chính là điều tạo nên thuật ngữ ”military internationalism” (chủ nghĩa quân sự quốc tế) của Cuba trong phần lớn nửa sau thế kỷ 20.
Bắt đầu ngay từ năm 1959 sau cách mạng Cuba, các lãnh đạo Cuba đã xác định ”nhiệm vụ” mang cách mạng đi khắp thế giới của họ. Để làm điều này, hàng chục cuộc can thiệp lớn nó, bắt đầu từ các nhóm điệp viên vài trăm người đã từ Cuba đi khắp các nước Mỹ Latinh, âm thầm tổ chức các cuộc nổi dậy lật đổ các chính quyền ở đây. Khi chiến tranh Lạnh leo thang, các cuộc can thiệp của quân đội Cuba cũng theo đó vươn đến tận Châu Phi, Châu Á, với quy mô cũng lớn hơn gấp bội lần. Các cuộc can thiệp nổi tiếng của quân đội Cuba có thể liệt kê như sau (có thể sẽ không theo thứ tự thời gian):
-Sớm nhất có thể kể đến là cuộc xâm nhập vào Panama tháng 4/1959. Tận dụng các cuộc biểu tình chống Mỹ ở Panama tháng 4 năm đó, một nhóm 97 điệp viên gồm người Cuba và Panama đã đi từ Mayarí, Cuba đến Panama với hy vọng thúc đẩy một cuộc nổi dậy vũ trang. Tuy nhiên, vụ việc đã bị bại lộ sớm và Vệ binh quốc gia Panama đã bắt gọn nhóm điệp viên gần quần đảo San Blas của Panama.
-Ngay sau đó, là vụ ”giăng bẫy” nổi tiếng của nhà độc tài Cộng hòa Dominica – Rafael Leonidas Trujillo.- để bắt gọn hơn 200 lính đánh thuê Cuba, và cũng gắn liền với anh hùng Cuba Delio Gómez Ochoa.
Từ trước đó, Cuba đã huấn luyện cho một nhóm hàng trăm người lưu vong Dominica nhằm chiến đấu chống nhà độc tài khét tiếng Trujillo ở Dominica (ông này khét tiếng vì không sợ Mỹ cũng không sợ nước nào trong khu vực). Khoảng tháng 5/1959, hơn 200 lính Cuba đã dẫn theo số người Dominica này về nước, định đổ bộ lên đảo để bắt đầu chiến đấu chống Trujillo.
Trujillo biết trước kế hoạch này, nên đã thả cửa cho nhóm biệt kích Cuba đổ bộ dễ dàng. Dễ dàng đến mức Cuba có thể đổ bộ bằng cả máy bay. Nhưng sau khi nhóm lính lên bờ, quân đội của Trujillo đã chặn đường biển, cho máy bay ném bom và săn lùng lính Cuba trong rừng rậm. Cuộc chiến đấu diễn ra đến tháng 7/1959, với kết quả là một cuộc thảm sát lính Cuba và Dominica lưu vong. Trong khoảng 500 lính đổ bộ, chỉ còn có 5 người sống sót, trong đó có 2 lính Cuba. Một trong 2 người đó là Delio Gómez Ochoa, người sau này trở thành anh hùng Cuba. Chỉ huy của nhóm người Dominica lưu vong là sĩ quan Enrique Jiménez Moya cũng bị giết.
Sau khi đánh bại cuộc đổ bộ, nhà độc tài Trujillo đã có nhiều hành động để cảnh cáo người dân. Một trong những hành động đó là việc chụp một bức ảnh cho thấy tù binh Cuba tên Delio Gómez Ochoa đứng cạnh xác của thủ lĩnh lưu vong Dominica Enrique Jiménez Moya. Có nguồn tin còn cho rằng một tấm ảnh như thế đã được gửi đến văn phòng của Chủ tịch Fidel Castro với thông điệp: ”bọn tao biết mọi việc mày làm”.
Tuy vậy, sau này Dominica chuyển sang chế độ dân chủ, người ta đã nhìn nhận cuộc can thiệp của lính Cuba theo hướng chính nghĩa và ca ngợi đóng góp của họ trong công cuộc chuyển đổi dân chủ của Dominica
(Những bức ảnh về sự kiện này có nhiều, nhưng đa phần sẽ bị Facebook gỡ ngay).
-Sự kiện rất nổi tiếng khác là cuộc đổ bộ Machurucuto ở Venezuela năm 1967, được gọi là ”Vịnh Con Lợn ngược”.
Nếu như năm 1961, Cuba đánh bại một nhóm lính đánh thuê do Mỹ hậu thuẫn đổ bộ lên Cuba, thì đến năm 1967 họ làm ngược lại.
Từ những năm 1962, các nhóm lính Cuba đã đến các đảo ngoài khơi Venezuela huấn luyện các du kích Venezuela. Chính phủ Venezuela vốn đã biết nhưng làm ngơ các căn cứ này. Không ngờ rằng tháng 5/1967, các du kích này định đổ bộ lên bờ để lật đổ Tổng thống Venezuela Raul Leoni. Cuộc đổ bộ do tướng Arnaldo Ochoa rất nổi tiếng của Cuba chỉ huy (nổi tiếng nhất trong các tướng ra nước ngoài của Cuba)
Quân đội Venezuela hoàn toàn không đề phòng, nhưng may mắn cho họ là một tai nạn không đáng có đã xảy ra với nhóm lính Cuba đổ bộ. 2 chiếc thuyền đầu tiên đều bị lật khi vào bờ làm nhiều người chết đuối. 12 người sống sót trong đó có 2 người Cuba bơi được vào bờ bị người dân phát hiện và báo cho Vệ binh Venezuela. Cuộc đấu súng nổ ra, và bằng cách thần kỳ nào đó toàn bộ 10 người Venezuela bị giết, chỉ còn đúng 2 người Cuba sống sót.
2 lính Cuba là Manuel Gil Castellanos và Pedro Cabrera Torres sau đó bị đưa ra trình điện trước báo giới, cùng súng AK và bộ đàm do Tiệp Khắc viện trợ. Tin tức về cuộc đổ bộ đầu tiên thất bại khiến tướng Arnaldo Ochoa hủy bỏ kế hoạch và trở về Cuba. Sau sự kiện đó, hải quân Venezuela đã cho phá hủy toàn bộ các căn cứ du kích của Cuba ngoài khơi nước này.
-Một sự kiện thất bại khác gây ra bởi sự chủ quan của quân đội Cuba, đó là ở Grenada – nơi duy nhất Mỹ và Cuba đụng độ bằng súng đạn với nhau.
Năm 1979, được các điệp viên Cuba giúp đỡ, tướng quân đội Grenada Hudson Austin đã đảo chính lập ra chính quyền quân sự, tuyên bố chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Ngay lập tức, Cuba tuyên bố ủng hộ và đưa gần 800 binh lính đến đây, dự định biến Grenada thành ”pháo đài” chống Mỹ. Cùng với Cuba, 50 người Liên Xô, 24 người Bắc Triều Tiên, 16 người Đông Đức, 14 người Bulgaria,… cũng đến Grenada xây dựng ”pháo đài”.
Cuba cho rằng quân đội Mỹ sẽ không dám đưa quân can thiệp trực tiếp vào Grenada. Nhưng họ đã nhầm, tổng thống Reagan đã phát lệnh xâm lược Grenada để đập tan pháo đài mà phe Cộng sản đang xây. Ngày 25/10/1983, quân đội Mỹ bất ngờ đổ bộ lên đảo, tấn công lực lượng Cuba và Grenada. Đây có thể coi là lần đối đầu trực tiếp duy nhất quân đội Mỹ và Cuba đụng độ trực tiếp.
Cuộc đổ bộ chóng vánh đã khiến lực lượng Cuba không kịp trở tay. Kết quả, 24 lính Cuba bị giết, 59 người bị thương, toàn bộ 638 người trong đó có chỉ huy Pedro Tortoló bị Mỹ bắt sống. Liên Xô cũng có 2 người bị thương và kho vũ khí khổng lồ bị thu giữ.
Sự kiện ở Grenada là thất bại của phe Cộng sản, mất đi một số lượng vũ khí khổng lồ (hơn 6000 súng trường, 5 triệu viên đạn, hàng chục xe bọc thép, pháo phòng không,…) nhưng cũng là thất bại ngoại giao với cả phía Mỹ. Anh và Canada chỉ trích kịch liệt và đe dọa cắt đứt quan hệ với Mỹ do xâm lược một nước thuộc Khối thịnh Vượng chung. Áp lực quốc tế đòi Mỹ rút quân lan khắp thế giới, cuối cùng Mỹ phải rút quân. Kết quả của sự kiện Grenada là cả 2 phe đều thua, người chiến thắng duy nhất là người dân Grenada được trả lại độc lập và nền dân chủ trọn vẹn.
(CÒn nữa)