Chiến xa bò đẩy của người La Mã dùng để chống lại đàn voi của quân Epirus (Hy Lạp), năm 280 Trước Công Nguyên

Theo ghi chép của Dionysius xứ Halicarnassus, trong cuộc đụng độ chống quân Epirus (Hy Lạp) đổ bộ, người La Mã đã dàn trận với khoảng 300 cỗ chiến xa để chống lại đàn voi chiến. Đây là con số khá lớn vì các nước chư hầu lớn nhất thời Xuân Thu bên Trung Quốc bình thường cũng chỉ huy động được khoảng 100-200 chiến xa/ trận.

Thiết kế chiến xa của người La Mã được đánh giá là tiên tiến, hiệu quả hơn chiến xa của người Trung Quốc đương thời. Trong khi chiến xa của người Trung Quốc, những con ngựa kéo chạy phía trước rất dễ bị cung nỏ của địch bắn chết, chỉ cần 1 con bị thương, toàn bộ chiến xa do 4 con ngựa kéo đều không thể di chuyển. Thì những con bò đẩy cỗ chiến xa của người La Mã được xắp xếp phía sau, được che chắn cẩn thận, hạn chế tối đa khả năng bị thương bởi tên đạn trên chiến trường.

Vật liệu của chiến xa La Mã làm từ gỗ liễu gai, loại gỗ cứng mà người Ba Tư ưa thích dùng làm lá chắn, nó rất cứng, có thể tẩm nước để chống bắt lửa. Loại vật liệu này được đánh giá là cho hiệu quả chống tên, đạn tốt hơn khiên mây của binh sĩ Trung Quốc thời nhà Minh gần 2000 năm sau.

Các toa xe được lắp đặt cần trục có thể dùng bánh lái để điều khiển đoạn dây thừng dài hàng chục m có gắn đinh ba móc, quay theo bất cứ hướng nào để móc lấy chiến xa, bộ binh nặng của địch.

Phía trước mỗi toa xe, các thanh gỗ dài được bôi trơn bằng hắc ín để đốt cháy hòng dọa lũ voi khi chúng đến gần. Bạn nào hay đọc sử Trung Quốc thời Chiến Quốc chắc chắn sẽ biết đến đội hình “Hỏa Ngưu Trận” (trâu bò gắn gươm giáo ở sừng, đốt lửa ở đuôi càn địch) giúp quân Tề đại thắng quân Yên. Thì đây chính là trận hình cải tiến của nó.

Ngoài ra, máy bắn tên được lắp đặt và che chắn rất cẩn thận, có lỗ châu mai để dùng máy phóng lao bắn trực diện ra ngoài. có thêm quân nỏ cứng, cung mạnh để yểm trợ hỏa lực. Ở góc 1 người lính La Mã dùng “đại đao Quan Vân Trường” để quét bất cứ tên lính bộ binh xấu số nào bên dưới. Khá bất ngờ là Trung Quốc đời nhà Tống mới có thể rèn được thanh đao lớn như vậy, nhưng La Mã đã có thể sản xuất hàng loạt. Chứng tỏ luyện kim La Mã đi trước Trung Hoa ít nhất 1 ngàn năm.

Khi dàn trận, người La Mã sẽ xếp những cỗ xe này sát nhau, tạo thành 1 lớp chiến luỹ chắc chắn có thể chặn đứng đợt tiến công của voi hay kỵ binh đối phương. Đồng thời, quân cung nỏ núp trong xe sẽ gây thiệt hại lớn cho kẻ địch. Đây là chiến thuật quân sự có tên Wagon Fort – 1 chiến thuật rất nổi tiếng trong lịch sử. Ở Phương Đông, quân Tần cũng dùng để chống kỵ binh Triệu, Hán dùng để chống kỵ binh Hung Nô, Nga và các dân tộc Turk dùng chống kỵ binh Mông Cổ,…

HIỆU QUẢ THỰC CHIẾN NGOÀI CHIẾN TRƯỜNG:

Những cỗ chiến xa này được người La Mã dùng chống voi của các xứ khác khá hiệu quả, nhưng khi đối đầu với quân Hy Lạp, chúng lại không thể qua mặt được 1 người cầm quân dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Pyrrhus.

Ban đầu quân La Mã giữ lợi thế, nhưng sau 1 hồi quan sát trận địa, ông ta sớm nhận ra điểm yếu chí mạng của chúng là cực kỳ kém cơ động, chỉ có thể đi thẳng. Vì vậy, ông chỉ đơn giản là không cho quân đối đầu trực diện, mà cho voi “đi vòng qua” 2 bên cánh đội hình chiến xa để càn quét đại quân La Mã (đa số bộ binh) ở phía sau.

Những cỗ chiến xa La Mã, do cần góc cua quá lớn để có thể quay đầu, bị xếp quá sát nhau, không thể quay sang để chống lại đại quân Hy Lạp di chuyển như vũ bão ngay bên cạnh, nhanh chóng bị bỏ mặc khỏi trận chiến. 

Đại quân La Mã phía sau chiến đấu rất anh dũng, dùng cung nỏ bắn rát, rải đinh 3 góc trên chiến trường để ngăn cản đàn voi, nhưng những con voi bọc thép của Hy Lạp vẫn chẳng hề hấn gì. Kỵ binh bị đánh tan tác, sau đó bộ binh cũng bị thiệt hại rất nặng khi lũ voi nổi điên. Bị tàn sát bởi cả voi và bộ binh, cung thủ, kỵ binh Hy Lạp tháp tùng. 4 vạn quân La Mã thua chạy tan tác khỏi chiến trường.

Pyrrhus hạ lệnh cho cung thủ cùng các máy bắn đá còn lại dùng hỏa công để thiêu rụi dàn chiến xa La Mã. Những cung kỵ binh Hy Lạp ở phía sau cũng bắt đầu bắn chết đàn bò đẩy. Khiến chúng đã kém cơ động, giờ thành bia tập bắn cho các cánh quân Hy Lạp xung quanh. Những mũi tên ngâm hắc ín châm lửa, những quả đạn chứa chất cháy nổ sơ khai (hỗn hợp lưu huỳnh, nhựa đường, vôi sống, hắc ín) bay tới tấp đến khiến những cỗ xe bốc cháy dữ dội, quân La Mã dùng nước dập lửa nhưng thứ lửa này không thể dập tắt bằng nước thường. Họ nhanh chóng bị tàn sát đến người cuối cùng.

Tuy nhiên, trong khi cuộc giao tranh ngoài chiến trường đang gần đến hồi kết, người La Mã đã tinh ý hơn Pyrrhus 1 bước, họ cử 1 cánh quân gồm 4000 bộ binh và 4000 kỵ binh tập kích doanh trại Hy Lạp. Pyrrhus nhận được tin cấp báo liền cho quân về ngăn chặn gấp nhưng đã quá muộn. Toàn bộ kho lương thực, thuốc men, vũ khí hậu cần cùng 2000 vệ binh Hy Lạp bị quân La Mã dùng hỏa công thiêu rụi hoàn toàn.

Mặc dù thắng trận nhưng đây lại là 1 thất bại chiến lược cho phía Hy Lạp. Không có doanh trại, và nguồn hậu cần, 4 vạn quân Hy Lạp buộc phải sống cảnh màn trời chiếu đất, nhiều thương binh bỏ mạng vì không có thức ăn, thuốc men. Pyrrhus không thể tiến thêm, và cuộc chiến dần dần đi đến hồi kết với việc người Epirus (Hy Lạp) rút quân về nước sau này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *