Trong Chiến Tranh 1812, Liên Bang Hoa Kỳ đối đầu với cường quốc hàng hải mạnh nhứt thế giới khi đó là Vương quốc Anh, trong một cuộc xung đột sẽ thay đổi tương lại của quốc gia non trẻ này. Nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến này bao gồm việc Anh nỗ lực cấm vận thương mại với Hoa Kỳ, Hải quân Hoàng gia cưỡng bách thủy thủ Mỹ tòng quân, và mong muốn được mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Liên Bang Hoa Kỳ hứng chịu nhiều thất bại lớn dưới tay người Anh, người Canada và người Mỹ bản địa trong suốt Chiến Tranh 1812, bao gồm việc thủ phủ quốc gia là Washington, D.C bị đốt cháy vào tháng 8 năm 1814. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ toàn lực đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Anh ở New York, Baltimore và New Orleans, nâng cao lòng tự tin dân tộc và nuôi dưỡng một tinh thần yêu nước mới. Việc ký kết Hiệp Định Ghent vào ngày 17 tháng 2 năm 1815 nhằm kết thúc chiến tranh nhưng vẫn để lại nhiều câu hỏi gây tranh cãi chưa được giải quyết. Tuy nhiên, nhiều người ở Hoa Kỳ đã kỷ niệm Chiến Tranh 1812 như là một “cuộc chiến tranh dành độc lập lần 2”, bắt đầu một kỷ nguyên mới của thỏa thuận đảng phái và niềm tự hào dân tộc.
I. NGUYÊN NHÂN XẢY RA CHIẾN TRANH 1812
Vào đầu thế kỷ 19, Vương quốc Anh vướng vào cuộc xung đột lâu dài và gay gắt với nước Pháp của Napoleon Bonaparte. Trong một nỗ lực cắt đứt nguồn cung hậu cần cho đối phương, cả hai bên nỗ lực ngăn chặn Hoa Kỳ buôn bán với bên kia. Năm 1807, Anh thông qua Lệnh Hành Pháp, yêu cầu các nước trung lập phải có giấy phép từ chánh quyền trước khi buôn bán với Pháp hoặc các thuộc địa của Pháp. Hải quân Hoàng gia cũng khiến người Mỹ phẫn nộ bằng cách cưỡng bách tòng quân, hoặc loại bỏ các thủy thủ Mỹ khỏi các đoàn tàu thương mại và buộc họ phải phục vụ cho người Anh.
Năm 1809, Quốc Hội Hoa Kỳ bãi bỏ Đạo luật Cấm Vận của Thomas Jefferson, đạo luật hạn chế thương mại này gây tổn hại cho người Mỹ nhiều hơn là Anh hoặc Pháp. Thay thế cho nó là một Đạo luật mềm dẻo hơn (Non-Intercourse Act), đặc biệt cấm thương mại với Anh và Pháp. Nó cũng tỏ ra không hiệu quả, và đến lượt nó bị thay thế bằng một Dự luật Tháng 5/1810 nêu rõ rằng nếu một trong 2 cường quốc bỏ cấm vận thương mại chống lại Hoa Kỳ, Quốc Hội sẽ tiếp tục không can thiệp.
Sau khi Napoleon lên tiếng ám chỉ sẽ ngừng các biện pháp cấm vận, Tổng thống James Madison chặn mọi hoạt động thương mại với Anh vào tháng 11 cùng năm. Trong khi đó, các nghị viên mới được bầu vào Quốc Hội — do Henry Clay và John C. Calhoun dẫn đầu — bắt đầu kích động chiến tranh, vì người dân tức giận trước những vi phạm quyền hàng hải của người Anh cũng như việc Anh khuyến khích người Mỹ bản địa thù địch chống lại việc mở rộng lãnh thổ về phía Tây của Hoa Kỳ.
II. CHIẾN TRANH 1812 NỔ RA
Vào mùa thu năm 1811, thị trưởng Indiana, William Henry Harrison, lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ dành chiến thắng trong Trận Tippecanoe. Thất bại này càng thuyết phục nhiều người da đỏ ở Lãnh thổ Tây Bắc (bao gồm tù trưởng người Shawnee nổi tiếng là Tecumseh) rằng họ cần sự hỗ trợ của người Anh để ngăn những người định cư Hoa Kỳ đẩy họ ra khỏi vùng đất của tổ tiên.
Trong khi đó, vào cuối năm 1811, phe “Diều hâu” trong Quốc Hội ngày càng gây áp lực nhiều hơn lên Madison, và vào ngày 18 tháng 6 năm 1812, tổng thống đã ký sắc lệnh tuyên bố chiến tranh chống lại Anh. Mặc dù Quốc Hội cuối cùng cũng bỏ phiếu cho chiến tranh, tuy nhiên cả Lưỡng Viện đều chia rẽ gay gắt về vấn đề này. Hầu hết các dân biểu phía Tây và miền Nam ủng hộ chiến tranh, trong khi những người theo chủ nghĩa Liên Bang (đặc biệt là người ở New England phụ thuộc nhiều vào thương mại với Anh) cáo buộc những người ủng hộ chiến tranh sử dụng lý do bảo vệ quyền hàng hải để thúc đẩy chương trình bành trướng của họ. Để phủ đầu Vương quốc Anh, lực lượng quân đội Hoa Kỳ gần như ngay lập tức tấn công Canada, khi đó là một thuộc địa của Anh. Các quan chức Mỹ quá lạc quan về sự thành công của chiến dịch, đặc biệt là khi quân đội Hoa Kỳ đã chuẩn bị kỹ càng vào thời điểm đó. Ở phía bên kia, họ phải đối mặt với một hàng phòng thủ được quản lý chặt chẽ bởi Ngài Isaac Brock, một người lính Anh và phụ trách vùng Thượng Canada (Ontario ngày nay).
Vào ngày 16 tháng 8 năm 1812, Hoa Kỳ hứng chịu một thất bại nhục nhã sau khi lực lượng của Brock và Tecumseh đẩy lùi lực lượng Hoa Kỳ do Michigan William Hull chỉ huy dọc theo biên giới Canada, chiếm được Detroit mà không phí công sức.
III. CHIẾN TRANH 1812 — CHIẾN CỤC LẪN LỘN CHO LỰC LƯỢNG HOA KỲ
Mọi thứ có vẻ dần tốt lên cho lực lượng Hoa Kỳ ở phía Tây, vì thành công rực rỡ của Commodore Oliver Hazard Perry trong Trận Hồ Erie vào tháng 9 năm 1813, đặt Lãnh thổ Tây Bắc dưới sự kiểm soát vững chắc của Hoa Kỳ. Harrison sau đó chiếm lại được Detroit với chiến thắng trong Trận Thames (trong đó tù trưởng Tecumseh thiệt mạng). Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ dành được một số chiến thắng trước Hải quân Hoàng gia Anh trong những tháng đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, với việc đánh bại quân đội của Napoleon vào tháng 4 năm 1814, Anh đã có thể tập trung hoàn toàn vào chiến tranh ở Bắc Mỹ.
Tập kết một số lượng lớn quân tiếp viện, lực lượng Anh đột kích Vịnh Chesapeake và tiến thẳng vào trái tim của Hoa Kỳ, Washington, D.C. vào ngày 24 tháng 8 năm 1814, và thiêu rụi các tòa nhà chính phủ bao gồm Điện Capitol và Nhà Trắng.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 1814, trong Trận Plattsburgh trên Hồ Champlain ở New York, Hải quân Hoa Kỳ đã đánh bại Hạm đội Anh một cách thuyết phục. Và vào ngày 13 tháng 9 năm 1814, Pháo đài Baltimore do McHenry chỉ huy đã chịu đựng được 25 giờ bắn phá liên tục của Hải quân Anh.
Sáng hôm sau, những người lính của pháo đài treo một lá quốc kỳ khổng lồ, một cảnh tượng đã truyền cảm hứng cho Francis Scott Key viết một bài thơ mà sau này được phổ nhạc là “Biểu ngữ hình sao” (đặt theo giai điệu của một bài hát cũ của Anh, sau này được sử dụng làm quốc ca cho Hoa Kỳ). Lực lượng Anh sau đó rút lui khỏi Vịnh Chesapeake và bắt đầu tập hợp lại chuẩn bị cho một chiến dịch tiến vào New Orleans.
IV. CHIẾN TRANH 1812 — KẾT THÚC VÀ TÁC ĐỘNG
Vào thời điểm đó, các cuộc đàm phán hòa bình đã bắt đầu diễn ra tại Ghent (Bỉ ngày nay), và Anh chuyển sang đình chiến sau thất bại của chiến dịch vào Baltimore. Trong các cuộc đàm phán sau đó, Hoa Kỳ từ bỏ yêu cầu chấm dứt cưỡng bách, trong khi Anh hứa sẽ không thay đổi biên giới của Canada và từ bỏ nỗ lực thành lập một nhà nước cho người Mỹ bản địa ở vùng Tây Bắc. Ngày 24 tháng 12 năm 1814, các ủy viên đã ký Hiệp Định Ghent, được phê chuẩn vào tháng 2 năm sau.
Vào ngày 8 tháng 1 năm 1815, không biết rằng hòa bình đã được ký kết, lực lượng Anh đã tiến hành một cuộc tấn công lớn trong Trận New Orleans, để rồi thất bại dưới tay đội quân của tổng thống Mỹ tương lai là Andrew Jackson. Tin tức về trận chiến đã thúc đẩy tinh thần của Hoa Kỳ và để lại cho người Mỹ hương vị chiến thắng, mặc dù trên thực tế đất nước đã không đạt được mục tiêu nào đề ra trước chiến tranh.
Mặc dù Chiến Tranh 1812 được tưởng nhớ như một cuộc xung đột tương đối nhỏ giữa Hoa Kỳ và Anh, nhưng nó lại gây ra ảnh hưởng lớn đối với người Canada và người Mỹ bản địa, những người coi đây là một bước ngoặt quyết định trong cuộc đấu tranh vì quyền tự quản của họ. Trên thực tế, chiến tranh đã có một tác động sâu sắc ở Hoa Kỳ, vì Hiệp Định Ghent đã chấm dứt hàng thập kỷ đấu đá đảng phái gay gắt trong chánh phủ và mở ra cái gọi là “Kỷ nguyên đồng lòng”.
Cuộc chiến này cũng đánh dấu sự sụp đổ của Đảng Liên Bang, đảng bị cáo buộc là không yêu nước vì lập trường phản chiến, và củng cố truyền thống sợ-người Anh hình thành trong Cuộc Chiến Dành Độc Lập. Có lẽ quan trọng nhứt, kết quả của cuộc chiến đã nâng cao lòng tự tin của người Mỹ, vốn sẽ định hình một cách tốt đẹp hơn trong thế kỷ 19.
Lịch sử văn minh thế giới
