CHIẾN TRANH TỐNG VIỆT NĂM 980-981

CHIẾN TRANH TỐNG VIỆT NĂM 980-981

(ng ham mê lịch sử xin đại xá bỏ qua đoạn rào trc đón sau này: thưa bẩm các cẩm i vệ dấu mặt, do đeo khẩu trang phòng dịch covid (fb ảo) là mình đã rất nỗ lực tìm hiểu sách chính thống chép về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược vĩ đại của dân tộc ta, để từ đó mà lựa viết theo, cho khỏi chệch làn, nhưng quả thực những sách ấy viết cũng ko trùng khớp, thậm chí trái ngược, chưa nhất quán nên khi đặt bút, ng viết có cảm giác như đi trên băng mỏng, chỉ lo sợ chịu cái tiếng lật sử. Nếu trong bài viết lỡ có chữ nào, câu nào hơi chệch, thì đó là do ngoài í muốn. Lại nữa, ng viết sau khi tiếp thu sâu sắc í kiến góp í của một số cẩm i vệ, thì đã đến tận đền thời ngài Lê Đại Hành, nói chuyện với những ng già cả sinh sống gần đó, để gom nhặt những mẩu chuyện về ngài. Tựu trung Lê Đại Hành là vị anh hùng của dân tộc ta, có công lao rất lớn đối với dân, với nước)

NỘI DUNG

Tống sử – Giao Chỉ chép: “Thái Bình Hưng Quốc thứ năm (980) Mùa thu xuống chiếu lấy Lan châu Đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng (…) làm bộ thự binh mã đường bộ, theo đường Ung châu tiến sang” (Ant, tr.23)
Việt sử lược chép: “Năm thứ 2 đời Vệ Vương (980) Lạng Châu nghe tin quân Tống đến, làm tờ trạng tấu lên. Thái hậu sai người Nam Sách là Phạm Cự Bị làm đại tướng quân đem binh ra chống cự” (Vsl, tr.60)
Tục tư trị thông giám trường biên chép: “Thái Bình Hưng Quốc thứ năm (980) Tháng 12 ngày tân mão, Giao Châu hành doanh nói là phá hơn một vạn quân giặc, chém hơn hai nghìn ba trăm bốn mươi lăm thủ cấp” (Quyển 21)
Theo ghi chép của Tục tư trị thông giám trường biên thì khi nhận được tin chủ soái của Giao châu bị hại, tri Ung châu là Hầu Nhân Bảo đã dâng sớ về triều đình (vào tháng 6/980) tấu rằng đất ấy đang loạn có thể lấy được, hoàng đế bèn lập Giao Châu hành doanh, lấy Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục vào tháng 7/980. Lan châu Đoàn luyện sứ là Tôn Toàn Hưng cùng Trương Toàn, Thôi Lượng, Trần Khâm Tộ đem binh xuất phát từ Ung châu, theo đường bộ tiến vào Lạng châu, Hoa Lư sai người Nam Sách là Phạm Cự Bị đem quân đến chống, cuộc giao tranh xảy ra vào cuối năm 980 tại Lạng Sơn.
Tục tư trị thông giám trường biên chép: “Năm thứ sáu (981) Mùa xuân tháng 3 ngày kỉ mùi, Giao Châu hành doanh nói phá một vạn năm nghìn quân giặc ở cửa sông Bạch Đằng, chém hơn một nghìn thủ cấp” (Quyển 21-22)
Việt sử lược chép: “Tân Tị [981] Mùa xuân tháng 3, quân của Hầu Nhân Bảo đến Lãng Sơn (…) Vua tự làm tướng đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông” (Vsl, tr.61)
Theo các tài liệu trên thì Hầu Nhân Bảo dẫn thủy binh tiến qua Lãng Sơn (Quảng Ninh) khi tới cửa sông Bạch Đằng thì giao chiến với quân phương nam, người viết chưa xác định được vị tướng nào trấn giữ tại đó.
Tục tư trị thông giám trường biên chép: “Thái Bình Hưng Quốc thứ sáu (981) Hầu Nhân Bảo dẫn tiền quân đi trước, bọn Tôn Toàn Hưng đóng quân bảy chục ngày ở bến Hoa Bộ để đợi Lưu Trừng. Nhân Bảo nhiều lần thúc dục nhưng không đi. Kịp lúc Trừng đến (Tôn Toàn Hưng) liền đem hết quân đi theo đường thủy đến thôn Đa La nhưng không gặp giặc, lại tự ý về đóng quân ở bến Hoa Bộ” (Quyển 22)
Tri Ung châu tiến vào theo sông Bạch Đằng, hội với Tôn Toàn Hưng tại khúc sông Lục Đầu, sau đó Hầu Nhân Bảo dẫn thủy quân tiến lên phía trước, còn Tôn Toàn Hưng đóng tại bến Hoa Bộ chờ thủy quân do Lưu Trừng thống lĩnh (tháng 7/980 Ninh châu Thứ sử Lưu Trừng cùng Giả Thực, Vương Soạn được lệnh dẫn thủy binh theo đường Quảng châu tiến sang nhưng đạo quân này xuất phát sau Hầu Nhân Bảo) người viết phỏng đoán rằng thuyền chiến do Hầu Nhân Bảo thống lĩnh không đủ để vận chuyển hết bộ binh của Tôn Toàn Hưng nên Lan châu đoàn luyện sứ phải đóng lại tại Hoa Bộ.
Việt sử lược chép: “Tân Tị [981] Mùa xuân tháng 3, quân Tống lui giữ Ninh Giang” (Vsl, tr.61)
Cương mục chép: “Bính Ngọ [1426] Thái úy Lý Triện tiến đóng ở bờ phía tây sông Ninh Giang (…) Lời chua: Ninh Giang phía trên liền với của sông Hát, thông với Châu Giang, hạ lưu hợp với sông Hoàng Giang” (Cm, tr.787,789)
Người viết cho rằng Hầu Nhân Bảo tiến quân qua sông Đuống, rồi vào sông Hồng, ngược lên thượng nguồn, tới sông Đáy (Ninh Giang) thì đóng quân tại đó, vị trí đóng quân này có nhiều thuận lợi: thứ nhất có thể tiến vào sông Cà Lồ để đánh Lê Hoàn và rất ưu thế khi hợp được với thủy quân do Lưu Trừng tiến đánh từ hướng sông Cầu, thứ hai có thể chặn quân cứu viện của Hoa Lư, cũng đồng nghĩa nếu thuận đà thì có thể xuôi sông Đáy tiến đánh kinh sư.
Toàn thư chép: “Canh Tí [1300] Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống” (Tthvl, tr.97)
Tri Ung châu nhiều lần đem binh vào sông Cà Lồ tấn công Lê Hoàn tại thành Bình Lỗ nhưng không lợi, bèn rút quân về lại cửa sông Đáy, đồng thời sai người thúc giục Toàn Hưng tiến quân. Sau khi Lưu Trừng đến, cánh quân do Tôn Toàn Hưng thống lĩnh hợp với thủy quân của Lưu Trừng cùng tiến, nhưng tới thôn Đa La thì quay trở lại bến Hoa Bộ, đồng thời cắt cử một cánh quân do Trần Khâm Tộ thống lĩnh, tiến theo hướng hạ lưu của sông Hồng, đến Tây Kết thì đóng giữ tại đó, việc quay trở lại bến Hoa Bộ thực rất khó hiểu, trong vòng 70 ngày Hầu Nhân Bảo nhiều lần thúc giục Tôn Toàn Hưng tiến quân, thì không lý nào Đoàn luyện sứ lại không biết vị trí tri Ung châu đóng binh cả (*)
Tống sử – Giao Chỉ chép: “Mùa xuân năm thứ sáu (981) Hoàn trá hàng để dụ Nhân Bảo, Nhân Bảo bèn bị giết chết” (Ant, tr.24)
Tương Sơn dã lục chép: “Hầu Nhân Bảo bị người Giao Chỉ bắt, chém bêu đầu ở huyện Chu Diên” (Sự thực loại uyển, quyển 70)
Toàn thư chép: “Khâm Tô nghe tin thủy quân thua trận, dẫn binh về. Vua dẫn các tướng đánh, quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư” (Tt, tr.222)
Thập đạo tướng quân dùng mưu trá hàng, nhân đó chém Hầu Nhân Bảo trên sông Hồng, rồi cùng các tướng đem đầu tri Ung châu bêu tại Tây Kết, để thị uy sức mạnh, Khâm Tộ sợ hãi liền rút quân về Hoa Bộ, Hoàn truy kích chém giết quân binh, bắt tù Triệu Phụng Huân và Quách Quân Biện.
CHÚ THÍCH
– (*) ng viết phỏng đoán, có thể lúc này, Tôn Toàn Hưng nhận dc tin Lê Hoàn xin hàng nên quay lại bến Hoa Bộ
– một số tài liệu, ng viết tham khảo của nnc Tích Dã
– ng viết cho, mấu chốt nằm ở chỗ xác định vị trí sông Ninh Giang
– ng đọc nên tham khảo wiki để biết những í kiến khác
– bài viết vốn là 1 đoạn trong sách Việt sử tạp luận
– nguồn hình ảnh: internet




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *